Hiển thị các bài đăng có nhãn Advertising. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Advertising. Hiển thị tất cả bài đăng

25/6/15

Tại sao các thương hiệu lớn luôn sử dụng logo màu xanh dương?

Xanh dương có vẻ như là màu an toàn cho nhận diện thương hiệu.

Trong ngành thiết kế nhãn hiệu, màu xanh dương xuất hiện mọi nơi. Khoảng 60% công ty trong danh sách Fortune 500 dùng màu xanh dương trong các thiết kế nhận diện thương hiệu. Ba hãng sản xuất ô tô lớn nhất Mỹ là General Motors, Ford và Fiat Chrysler đều dùng xanh dương. Facebook, Twitter và LinkedIn cũng xanh dương. Vậy chuyện gì đang xảy ra với những nhà thiết kế thương hiệu?

Có nhiều nghiên cứu tâm lý về xu hướng dùng màu xanh dương so với các màu khác, nhưng để đánh giá được chiến lược kinh doanh có mối liên kết nào với màu xanh dương trong nhận diện thương hiệu hay không, chúng ta cần biết chính xác màu xanh dương tác động đến kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào.

Theo một phân tích về giải bóng chày MLB tại Mỹ (Major League Baseball), đội mặc áo màu xanh dương có tỉ lệ thắng/thua kém. Giải MLB gồm 30 đội, do vậy, nghiên cứu cũng chọn 30 doanh nghiệp trong Fortune 30 đầu bảng để tiện so sánh. Trừ Apple (màu trắng) và Fannie Mae (màu xanh lá), 30 doanh nghiệp lớn nhất tại Mỹ cũng dùng màu xanh dương hoặc đỏ. Trong số 30 doanh nghiệp ấy, có đến 19 công ty chủ yếu dùng xanh dương, chiếm 63% trong danh sách và chiếm đến 63% tổng doanh thu, nhưng chỉ 45% tổng lợi nhuận. Tóm lại, doanh nghiệp xanh dương kiếm được nhiều doanh thu hơn, nhưng ít lợi nhuận hơn doanh nghiệp dùng màu đỏ, xanh lá và trắng.

Tuy vậy, nếu chỉ dựa vào màu sắc để xác định doanh nghiệp nào tốt, doanh nghiệp nào kém thì nghe có vẻ điên rồ. Nhưng để nhìn kỹ hơn, tờ Fast Company xét đến 20 doanh nghiệp làm ăn giỏi nhất thế giới và 20 đội bóng chày, bóng đá, bóng rổ trả lương nhiều nhất thế giới, của các giải MLB, NBA, Ngoại hạng Anh, Ligue 1 (Pháp), La Liga (TBN) và Bundesliga (Đức).
Đầu tiên, 20 doanh nghiệp làm ăn giỏi nhất thế giới: xanh dương chiếm 40%, nhưng doanh thu chỉ chiếm 34%; trong khi xanh lá và đỏ chiếm phần lớn tỉ lệ còn lại. Đồng thời, lợi nhuận của xanh dương có chiều hướng giảm, trong khi xanh lá và đỏ lại tăng.

Tiếp theo, 20 đội thể thao trả lương nhiều nhất thế giới: 4 trong 5 đội dùng trang phục xanh dương, nhưng chỉ có 1 đội xanh dương giành được giải vô địch quốc gia, là Paris Saint-Germain ở giải bóng đá Ligue 1 của Pháp. Còn các đội bóng ở giải Ngoại hạng Anh, có 2 cặp xanh dương-đỏ, cùng thành phố là Manchester City (xanh dương) và MU (đỏ); và Chelsea (xanh dương) và Arsenal (đỏ); trong khi Chelsea và Manchester City đoạt cúp 2 năm gần nhất, có thể xem là thành công cho màu xanh dương, nhưng thông số này vẫn còn khá “yếu”: Arsenal và MU của màu đỏ tổng cộng giành được 33 danh hiệu Ngoại hạng Anh, so với tổng cộng 9 danh hiệu của Chelsea và Manchester City cộng lại (tính trong giai đoạn 100 năm).

Dĩ nhiên, không thể dựa trên màu sắc để giải thích rằng đội thể thao/doanh nghiệp thành công hay thất bại. Nhưng những số liệu thống kê phần nào cho thấy màu xanh dương có vẻ kinh doanh không tốt như những màu sắc còn lại. Dưới đây là 2 lý thuyết mà chúng ta có thể cần suy ngẫm:

Lý thuyết 1: Xanh dương hơi lạnh

Theo lý thuyết về màu sắc, xanh dương thể hiện tính “điềm tĩnh”, “hòa bình” và “tin cậy”. Màu xanh dương không có nhiều tính gợi cảm. Trong những ngữ cảnh như thể thao hay kinh doanh, xanh dương không thực sự “nóng” nên khó lôi kéo khán giả, khách hàng.

Lý thuyết 2: Xanh dương không có tính nhấn mạnh

Xanh dương được cho là màu “phổ biến nhất” giữa nam và nữ. Điều này có nghĩa là màu xanh dương nếu dùng trong thiết kế thương hiệu là màu dễ sử dụng nhất và ai cũng dễ đồng tình. Nếu thương hiệu màu xanh dương có ý nói đến nhận thức văn hóa nào đó thì cũng có nghĩa là văn hóa ấy có thể áp dụng cho nhiều thành phần, mang tính chung chung, ít rủi ro, ít táo bạo, và về kinh doanh là ít độc quyền.

Có thể 2 lý thuyết trên giải thích được (nhưng không có cơ sở chặt chẽ) cho việc đội thể thao hay doanh nghiệp không mấy thành công khi dùng màu xanh dương trong nhận diện thương hiệu. Nhưng với những sản phẩm tiêu dùng, một chiếc xe màu xanh dương, chiếc váy xanh dương… luôn có nét quyến rũ riêng.

Tại sao các thương hiệu lớn luôn sử dụng logo màu xanh dương?
Tại sao các thương hiệu lớn luôn sử dụng logo màu xanh dương?
Tại sao các thương hiệu lớn luôn sử dụng logo màu xanh dương?
Tại sao các thương hiệu lớn luôn sử dụng logo màu xanh dương?
Tại sao các thương hiệu lớn luôn sử dụng logo màu xanh dương?
Tại sao các thương hiệu lớn luôn sử dụng logo màu xanh dương?
Tại sao các thương hiệu lớn luôn sử dụng logo màu xanh dương?
Tại sao các thương hiệu lớn luôn sử dụng logo màu xanh dương?
Tại sao các thương hiệu lớn luôn sử dụng logo màu xanh dương?
Tại sao các thương hiệu lớn luôn sử dụng logo màu xanh dương?
Tại sao các thương hiệu lớn luôn sử dụng logo màu xanh dương?
Tại sao các thương hiệu lớn luôn sử dụng logo màu xanh dương?
Tại sao các thương hiệu lớn luôn sử dụng logo màu xanh dương?


20/11/14

Thương hiệu giày Adidas - Bạn có biết ?

Trong làng giày thể thao thế giới không thể không nhắc đến “gã khổng lồ” Adidas – một thương hiệu giày thể thao nổi tiếng. Sự cạnh tranh gay gắt được thể hiện rõ ràng trên thị trường qua hàng loạt sản phẩm với nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng. Có thể nói, nhắc đến giày nam là phải có sự hiện diện của Adidas

Adidas đã giải thích cho biểu tượng này rằng, hình tam giác như ngọn núi

Để tiếp tục với series bài viết về các hãng giày thể thao nổi tiếng thế giới, mình sẽ giới thiệu đến các bạn thương hiệu giày Adidas, thương hiệu giày thể thao có doanh thu xếp thứ 2 trên thế giới.

1.Lịch sử thương hiệu Adidas

Tiền thân là công ty Gebruder Dassler Schuhfabrik, thanh lập năm 1924 bởi hai anh em nhà Dassler. Nhờ hợp đồng tài trợ cho VĐV điền kinh người Mỹ gốc Phi Jesse Owens, tên tuổi của anh em nhà Dassler được biết đến. Trước thế chiến thứ hai, công ty của hai anh em nhà Dassler luôn bán được hơn 200.000 đôi mỗi năm.

Khi chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra, do có nhiều quan điểm bất đồng, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến công ty, hai anh em nhà Dassler tách thành 2 công ty riêng. Năm 1948, Rudoft thành lập công ty Ruda, sau này đổi tên thương hiệu Puma. Còn Adoft đổi tên công ty cũ thành Adidas từ năm 1949. Tuy là hai anh em nhưng họ kinh doanh độc lập và luôn trở thành đối thủ của nhau trên thị trường.

2.Logo của Adidas

Thương hiệu giày Adidas - Bạn có biết ?

Logo Adidas qua các thời kì

Từ năm 1949 đến nay, Adidas có 3 logo. Tất cả đều có điểm chung là 3 sọc màu đen và đến nay đặc trưng đó luôn cho khách hàng biết được sản phẩm đó từ Adidas.

Logo đầu tiên được công bố vào năm 1967. Với biểu tượng đơn giản là 3 sọc màu đen song song. Nhờ biểu tượng gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên, thương hiệu Adidas được biết đến trên toàn thế giới.

Năm 1971, Adidas thay đổi logo của mình bằng một kiểu logo hoàn toàn mới. Thay bằng biểu tượng 3 sọc đơn giản là logo 3 lá – The trefoil. Logo được thiết kế bởi chính vị CEO của công ty. Hiện nay, logo này được dùng trên những sản phẩm thời trang Adidas Original của hãng.

Năm 1990, một lần nữa Adidas đổi logo. Vẫn hình ảnh 3 sọc đen quen thuộc nhưng được xếp thành hình tam giác. Adidas đã giải thích cho biểu tượng này rằng, hình tam giác như ngọn núi, để đạt được vinh quan trong thể thao thì vận động viên cần vượt qua bao khó khăn trên con đường ấy. Logo này xuất hiện trên tất cả sản phẩm của hãng.

3.Thời kì hoàng kim của Adidas

Những thập niên của thế kỉ 20, Adidas là thương hiệu thể thao hàng đầu độc chiếm thị trường giày thể thao thế giới. Thế mạnh của Adidas là sản xuất giày điền kinh, giày đá bóng và giày bóng rổ.

Vị trí độc tôn trên thị trường giày của Adidas không còn chắc chắn khi xuất hiện thương hiệu Nike. Chỉ trong thời gian ngắn, Nike đã soán ngôi của Adidas với tốc độ phát triển chóng mặt. Dường như thương hiệu Adidas luôn muốn vượt lên nhưng Nike không bao giờ bằng lòng với mình và đến nay, Adidas đành ngậm ngùi xếp sau Nike.

11/11/14

Ý nghĩa ẩn giấu đằng sau những logo nổi tiếng

Thỉnh thoảng, những logo của các nhãn hiệu nổi tiếng mang nhiều ý nghĩa hơn ta tưởng. Hãy thử tìm hiểu xem 12 logo dưới đây mang những thông điệp gì.

1. FedEx

Thông điệp ẩn chứa đằng sau logo FedEx

Bạn có nhận ra điều gì trong logo này không? Logo của FedEx được thiết kế vào năm 1994 bởi Linden Leader & Landor Associates. Nếu chỉ lướt qua, bạn sẽ thấy nó khá đơn giản và trần trụi, nhưng nếu nhìn kỹ vào khoảng trống giữa hai chữ “E” và “x”, bạn sẽ phát hiện ra chúng tạo thành một mũi tên chỉ sang hướng bên phải. Mũi tên này nhằm mục đích thể hiện tính nhanh chóng và chính xác trong dịch vụ vận chuyển của FedEx.

2. Amazon.com

Thông điệp ẩn chứa đằng sau Logo Amazon

Mũi tên màu vàng của Amazon có ý nghĩa nhiều hơn là một vật trang trí. Logo này được thiết kế để chuyển đến thông điệp rằng họ bán mọi thứ từ A đến Z (mũi tên để nối hai chữ cái này) và cũng đại diện cho nụ cười mà khách hàng của Amazon sẽ có khi mua bán trên website này (mũi tên lúc này lại tạo thành mặt cười).

3. Baskin-Robbins

Thông điệp ẩn chứa đằng sau logo Baskin-Robbins

Năm 2005, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Baskin-Robbins đã ra mắt thiết kế mới cho thương hiệu của hãng. Logo mới được tạo ra nhằm mục đích “thể hiện được niềm vui và năng lượng của Baskin-Robbins”. Trong logo cũ, số “31” xuất hiện với một cung tên đơn giả gợi ý về cái thìa xúc kem và được đặt ngay cạnh tên hãng. Còn trong logo mới, bạn có thể thấy rằng số “31” vẫn được giữ lại, nhưng nó được hình thành bởi những phần màu hồng của hai chữ cái “B” và “R” trong tên của hãng này.

4. Big Ten Conference

Thông điệp ẩn chứa đằng sau logo Big Ten Conference


Được thành lập năm 1896, Big Ten Conference là một liên minh của nhiều tổ chức giáo dục trên thế giới có cùng mục tiêu nghiên cứu, giảng dạy và cung cấp các dịch vụ cộng đồng. Từ năm 1949 đến năm 1990, Big Ten có 10 trường thành viên. Sau đó, ngày 4/6/1990, họ bổ sung thêm Đại học Pensylvania. Cái tên Big Ten vẫn được giữ nguyên, nhưng logo của họ thì đã được thay đổi. Nếu nhìn kĩ, bạn sẽ thấy khoảng trống giữa hai chữ cái “G” và “T” tạo thành số “11”. Tuy nhiên, gần đây, Big Ten lại cho ra mắt logo mới để sử dụng trong niên khóa 2011-2012. Lần này, số “10” được tạo thành bằng hai chữ cái trong từ “Big” và không hề đề cập đến số thành viên hiện tại là 11.

5. Toblerone

Thông điệp ẩn chứa đằng sau logo Toblerone

Năm 1908, ở Berne, Thụy Sĩ, Theodore Tobler và Emil Baumann (một người họ hàng của Tobler) đã làm ra loại chocolate độc đáo theo công thức đặc biệt và có hình tam giác. Nhưng phải đến năm 1970 thì hình ảnh núi Matterhorn mới xuất hiện trên bao bì của hãng này. Ngày nay, người ta còn có thể thấy một con gấu ( biểu tượng của thành phố Berne) ẩn sau logo hình ngọn núi Matterhorn.

6. Hãng hàng không Northwest Airlines

Thông điệp ẩn chứa đằng sau logo Hãng hàng không Northwest Airlines

Logo của hãng này được đánh giá là khá đơn giản nhưng hiệu quả với một chữ “N” và một chữ “W” giống như một chiếc la bàn chỉ về hướng tây bắc vậy.

7. Sun Microsystems

Thông điệp ẩn chứa đằng sau logo Sun Microsystems

Logo của Sun Microsystem có tới 4 chữ “sun” xen kẽ nhau và được thiết kế bởi giáo sư Vaughan Pratt của Đại học Stanford. Nó độc đáo ở chỗ dù có quay theo hướng nào, người ta cũng có thể đọc được chữ “sun”.

8. Families and Marriage

Thông điệp ẩn chứa đằng sau logo Families and Marriage

Chữ “i” trong từ “Families” và hai chữ “R” ngược nhau trong từ “Marriage” gợi liên tưởng đến hình ảnh một gia đình và một đám cưới.

9. Goodwill

Thông điệp ẩn chứa đằng sau logo GoodWill

Trong logo này, bạn có thể nhìn ra nửa bên phải của mặt cười hoặc là chữ “g”.

10. Unilever

Thông điệp ẩn chứa đằng sau logo Unilever

Theo Unilever, thiết kế mới của họ là sự tổng hòa của tất cả những gì cần thiết nhất cho cuộc sống, và mỗi biểu tượng cũng là đại diện cho một lĩnh vực kinh doanh của họ. Ví dụ: áo sơ mi (bên dưới hình trái tim) là biểu tượng cho quần áo (ám chỉ các sản phẩm về giặt tẩy).

11. IBM
Thông điệp ẩn chứa đằng sau logo IBM

Theo IBM Archieves, năm 1972, logo quốc tế đầu tiên của họ đã được ra đời và vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ. Logo này rất dễ nhận ra bởi 8 đường kẻ sọc tạo nên chữ cái IBM. Các đường này tượng trưng cho “tốc độ và sự năng động”.

12. Giải đua xe công thức 1

Thông điệp ẩn chứa đằng sau logo Giải đua xe công thức 1

Nếu chỉ nhìn qua, bạn sẽ chỉ thấy logo này khá đơn giản với chữ cái “F” và số “1”. Nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy có số 1 được tạo thành từ khoảng trống giữa hai chữ trên, và số 1 màu đỏ cũng bị cắt bởi các sọc ngang để thể hiện tốc độ khủng khiếp trên đường đua.

Hà Thu / VNExpress (theo Walletpop)

10/11/14

[Pics] 20 ý tưởng thiết kế Brochure

Aliens Space Station Brochure Design Inspiration

Beautiful Black Brochure Design Inspiration


Beautiful Brochure Design Example

Beautiful Brochure Design Ideas for Women Wear Company

Beautiful Brochure Design Inspiration for Building Products & Material

Beautiful Brochure Design Inspiration

Beautiful Pop-out Brochure Design Inspiration




Beautiful Brochure Design for Fashion Brands

Brochure Design for Kindergarden

Brochure Design for Mobile Value Added Services Company

Brochure for Exterior Design Specialists

Brochure Design for Water Purifier Company

Brochure Design Idea for Food Packaging

Brochure Examples for Automotive Synthetic Leather Company

Brochure for a Heavy Equipment Manufacturing, Engineering & Construction company

Elegant Brochure Design for Creative Services Company

Elegant Stone and Chrome Brochure Design Example




Glendarin Hills Marketing / Branding Brochure Design Examples


Product Brochure for Interior Design Company

Simple Elegant Corporate Brochure Design Example


Nguồn : designbolts


  • BẠN đang cần thực hiện 1 bộ Brochure để phục vụ nhu cầu giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm.
  • BẠN có ý tưởng độc đáo và đang muốn làm ngay 1 ấn phẩm độc đáo
Hãy liên hệ Kim Mã DPA, chúng tôi sẽ cùng BẠN thực hiện điều ấy. Kim Mã DPA sẽ mang đến cho BẠN một dịch vụ thiết kế ấn tượng và một chất lượng in ấn hài lòng nhất

  Hotline: 0988 78 5500