Hiển thị các bài đăng có nhãn Internet Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Internet Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

24/6/16

4 lợi ích vàng khi mở cửa hàng online

Tiết kiệm chi phí, nhiều khách tiềm năng, marketing thuận tiện, hiệu ứng nhanh là những ưu điểm lớn của bán hàng online.

Bán hàng online và theo phương thức cửa hàng truyền thống đều phổ biến trên toàn thế giới. Nhiều ông chủ áp dụng cả hai cách để tận dụng quảng bá tối đa trên mọi mặt trận. Tuy nhiên, nếu chỉ bán hàng online, bạn có thể tận dụng được những lợi ích dưới đây.

4 lợi ích vàng khi mở cửa hàng online


Tiết kiệm chi phí

Điểm khác biệt cơ bản của người muốn bán hàng online so với kinh doanh truyền thống chính là mức chi phí phải bỏ ra thấp hơn. Những khoản tiền phải bỏ ra cho cơ sở vật chất, thuế phí chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí một chủ hàng phải bỏ ra khi muốn bắt đầu công việc kinh doanh. Bên cạnh đó, một chủ cửa hàng truyền thống cũng phải tuyển dụng nhiều nhân viên hơn so với trang bán hàng online.

Về cơ bản, bán hàng online chỉ mất một phần chi phí rất nhỏ so với mở cửa hàng truyền thống. Chủ hàng sẽ phải bỏ thêm tiền cho những khoản đầu tư sau: thuê dịch vụ thiết kế website, mua tên miền, mua chứng chỉ SSL (tiêu chuẩn an ninh công nghệ), phí trả hàng tháng duy trì website.

Dễ đổi mới

Một lợi ích khác của thương mại điện tử là mọi thay đổi của "cửa hàng" đều dễ thực hiện hơn. Chẳng hạn, với việc điều chỉnh giá sản phẩm, bạn chỉ cần thay đổi mức giá được niêm yết trên website bằng những công cụ tùy chỉnh đơn giản, trong khi với những cửa hàng truyền thống, chủ cửa hàng sẽ phải dỡ bỏ hết những mác thông tin đang sử dụng, in mới và gắn lại lên toàn bộ sản phẩm đang treo trong cửa hàng. Ngay cả với việc thay đổi cách trang trí cửa hàng cho phù hợp các ngày lễ trong năm, website có thể "thay áo" bằng những thiết kế giao diện mới trong khi mua sắm và bày biện cho cửa hàng truyền thống là một công việc vất vả, tốn thời gian.

Tiếp cận được khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng của một cửa hàng truyền thống chính là những người qua đường. Đây là lý do tiền thuê mặt bằng ở những con phố đông đúc luôn đắt với giá "cắt cổ". Trong khi đó, thế giới có hơn một tỷ người dùng Internet mỗi ngày. Điều này có nghĩa, khách hàng tiềm năng của một cửa hàng online chính là con số một tỷ này. Quan trọng hơn, một khi có được cơ hội này, bạn cần phải tận dụng tốt để biến những tiềm năng trở thành khách hàng thực sự của mình.

Quản lý hiệu quả kinh doanh với công cụ marketing online

Online marketing và SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) chính là cách khiến người tiêu dùng tiềm năng chú ý đến doanh nghiệp của bạn. Quảng bá online giúp chủ website tiếp cận với khách hàng hiệu quả hơn so với quảng cáo truyền thống nhờ các công cụ phân tích giúp lọc ra những đối tượng mục tiêu. Mọi thứ trên Internet đều được quản lý và thông tin về những người dùng sẽ được tổng hợp và bán cho những doanh nghiệp muốn bán hàng. Chẳng hạn, một cô gái hay mua sắm quần áo, mỹ phẩm trên Facebook sẽ được mạng xã hội này ghi lại. Facebook sẽ chọn quảng cáo về các cửa hàng thời trang, làm đẹp trên tài khoản của cô ấy vì đây là một khách hàng tiềm năng. Công cụ marketing online giúp bạn lựa chọn nên bỏ tiền ra để quảng cáo với những người nào thay vì xuất hiện tràn lan, tốn kém chi phí.

Bên cạnh đó, việc tổng hợp, quản lý và đánh giá hiệu quả của từng đợt quảng bá, chẳng hạn như chương trình tặng quà, giảm giá nhân ngày lễ, quà tặng tri ân khách hàng cũng dễ thực hiện hơn bởi ngay từ đầu, mọi công đoạn được thực hiện số hóa.

Thu Ngân / VNEXpress (theo WECAI)

Anh Sơn Kim - Chủ website bán hàng NoiThatSonKim.net chia sẻ: Trước đây, tôi phải rất vất vả đi tìm khách hàng cho sản phẩm bàn ghế cafe / bàn ghế văn phòng và chủ yếu qua khách hàng quen. Nhờ áp dụng Marketing Online hiệu quả mà thị trường của tôi vươn ra tới Hà Nội, thậm chí cả tận Sơn La. Nếu bạn đầu tư nghiêm túc và đánh giá đúng vai trò của internet trong chiến lược kinh doanh thì chắc chắn bạn sẽ thành công. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất như Nội Thất Sơn Kim

1/12/15

Kinh doanh trực tuyến: Phải chọn tên miền ấn tượng

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đang mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Vấn đề là làm thế nào để DN khai thác được lợi thế đó.

Kinh doanh trực tuyến: Phải chọn tên miền ấn tượng

Bùng nổ thương mại điện tử (TMĐT) di động


Các thiết bị di động hiện có đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và người tiêu dùng (NTD) ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị di động này để cập nhật các hoạt động, lịch trình cũng như các thông tin hằng ngày.

Theo Báo cáo TMĐT di động năm 2014, tính đến năm 2014, Việt Nam đã có tới 134 triệu thuê bao di động. Từ tháng 1/2014 - 1/2015 có hơn 11,6 triệu điện thoại thông minh được bán ra tại Việt Nam.

Chia sẻ về xu hướng TMĐT di động tại một hội thảo mới đây do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) phối hợp với Cục Thương mại điện tử tổ chức, ông Nguyễn Thanh Hưng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VECOM, cho biết: "Chúng ta đang đứng giữa một cuộc "thôn tính" của thiết bị di động. Nhu cầu của NTD đối với các dịch vụ và ứng dụng có thể giúp họ dễ dàng tiếp cận các giao dịch thường ngày vào mọi thời điểm ngày càng tăng cao. Do vậy, DN cần đầu tư vào các giải pháp website di động để có thể đáp ứng các nhu cầu này và cạnh tranh được trong môi trường kinh doanh mới. Với một website di động mạnh, DN sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn, dễ phát triển thành các DN quốc tế và dễ gia tăng lợi nhuận trong dài hạn hơn".

Tại Việt Nam, TMĐT đang phát triển rất nhanh, từ doanh số mua sắm 2 tỷ USD năm 2013 tăng lên 2,97 tỷ USD năm 2014 và dự kiến đạt 4,13 tỷ USD trong năm nay. Với 39% dân số sử dụng internet, trong đó 34% truy cập internet qua nền tảng di động, Việt Nam đã bùng nổ TMĐT di động.

Dự báo, TMĐT sẽ phát triển với tốc độ 3 con số từ đây đến cuối năm 2016 khi có sự tham gia của hàng loạt các thương hiệu lớn. Trong xu hướng đó, người dân đã bắt đầu làm quen với nhiều hình thức khác nhau của TMĐT thay vì chỉ sử dụng thông qua các website bán hàng trực tuyến.

Chọn tên miền ấn tượng


Trước xu thế phát triển của TMĐT, làm thế nào để DN nắm bắt cơ hội này? Theo các chuyên gia, DN cần xây dựng và phát triển website di động cho riêng mình với một tên miền uy tín.

Tên miền đóng vai trò rất quan trọng trong nhận diện thương hiệu, mở rộng thị trường, khách hàng, đối tác, quảng bá thông tin rộng rãi, nhanh chóng và cũng là cơ hội tiếp cận thị trường lớn cho nhiều DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Internet có thể mang đến hiệu quả rất lớn trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng. Đây là kênh giúp DN, cá nhân quảng bá, giới thiệu hình ảnh về hoạt động, sản phẩm của mình một cách nhanh chóng và rẻ nhất đến khách hàng.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Lương Thị Thanh Hương - Giám đốc Điều hành Công ty CP Mắt Bão Network tại miền Bắc cho rằng: "Để xây dựng một website di động thành công, lựa chọn một tên miền phù hợp là bước đầu DN cần ưu tiên. Có rất nhiều tên miền để lựa chọn, nhưng ".com" vẫn luôn là tên miền tiêu chuẩn được công nhận trên toàn cầu cho hoạt động kinh doanh trực tuyến của DN".

Và với website thiết kế đẹp, uy tín, đầy đủ thông tin và truy cập nhanh sẽ mang đến cho DN nhiều cơ hội cạnh tranh khi Việt Nam đang mở cửa thị trường. Số lượng người sử dụng internet tại Việt Nam đang gia tăng nhanh sẽ là kênh để DN quảng bá sản phẩm, bán hàng.

Bởi trên thực tế, hầu hết người dùng internet trước khi quyết định mua sản phẩm nào đó thường vào mạng xem hình dáng, màu sắc, chất lượng, giá cả để so sánh và chọn nơi uy tín nhất đặt mua hàng.

Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 10/2015, Việt Nam có 335.794 tên miền không dấu và 926.065 tên miền tiếng Việt.

Tuy nhiên, nếu muốn vươn ra "biển lớn", các chuyên gia trong lĩnh này khuyên nên chọn tên miền ".com" để xây dựng thương hiệu trực tuyến. Bởi đã có hơn 118,5 triệu tên miền ".com" được đăng ký trên toàn cầu trong 17 năm qua, đặt nền móng cho mọi dự án khởi nghiệp cũng như liên doanh nhỏ.

Tên miền ".com" giúp gia tăng uy tín cho trang web, hợp thức hóa hiện diện trực tuyến và mở rộng thị trường cho DN. Bằng chứng là hiện nay, 100% các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 cũng như 100% các công ty phát triển nhanh nhất thế giới đều sở hữu một tên miền ".com".

Thị trường Việt Nam đang mở cửa với khoảng 10 hiệp định thương mại tự do đã và đang được ký kết, Cộng đồng Kinh tế ASEAN sắp được thành lập là dịp để các DN trong nước hợp tác để vươn ra thế giới và internet là công cụ hỗ trợ DN hữu hiệu với chi phí rẻ. Đăng ký tên miền, xây dựng website uy tín sẽ giúp DN giới thiệu đầy đủ về mình, tăng thêm nhiều cơ hội hợp tác, liên kết, mở rộng khách hàng.

21/7/15

Big Data là chìa khóa thành công của e-commerce

Big Data là chìa khóa thành công của e-commerce


Dù đã có bước phát triển mạnh mẽ nhưng nếu so với các doanh nghiệp kinh doanh mảng thương mại điện tử của nước ngoài thì doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thua kém. Một trong những nguyên nhân đó là do họ chưa biết khai thác triệt để nguồn tài nguyên của Big Data.


Theo FBNC

14/7/15

Những điều chưa biết về Big Data

Những điều chưa biết về Big Data



Big Data là nguồn tài nguyên dồi dào giúp các doanh nghiệp kiếm lợi. Tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam phải bắt đầu từ đâu để có thể khai thác và tận dụng nguồn tài nguyên này một cách tối ưu?


Theo FBNC

12/7/15

Vai trò của Big Data đối với DN start-up

Vai trò của Big Data đối với DN start-up


Dữ liệu khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển của 1 doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp start-up. Nhưng muốn có được dữ liệu đó thì doanh nghiệp phải biết khai thác một cách hiệu quả nguồn tài nguyên Big Data.


Theo FBNC

6/4/15

Tám sai lầm khiến khách hàng thay đổi quyết định ở phút 89

Thật tiếc khi thấy một website thiết kế tuyệt vời, một sản phẩm tuyệt vời, và một công ty lớn lại hoàn toàn thất bại trong một bước duy nhất – đó là quá trình thanh toán.

Các nhà Marketing luôn phàn nàn về tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng của người mua. Họ đã mất rất nhiều công sức để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn và thật đáng buồn nếu quy trình thanh toán làm hỏng toàn bộ công sức này.


Thanh toán là bước quan trọng nhất trong lộ trình mua hàng.

Thiết kế một quy trình thanh toán hợp lý là điều không dễ dàng. Việc này đòi hỏi rất nhiều mã hóa thông minh, API, tích hợp, và sự suy tính cẩn thận. Nhưng đó là điều cần thiết nếu bạn muốn tạo ra doanh số và giảm bớt tỷ lệ từ bỏ mua hàng của khách hàng. Bạn phải tối ưu hóa quá trình thanh toán. Hãy cùng Subiz thảo luận về các sai lầm trong quy trình thanh toán và làm thế nào để tránh được những sai lầm này.

1. Không tối ưu hóa thanh toán trên thiết bị di động

Đã đến lúc cần quan tâm nhiều hơn đến người mua trên thiết bị di động, và cung cấp cho họ một số tiện ích. Hiện nay có nhiều người mua sắm trên thiết bị di động hơn, và họ muốn sử dụng điện thoại thông minh của mình để mua sắm trực tuyến. Đáng tiếc là nhiều nhà bán lẻ có một quy trình thanh toán chưa đáp ứng đối với thiết bị di động. Và trớ trêu thay, những nhà bán lẻ này lại tự hào về các trang web được thiết kế mang tính đáp ứng cao của mình. Nhưng một trang web mang tính đáp ứng cao có lợi ở điểm nào nếu nó làm khách hàng của bạn nản chí trong quá trình thanh toán? Người dùng thậm chí còn không thể mua sản phẩm của bạn!

Một quy trình thanh toán được tối ưu hóa hoàn toàn trên điện thoại di động sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng của bạn một cách đáng kể.

2. Cung cấp mã khuyến mãi trong quá trình thanh toán của bạn

Một trong những lý do khiến người dùng từ bỏ giỏ hàng của họ vì họ đang tìm kiếm một phiếu giảm giá.

Sau đây là những dữ liệu vào thời điểm này. Những số liệu thống kê này là từ nghiên cứu của PayPal và Comscore. Hãy chú ý từ điểm thứ 3 trở xuống:


  • So sánh giữa các cửa hàng: 37%
  • Không đủ tiền mua: 36%
  • Muốn tìm phiếu giảm giá: 27%
  • Muốn mua tại cửa hàng offline: 26%
  • Không thể tìm được phương thức thanh toán thích hợp: 24%
  • Mục không sẵn sàng khi thanh toán: 23%
  • Không tìm được sự hỗ trợ cho khách hàng: 22%
  • Lo ngại về vấn đề bảo mật: 21%

Nhưng tại sao họ lại đi tìm một phiếu giảm giá? Bởi vì chi tiết nào đó trong quá trình thanh toán nhắc nhở họ rằng có thể có một phiếu giảm giá sẵn có cho họ.

Và đây là cách hoạt động của điều này:


  • Người dùng đặt một món hàng trong giỏ hàng của họ và đi thanh toán
  • Tại một thời điểm trong quá trình thanh toán, họ thấy một mục hỏi về một “thẻ ưu đãi” hoặc “mã giảm giá.”
  • Người dùng cảm thấy việc mua hàng sẽ có lợi hơn nếu tìm thấy mã giảm giá.
  • Họ mở một tab mới trong trình duyệt của họ và tìm kiếm phiếu giảm giá.
  • Họ bị phân tâm, và không trở lại giỏ mua hàng của họ. Hoặc có thể là họ thất vọng vì không thể tìm thấy một mã giảm giá, và cố gắng tìm sản phẩm ở một nơi khác.

Dưới đây là một ví dụ nổi bật cho thấy mã giảm giá có thể làm phản tác dụng đối với quá trình thanh toán của bạn. Thay vì tạo sự tin tưởng, nó có thể làm điều trái ngược lại. Nó phá bỏ niềm tin vào mức giá mà họ nhận được, và khuyến khích họ từ bỏ.

Hãy xem ví dụ dưới đây:

Giỏ mua hàng của Cabela’s hỏi tôi về một mã khuyến mãi, và đặt tùy chọn này trên nút thanh toán. Đây là một tín hiệu cho thấy tôi có thể có thể tìm thấy một lựa chọn có giá tốt hơn ở một nơi khác.


Bước thanh toán tại Cabela

Tốt hơn là loại bỏ các mã khuyến mãi hoàn toàn, hoặc để ẩn tùy chọn mã khuyến mãi dưới nút thanh toán hoặc với một link liên kết nhỏ. Nếu người dùng có một mã khuyến mãi, họ sẽ truy cập vào link đó.

3. Yêu cầu đăng ký thành viên hoặc các trì hoãn mua hàng khác

Một trong những sai lầm tồi tệ nhất trong thanh toán là một quy trình lâu và phức tạp.

Một số trang web yêu cầu người mua phải đăng ký trước khi có thể mua một sản phẩm. Hầu hết các khách hàng thường háo hức khi tìm thấy sản phẩm và muốn mua nó ngay lập tức. Họ có thể không có bất kỳ sự trung thành nào đối với các trang web mua sắm này. Họ chỉ muốn mua hàng. Nếu buộc khách hàng phải trải qua các bước phức tạp và mất thời gian để hoàn thành việc mua hàng thì sẽ làm phản tác dụng.

Một số trang web thậm chí còn tệ hơn – nó ngăn tất cả các nội dung đối với người dùng không đăng ký. Bạn thậm chí không thể cho một món hàng vào trong giỏ hàng của bạn mà không tham gia một bài trắc nghiệm hoặc tham gia vào trang web.

JustFab là một ví dụ về trang web đã thực hiện điều này. Khi bạn chọn một sản phẩm, bạn buộc phải tham gia một bài trắc nghiệm dài. Trong thời điểm này, sau 8 trang màn hình, thường thì người dùng chỉ đi được khoảng 80% chặng đường thông qua bài trắc nghiệm. Họ thậm chí không thể xem sản phẩm, chứ chưa nói là để sản phẩm vào giỏ hàng của họ.


JustFab.com

Giải pháp: hãy cho phép người dùng thanh toán như một người khách, và cung cấp cho họ lựa chọn trở thành thành viên trang web.

4. Lạm dụng Upsells (bán gia tăng cho sản phẩm – bán thêm)

Mọi nhà bán lẻ đều muốn khách hàng mua thêm để tăng giá trị đơn hàng (upsells). Nhưng một số trang thương mại điện tử lại thực hiện không đúng phương pháp.

Các upsells hiển thị rải rác trong quá trình thanh toán. Khi tôi thử chọn các upsells dịch vụ phần mềm, tôi đã thực sự sốc khi thấy có quá nhiều upsells xuất hiện, khi tội càng chọn nhiều upsells thì tôi lại càng mua nhiều. Khi tôi đã sẵn sàng để thanh toán thì tổng giá trị đơn hàng của tôi đã lên đến $1,441. Trong khi mục đích của tôi chỉ là mua một tên miền (domain) với giá $0.99

Đây chính xác là một loại upsells được đưa vào một cách bừa bãi – là một sai lầm chính đối với giỏ hàng.

Bạn có thể tham khảo cách mà Bluehost cung cấp các upsells của họ. Đây là một phần của trang thanh toán và upsells được cung cấp một cách kín đáo.


Khách hàng có thể lựa chọn các upsells thực sự cần thiết và phù hợp với ngân sách

5. Tính thêm phụ phí

Phụ phí cũng là một điều làm hủy hoại quá trình thanh toán.


Việc tính thêm phụ phí có thể làm khách hàng thay đổi quyết định mua hàng

Bất cứ lúc nào bạn thêm phí phụ, thậm chí là phí vận chuyển, tức là bạn đang gây ảnh hưởng xấu cho quá trình thanh toán. Người dùng nhìn thấy mức giá mà bạn đã liệt kê trên trang web của bạn, họ nghĩ, mong đợi và sẵn sàng chi trả với mức giá đó. Và khi họ thấy các chi phí được thêm vào, họ cảm thấy như đã bị bạn lừa. Bạn đã thành công trong việc làm khách hàng từ bỏ giỏ hàng.

6. Không có các dấu hiệu đáng tin tưởng

Sự tin tưởng là rất quan trọng đối với bất kỳ môi trường thương mại điện tử nào.

Khi khách hàng lấy ví tiền ra, sẵn sàng mua và chuẩn bị trả tiền, họ cần được đảm bảo những điều sau:


  • Họ không bị thu quá số tiền phải trả
  • Việc thanh toán là an toàn
  • Trang web sẽ không bị phá bỏ
  • Các thông tin của họ không bị ảnh hưởng
  • Bạn là một doanh nghiệp đáng tin cậy
  • Họ chắc chắn sẽ nhận được đúng sản phẩm mà họ đã lựa chọn
  • Họ sẽ nhận được thông tin xác nhận từ doanh nghiệp của bạn

Sự tin tưởng được ví như điều kiện đủ để hoàn thành việc bán hàng. Nếu bạn có thể tạo thêm những biểu hiện đáng tin cậy, điều khoản về bảo hành, hoặc các sự đảm bảo khác tại các thời điểm trong quá trình thanh toán, bạn sẽ đảm bảo được sự tin tưởng của người mua.

7. Không cung cấp tiến trình của việc thanh toán

Có một số quy trình thanh toán rất dài và phức tạp. Chúng ta cũng đã từng trải qua điều này và cảm thấy rất khó chịu khi phải điền vào quá nhiều mẫu, đi quá nhiều bước, làm quá nhiều thủ tục.

Hãy cho khách hàng biết họ đang ở đâu của lộ trình thanh toán. Mọi thứ sẽ rõ ràng hơn, khách hàng cũng sẽ kiên nhẫn hơn.

Có vài cách để bạn thưc hiện điều này từ góc độ thiết kế – các thanh bar, danh sách được đánh số, v.v..

8. Hạn chế phương thức thanh toán

Bạn muốn mở rộng việc kinh doanh của bạn đến với nhiều người hơn? Vậy thì hãy cung cấp nhiều lựa chọn thanh toán hơn cho người mua.

PayPal được ví như người khổng lồ trong ngành công nghiệp thanh toán trực tuyến. Nếu bạn không cho phép người mua thanh toán qua Paypal, điều này đồng nghĩa với việc bạn đang làm mất đi một lượng khách hàng rất lớn. Khi ngành công nghiệp ví điện tử mở rộng, nền tảng thanh toán trực tuyến phát triển nhanh chóng, thì bạn sẽ cần phải trở nên linh hoạt hơn với các lựa chọn trong thanh toán.

Tóm lại

Hầu hết các nhà Marketing dành nhiều công sức cho các trang đích (landing page), trang chủ, các nút kêu gọi hành động (CTA), các nút khác…

Điều này thật sự rất tuyệt vời, tôi khuyên bạn nên sử dụng nó. Nhưng cũng đừng bỏ qua quá trình thanh toán.

Đây là điểm mấu chốt để một website thương mại điện tử thành công.

Hãy cùng chia sẻ trải nghiệm của bạn với Subiz ở phần bình luận nhé!

Nguồn: Subiz

19/3/15

Kiểm soát quá trình chuyển đổi website

Nếu doanh nghiệp của bạn đang trên đà phát triển và website hiện tại không đáp ứng được nhu cầu, hoặc bạn đang muốn chuyển sang một hệ thống web mới với nhiều tính năng hơn. Dù vấn đề của bạn là gì đi nữa thì việc dịch chuyển website vào một hệ thống mới hoặc nâng cấp website đòi hỏi bạn phải lên kế hoạch cẩn thận và cân nhắc trước khi tiến hành. Những vấn đề mà Subiz chia sẻ dưới đây sẽ giúp việc chuyển đổi website của bạn diễn ra một cách “trơn tru”, thành công.



Hãy chắc rằng bạn hoàn toàn hiểu và kiểm soát được quá trình chuyển đổi website

1. Công nghệ của website mới và công nghệ hiện tại của bạn?

Bạn muốn phát triển website đồng nghĩa với việc website hiện tại đang phát triển nhanh hơn hệ thống bạn đang sử dụng. Vậy bạn hãy tìm hiểu về website mới ở các khía cạnh sau:

Bạn hiểu rõ về công nghệ của website mới.

Ban nên biết những công nghệ nào là độc quyền và công nghệ nào bạn được phép sở hữu.

Phải biết rõ về tính mở rộng của website trong trường hợp bạn muốn thêm vài tính năng cho website sau vài tháng sử dụng. Bạn sẽ không muốn phải sử dụng một hệ thống còn hạn chế hơn cả cái bạn đang dùng.

Tìm hiểu về hệ thống website hiện tại bạn đang sử dụng, những chi tiết nào cần giữ lại, chi tiết nào cần nâng cấp. Mỗi website đều cần duy trì sự tương thích với các trình duyệt, lỗ hổng an ninh và các thay đổi công nghệ.

Phải biết rõ cách hoạt động của hệ thống mới và chi phí cần để nâng cấp. Thường thì bạn nên xem qua các chính sách dự phòng. Ví dụ nếu bạn đang muốn chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ lập trình sẵn thành một nhà cung cấp dịch vụ tùy chỉnh thì hãy tìm hiểu kỹ về các thủ tục dự phòng và khôi phục dữ liệu. Các dữ liệu được lưu trữ trong bao lâu? Thời gian xoay vòng là bao lâu? Và chi phí khôi phục dữ liệu nếu xảy ra lỗi từ bên trong hệ thống là bao nhiêu?

2. Quy trình làm việc

Không phải tất cả các công ty phát triển website đều giống nhau, bạn cần đánh giá quá trình phát triển và quy trình làm việc của đối tác mà bạn định hợp tác trong lâu dài. Đôi khi sự khác nhau trong cách quản lý của hai bên có thể gây nên sự khó khăn khi làm việc chung.

Đánh giá đối tác trên 2 mặt: chất lượng phát triển website và bảo hành. Tùy thuộc vào quy mô công ty mà quy trình làm việc có thể khác nhau.

3. Những vấn đề cần cân nhắc bước đầu


  • Một số câu hỏi nên đặt ra khi bắt đầu dự án:
  • Về mặt thiết kế, cần sửa lại những phần nào?
  • Họ xử lí sự thay đổi phạm vi của dự án như thế nào?
  • Họ có cung cấp cho bạn tài liệu chức năng?
  • Trong suốt thời gian phát triển, quá trình kiểm tra nội bộ được tiến hành như thế nào?
  • Họ kì vọng gì từ bạn thông qua dự án này?
  • Nếu trễ các mốc thời gian thì có bị phạt không?
4. Hỗ trợ sau dự án
  • Bạn phải hiểu về công ty đối tác và những người mà bạn sẽ làm việc cùng trong và sau dự án:
  • Bạn có được quyền đặt câu hỏi với công ty đối tác không?
  • Có hợp đồng hỗ trợ đi kèm không? Hợp đồng này bao gồm những gì?
  • Khi website đi vào hoạt động, thời gian trả lời về vấn đề sửa chữa các lỗi của website diễn ra trong bao lâu?
  • Những lỗi nào được xem là lỗi bảo hành, những lỗi nào phải trả phí sữa chữa, cập nhật?
  • Nếu bạn muốn trao đổi về các ý tưởng mới hoặc yêu cầu thay đổi các tính năng thì thời gian được xác định như thế nào?
  • cung cấp dịch vụ đào tạo nhân viên miễn phí/tính phí không?

5. Bản thử nghiệm Beta và bản phát triển (development) website

Bạn cần tìm hiểu trước xem công ty đối tác có cung cấp cho bạn website phiên bản phát triển (development site) không. Development site là nơi tuyệt vời để bạn đào tạo nhân viên mới và thử nghiệm các tính năng mới trước khi chính thức kích hoạt các tính năng này vào website.

Development site cũng rất thích hợp để kiểm tra sự tương thích trình duyệt hay thử nghiệm mobile khi tích hợp ngôn ngữ mới như HTML5.

6. Chuyển đổi tên miền và ra mắt website

Trong một bản kế hoạch chỉn chu nhất thiết phải có ngày ra mắt website. Có thể bạn sẽ phải cân nhắc chi tiết này trong suốt thời gian dự án diễn ra. Xác định một ngày để ra mắt website mới hoặc chuyển đổi web cũ sang web mới và tính ngược từ ngày đó trở về trước. Đặt mục tiêu cho nhóm của bạn và cho công ty đối tác. Đừng quên ghi chú các ngày nghỉ, ngày lễ vào thời gian biểu. Bạn phải ghi rõ các mốc thời gian như thời gian huấn luyện, thời gian thêm nội dung mới, làm lại các danh mục sản phẩm, các bài viết trên hệ thống mới.

Để chạy trên server mới, bạn cần chuyển đổi tên miền (domain) từ server cũ sang server mới. Mỗi công ty sẽ có cách thức chuyển đổi khác nhau, bạn nên biết quá trình này sẽ ảnh hưởng đến thời gian làm web như thế nào.

Chuyển đổi có thể là một quá trình phức tạp nếu như bạn không chuẩn bị trước. Hãy đặt câu hỏi và ra quyết định dựa trên những câu trả lời bạn có được. Hãy chia sẻ thành công của bạn với Subiz trong phần bình luận bên dưới nhé!

Tác giả :Trang Duong / Subiz

Nếu như bạn đang có nhu cầu chuyển đổi website và vẫn còn khá nhiều băn khoăn cần được tư vấn. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với Thiết kế web Kim Mã DPA để được tư vấn nhé.



  • Địa chỉ: 48/1 Lê Văn Khương , Khu Phố 7, Tổ 9 , Phường Thới An , Quận 12
  • Điện thoại: 08 – 6660 4998
  • Di động: 090 778 5500 – A. Hưng
  • Yahoo: kimmadpa
  • Skype: kimmadpa
  • Email.: kimmadpa@hotmail.com
  • facebook.com/kimmadpa

26/2/15

Đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps

[Thạch Phạm Blog ] Thi thoảng các bạn có thể sẽ thấy ảnh địa chỉ của một số cửa hàng, công ty khi lên Google thì nó sẽ hiển thị thông tin của doanh nghiệp đó kèm theo một bản đồ nhỏ dẫn đường tới địa chỉ của công ty.

Đây là một dịch vụ miễn phí của Google với tên gọi Google Place Business Listing, với dịch vụ này thì bất cứ doanh nghiệp nào dù nhỏ hay lớn đều có thể đưa tên tuổi của họ lên Google Maps.

Ý nghĩa của địa chỉ doanh nghiệp trên Google Maps

  • Sẽ hiển thị tên công ty trên Google Maps tại địa chỉ http://google.com/maps.
  • Hiển thị bản đồ dẫn đường trên kết quả tìm kiếm ở một số truy vấn có chứa tên tỉnh/thành.
  • Khi đưa thông tin công ty lên Google Maps, nó sẽ tự động tạo cho bạn một fanpage trên Google Plus và nó sẽ hiển thị kèm theo bản đồ. Bạn có thể thu hút khách hàng vào theo dõi page này, đăng thông tin lên. Nếu bạn có nhiều khách hàng review (đánh giá theo dấu sao) thì nó vẫn sẽ hiển thị ra Google rất đẹp.
  • Hiển thị địa chỉ trong danh sách tìm kiếm của Google Plus.
  • Chuyên nghiệp hóa trong việc quảng bá doanh nghiệp.
Như vậy bạn có thể hiểu rằng, việc đưa địa chỉ công ty của bạn lên Google Maps sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng hơnkhách hàng dễ liên hệ với bạn mà không cần truy cập vào website thông qua số điện thoại kèm theo bản đồ.

Chuẩn bị trước khi đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps

  • Một logo chính thức của công ty.
  • Một vài hình ảnh chung của công ty.
  • Địa chỉ chính xác để có thể nhận được mã PIN xác nhận từ Google. Thời gian nhận là khoảng 5 – 15 ngày tùy theo quốc gia.

 Hướng dẫn đưa địa chỉ lên Google Maps

Đầu tiên bạn sẽ cần phải truy cập vào trang https://www.google.com/business/placesforbusiness/ và ấn nút đăng ký như hình.

Đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps

Và đăng nhập

Đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps

Kế đó, hãy gõ địa chỉ chính xác của công ty bạn vào bản đồ, có thể gõ bằng tiếng Việt vì Google có thể hiểu được. Khi điền xong, ấn vào nút như hình để bắt đầu tạo một địa chỉ công ty dựa theo địa chỉ mà bạn đã tìm.


Đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps

Và nhập thông tin công ty rồi ấn nút Submit. Hãy lưu ý nhập địa chỉ chính xác để có thể nhận Pin kích hoạt từ Google, ở Việt Nam không quan trọng Post Code nên bạn có thể nhập là 4000 cũng được.

Đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps

Sau khi nhập xong, hãy làm theo một vài bước như họ hướng dẫn và hoàn tất.

Quan trọng: Đến khi hoàn tất rồi, nhiệm vụ của bạn bây giờ là đợi Google gửi mã PIN kích hoạt cho Google Place for Business.

…..10 năm sau…….

Và bây giờ bạn sẽ nhận được một cái bìa thư từ Google Maps như thế này.


Đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps

Vừng ơi mở ra……

Đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps
Khi mở ra, bạn sẽ thấy số PIN xác nhận kèm theo hướng dẫn rất chi tiết, chỉ cần gõ vào địa chỉ kèm trong thư vào trình duyệt và đăng nhập vào tài khoản rồi nhập các số PIN vào như thế này.

Đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps

Sau khi nhập xong nó sẽ báo bạn hoàn tất và địa chỉ bắt đầu hiển thị trên Google, nhưng mà nó vẫn không hiển thị ngay đâu.

Bạn có thể truy cập vào lại https://www.google.com/business/placesforbusiness/ để chỉnh sửa hồ sơ cho đầy đủ, đính kèm logo lên cho nó chuyên nghiệp nhé.

Đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps

Trước khi tạm thời nó xuất hiện chính thức trên Google (mất tầm vài ngày sau khi verify) thì bạn có thể vào http://maps.google.com và nhập tên công ty ra sẽ thấy nó đã xuất hiện trên đó.

Đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps

Yeah, đó là tất cả những gì bạn cần làm. 

Lưu ý: Thach Pham Blog trên Google Maps sẽ sớm được xóa vì mình làm chỉ với mục đích viết bài, có thể sau này bạn lên tìm sẽ không còn thấy nữa.

Một vài lưu ý

  • Không phải từ khóa nào liên quan đến doanh nghiệp của bạn đều hiển thị bản đồ.
  • Nên khuyến khích khách hàng viết review vào doanh nghiệp bạn trên Google Maps để nó có các hình ngôi sao đẹp mắt.
 Chúc các bạn sớm thành công!

Nguồn : ThachPham

Nếu BẠN gặp khó khăn trong việc đưa doanh nghiệp của BẠN lên bản đồ của Google hoặc muốn tối ưu thông tin doanh nghiệp trên bản đồ đó. BẠN có thể liên hệ với Kim Mã để được tư vấn và hỗ trợ nhé

21/1/15

7 xu hướng Marketing Online năm 2015

Các doanh nghiệp sẽ chú trọng vào nội dung di động, tăng hiện diện trên truyền thông xã hội, đẩy mạnh email marketing và quảng cáo kiểu tự nhiên.

1. Tối ưu hóa thiết bị di động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết


Tối ưu hóa thiết bị di động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Nội dung di động sẽ là chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp năm nay. Ảnh: Stratosphere

Tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng trên di động đã trở thành ưu tiên của các doanh nghiệp trong năm 2014. Tuy nhiên, 2015 sẽ là năm chiến lược di động không dừng lại ở việc có ứng dụng trên điện thoại cho khách hàng. Doanh nghiệp sẽ tập trung tối ưu hóa nội dung trên đó và tăng cường marketing trên truyền thông xã hội.

Google luôn nhấn mạnh vai trò của giao diện di động thân thiện với người dùng. Họ khẳng định khả năng sử dụng điện thoại di động "có liên quan đến kết quả tìm kiếm tối ưu". Điều này được thể hiện rõ qua sự ra mắt gần đây của Mobile Usability - một tính năng mới trong Google Webmaster Tools. Công cụ này sẽ cho biết các vấn đề về khả năng sử dụng điện thoại di động của người dùng khi vào trang web của bạn. Từ đó bạn sẽ tìm ra giải pháp và khắc phục chúng nhằm cải thiện trải nghiệm di động của người dùng khi vào website của bạn.

Theo Forbes dự đoán, nửa cuối năm 2015, nhiều doanh nghiệp sẽ bắt đầu tích hợp điện thoại vào mọi lĩnh vực của marketing kỹ thuật số, như giao diện dễ sử dụng, quảng cáo di động và nội dung riêng cho người dùng điện thoại. Họ cũng sẽ bắt đầu nhận ra sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược truyền thông xã hội qua di động, để nghiên cứu cách người dùng tương tác với mạng xã hội thông qua điện thoại.

2. Chi phí quảng cáo trên truyền thông xã hội tăng sẽ đáng kể


Đầu năm 2014, Facebook công bố doanh thu được từ quảng cáo tăng 10% so với quý trước đó. Khi Facebook hạn chế lượng tiếp cận bài viết trên các fanpage, và giới hạn loại nội dung hiển thị trên bảng tin của người dùng, quảng cáo trả tiền sẽ tăng lên nếu doanh nghiệp vẫn muốn duy trì lưu lượng truy cập và doanh thu từ các kênh truyền thông xã hội.

Các doanh nghiệp đã thấy kết quả tích cực từ việc đầu tư của họ vào truyền thông xã hội, như tăng lượng tiếp cận và lưu lượng truy cập. Họ cũng nhận thấy quảng cáo trả tiền đóng góp khá lớn vào kết quả này. Với tùy chọn quảng cáo mới của Twitter (vẫn đang thử nghiệm), việc thanh toán sẽ được kích hoạt bằng các hành động như click chuột trong trang web, tải ứng dụng và email opt-in (một hình thức email marketing hợp pháp có sự đồng ý của người nhận). Điều này có nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ dễ dàng hơn khi đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo theo từng mục tiêu cụ thể.

3. Tiếp thị nội dung (content marketing) ngày càng phổ biến


Theo Báo cáo Tiêu chuẩn Tiếp thị nội dung B2B của MarketingProfs, 92% công ty cho biết họ đã sử dụng hình thức này năm ngoái, và 42% nhận định chiến lược này có hiệu quả (tăng so với 36% năm 2013).

Khi doanh nghiệp nhìn thấy những lợi ích của tiếp thị nội dung, chi phí dự tính cho công cụ tìm kiếm như PPC, SEO và truyền thông xã hội sẽ được phân bổ lại cho hình thức này. Các doanh nghiệp cũng đang ngày càng sẵn sàng đầu tư vào nội dung di động, bao gồm tạo ra nội dung ở dạng ngắn gọn để người sử dụng dễ dàng đọc được trên điện thoại, tìm hiểu thói quen sử dụng di động của người dùng và chú trọng hơn vào video và nội dung trực quan.

4. Marketing qua email sẽ được quan tâm


Khi các mạng xã hội ngày càng hạn chế độ tiếp cận của người dùng với doanh nghiệp, còn các công cụ tìm kiếm ngày càng gây khó khăn với các công ty bằng việc tăng độ phức tạp của thuật toán xếp hạng, các doanh nghiệp sẽ quay lại với loại hình marketing mà họ có thể kiểm soát hoàn toàn - đó là email. Khi đó, ranh giới giữa email marketing và tiếp thị nội dung sẽ ngày càng được xóa mờ.

Khi các thương hiệu nhận ra giá trị của tiếp thị nội dung, họ sẽ tìm cách sắp xếp hợp lý lại nội dung email để tránh trùng lặp. Một phương pháp là tái sử dụng nội dung có sẵn thành file PDF có thể tải về được.

Trong năm 2015, các thương hiệu sẽ bắt đầu nhận ra sự cần thiết phải tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khi nói đến email marketing. Báo cáo năm 2014 của HubSpot cho thấy tần suất khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ qua email quảng cáo đã suy giảm đáng kể (35% nói "không bao giờ" trong năm 2014 so với 25% trong năm 2011). Vì vậy, doanh nghiệp cần sử dụng các chiến lược sáng tạo, trên nền tảng xây dựng mối quan hệ với khách hàng, thay vì chỉ cố gắng bán hàng nhanh chóng.

5. Ranh giới giữa Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), Tiếp thị nội dung (content marketing) và truyền thông xã hội (social media) sẽ mờ nhạt hơn


Nhiều người cho rằng Content marketing là một hình thức "SEO mới". Cách mô tả này cũng có phần chính xác. SEO và content marketing sẽ tiếp tục tồn tại riêng biệt, nhưng gắn bó và dựa vào nhau để thành công. Có thể hiểu rằng, content marketing hiện nay ảnh hưởng lớn đến khả năng hiển thị tìm kiếm. Các doanh nghiệp không đầu tư tốt vào nội dung sẽ nhận ra rằng các chiến dịch SEO của mình cũng không hiệu quả.

SEO được coi là một nhánh của online marketing, có liên quan đến khía cạnh kỹ thuật như tạo chỉ mục, tìm kiếm từ khóa.... Mặt khác, truyền thông xã hội sẽ giúp khuếch đại hiệu quả của chiến lược nội dung. Vì nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung đầu tư nội dung, mà thiếu quan tâm đến việc quảng bá và phân phối nội dung ấy.

6. Xây dựng thương hiệu có khả năng tương tác với người dùng theo kiểu con người


Khi truyền thông xã hội ngày càng phổ biến, các doanh nghiệp sẽ nhận ra rằng khách hàng của họ sử dụng các kênh này để tương tác với những cá nhân khác, chứ không phải với các nhãn hiệu và những thông điệp quảng cáo mà họ nhìn thấy. Vì vậy, bất kì thương hiệu nào có khả năng kết nối với người dùng ở cấp độ con người sẽ có sự trung thành của khách hàng cao hơn hơn, tăng trưởng người dùng nhanh hơn, và khách hàng hài lòng hơn.

Chiến lược này sẽ là nhân tố tạo nên thành công cho các công ty. Các thương hiệu gắn bó và phát triển mối quan hệ với người theo dõi, người đăng ký nhận tin qua email sẽ sớm nhìn thấy những lợi ích to lớn và cải thiện được lợi nhuận.

7. Các công ty sẽ tìm được cách thức mới để làm quảng cáo tự nhiên và phù hợp hơn


Khi tỷ lệ click chuột vào quảng cáo của khách hàng đều đặn giảm trong vài năm qua, các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận ra quảng cáo bằng banner thực sự không hiệu quả trong việc tăng doanh thu. Dù khả năng khách hàng nhìn thấy quảng cáo cao vẫn là một lợi ích của loại hình này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm tới kết quả sẽ ít có khuynh hướng đầu tư vào các kênh khó tính toán tỷ lệ hoàn vốn (ROI).

Với mức độ phổ biến ngày càng tăng của quảng cáo tự nhiên (native ad), các công ty và hãng xuất bản nội dung sẽ liên tục tìm kiếm những cách thức mới để lồng quảng cáo vào một nội dung bình thường. Năm 2015 sẽ chứng kiến sự hợp tác giữa các hãng xuất bản và các thương hiệu. Theo đó, nội dung được quảng cáo sẽ được hiển cùng nội dung chính. Bản chất chúng không phải quảng cáo, nhưng sẽ được bổ sung những nội dung có liên quan và có sức mời gọi hơn.

17/10/14

Sử dụng CC và Bcc khi gửi mail tại sao nên biết

Trong các ứng dụng email, các bạn có thể dễ dàng nhận thấy hai dòng CC và BCC ngay dưới dòng địa chỉ người nhận. Nhiều người không sử dụng hai tính năng này vì họ không biết tác dụng của chúng. Vậy tác dụng thực sự của hai tính năng này là gì và chúng có những điểm khác nhau nào?


Nếu bạn soạn một thư và muốn gửi tới nhiều địa chỉ , nhưng bạn không muốn một người trong số đó biết được địa chỉ email của người khác . Vì một số lí do nhạy cảm, bạn dùng BBC. Lúc này bạn nhấp chuột vào Thêm BBC và gõ tất cả đia chỉ email của người nhận thay vì dùng To hay Thêm CC.


Nếu bạn không cần thiết phải giữ bí mật thông tin địa chỉ email của những người nhận , bạn có thể sử dụng cách gửi thông thường To tại ô đầu tiên hay Thêm CC . Thực tế hai hình thức này không khác biệt nhau, người nhận mail đều có thể biết mail này đã được gửi đến những ai.


Một điều cần lưu ý giữa gửi thư bằng To và CC, vẫn còn một điểm cần phân biệt , To là danh sách những người nhận chính còn Cc mang tính là bản sao cho những người quan tâm về tài liệu .Vì tất cả người nhận đều biết được nhau qua hai hình thức này , nên bạn cũng cần cẩn trọng khi gửi theo To và Cc .

Tất nhiên trong một email, bạn đều có thể sử dụng cả ba cách gửi theo: Tới , Cc và Bcc, đấy là khi trong tất cả những người nhận bạn không muốn những người trong Bcc nhìn thấy địa chỉ mail của ai khác .


Ngoài ra nếu bạn cần gửi cùng một email đến danh sách rất nhiều địa chỉ, bạn sẽ không muốn những người nhận email đó phải xem một hàng dài các địa chỉ cùng được gửi, do đó kiểu gửi BBC sẽ hạn chế thông tin không cần thiết này.

25/9/14

Một thời đại mới trong quảng cáo

TTCT - Mạng toàn cầu đã bước sang tuổi 25 vào tháng 3 vừa rồi và mẩu “banner” quảng cáo đầu tiên đã được đăng trên mạng từ 20 năm trước.


Sự thay đổi của quảng cáo: báo in và truyền hình: nhắm tới nội dung; Google: nhắm tới dữ liệu; Facebook: nhắm tới người dùng; quảng cáo thời gian thực: nhắm tới cả ba - Ảnh: digicas.de

Nhưng những thay đổi lớn chỉ bắt đầu khoảng vài năm trở lại đây.

Nếu giờ tìm kiếm một chuyến bay tới Thái Lan, bạn sẽ lập tức bị “giội bom” bởi những mẩu quảng cáo về các kỳ nghỉ, tour du lịch và đặt phòng khách sạn ở Bangkok, Phuket hay Chiang Mai.

Quảng cáo trực tuyến giờ giống như một cặp “thiên lý nhãn” có thể theo bạn từ trang mạng này tới trang mạng khác, cho phép các công ty mang tới những thông điệp cụ thể dựa trên địa điểm, sở thích, lịch sử trình duyệt web và cả phân loại nhân khẩu học của người sử dụng Internet.

“Tôi biết bạn làm gì tối qua”

Cá nhân hóa tối đa quảng cáo đã diễn ra mãnh liệt trong thời gian ngắn ngủi 4-5 năm trở lại đây. Theo một cuộc thăm dò dư luận của Adobe - công ty phần mềm, tác giả nhiều ứng dụng mà hầu hết người sử dụng máy tính đều có, những chuyên gia marketing nói họ đã chứng kiến nhiều thay đổi với ngành quảng cáo trong hai năm qua hơn so với cả 50 năm trước đó.

Trong quá khứ, các công ty thường mua quảng cáo ở những phương tiện truyền thông mà họ cho là hướng tới khách hàng đối tượng của họ. Quảng cáo cho giới doanh nhân giàu có sẽ xuất hiện trên Forbes hoặc The Wall Street Journal, trong khi cho người trẻ sẽ là trên kênh ca nhạc MTV. Nhưng giờ mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn khi những doanh nghiệp có nhiều công cụ và dữ liệu hơn để nhắm tới từng khách hàng cụ thể.

Năm ngoái, quảng cáo trực tuyến chiếm khoảng 1/4 trong tổng giá trị 500 tỉ USD của ngành quảng cáo trên toàn cầu và sẽ còn tăng nhanh chóng. Nhiều tập đoàn lớn của thế kỷ 21 như Google, Yahoo!, Facebook đã trưởng thành chính nhờ quảng cáo trực tuyến.

Theo một nghiên cứu của eMarketer, người Mỹ trung bình dành 12 giờ mỗi ngày tương tác với các phương tiện truyền thông (rất nhiều khi là không tự nguyện) và truyền thông số chiếm một nửa khoảng thời gian đó. Từ những thống kê như thế, quảng cáo trực tuyến được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ ba khuynh hướng chính.

Thứ nhất là sự phổ biến mạnh mẽ của các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng, bắt đầu từ khi Apple ra mắt iPhone năm 2007. Ngày nay, ước tính 1,7 tỉ người (khoảng 20% dân số thế giới) sở hữu một phương tiện như thế.

Người dùng Internet hiện ưu tiên cho các ứng dụng thay vì vào thẳng trang chủ của các trang web. Họ thường vào thông qua các ứng dụng này và thời gian ngồi máy tính đang giảm nhanh chóng, ít ra ở Mỹ.

“Mất 150 năm để ngành báo in bắt đầu suy sụp, nhưng máy tính để bàn suy sụp vì thiết bị di động trong chỉ 1/10 khoảng thời gian đó” - Meredith Kopit Levien, trưởng bộ phận quảng cáo của báo Mỹ The New York Times, nói với tạp chí The Economist.

Thứ hai là sự xuất hiện và vươn lên mạnh mẽ của các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Pinterest... - một nguồn khác mà người dùng Internet sử dụng ngày càng nhiều để vào các trang web, thay vì vào trang chủ như trước kia.

“Sự hội tụ giữa mạng xã hội và thiết bị di động đã tạo ra số người xem có thể tiếp cận với các nhà quảng cáo lớn gấp 100 lần trước kia” - Jonath Peretti, nhà sáng lập trang tin tức và giải trí BuzzFeed, nói.

Các trang mạng xã hội cũng là bộ dữ liệu khổng lồ về người dùng, và dữ liệu để phân loại khách hàng luôn là điều sống còn với ngành quảng cáo.

Sự thay đổi mang tính khuynh hướng lớn thứ ba là khả năng “điều phối dữ liệu”. Ngày nay, các công ty quảng cáo, trang mạng và những tổ chức trung gian khác có thể gần như ngay lập tức hướng các mẩu quảng cáo cụ thể tới một khách hàng cụ thể đang ở trên mạng, điều không tưởng trong quá khứ.

Jonathan Nelson thuộc Tập đoàn Omnicom, một công ty quảng cáo lớn, tự hào công ty của ông có thể tung ra 10 triệu mẩu quảng cáo trên mạng mỗi giây. Quá trình này sẽ còn khủng khiếp hơn nữa khi nhiều loại màn hình hơn, như màn hình tivi và các tấm bảng điện tử, được kết nối với Internet.

Dữ liệu được điều phối

Jona Mici - 27 tuổi, chuyên gia quảng cáo trên mạng của Tập đoàn Varick Media Mangement ở New York, Mỹ - giải thích với The Economist về việc cô sử dụng các thuật toán tốc độ cực cao để mua 20-30 triệu lượt xuất hiện của các mẩu quảng cáo mỗi ngày ra sao.

Một trong các khách hàng của công ty cô hiện giờ, một ngân hàng Mỹ, đã yêu cầu cô tìm cho họ những khách hàng mới.

Đầu tiên, Mici sẽ yêu cầu các mẩu quảng cáo dựa trên vùng địa lý: thật nhiều quảng cáo sẽ xuất hiện ở những khu vực truy cập Internet gần các chi nhánh của ngân hàng. Sau đó cô bắt đầu thu hẹp mục tiêu để tăng lượng “hit”, tức tăng lượng xem mẩu quảng cáo của người dùng.

Chẳng hạn, Mici có thể thấy rằng người dùng máy tính bảng nhấp vào quảng cáo nhiều hơn người dùng iPhone và buổi tối thì tốt hơn buổi sáng. Cô cũng sẽ hướng dẫn các thuật toán đăng nhiều mẩu quảng cáo hơn với các khách hàng gần đây truy cập trang web của ngân hàng.

Để dễ hình dung, có thể so sánh ngành quảng cáo đang trải qua quá trình tự động hóa giống như việc thị trường chứng khoán và tài chính chuyển từ các giao dịch phải qua ghi chép thành giao dịch trực tuyến. Mọi việc nghe có vẻ phức tạp, nhưng ngày nay chúng ta đều gặp hằng ngày.

Khi một người dùng ghé thăm một trang web, trình duyệt của anh ta sẽ liên lạc với một máy chủ chuyên về quảng cáo. Máy chủ này sẽ gửi đi những dữ liệu mà nó nhận biết được về người dùng qua địa chỉ IP, vị trí và trang web mà người này đang truy cập.

Những đơn vị muốn quảng cáo sẽ bắt đầu quá trình đấu giá mua mẩu quảng cáo sẽ xuất hiện trên trang web đó, và người trả giá cao nhất sẽ thắng. Tất cả điều này diễn ra trong tích tắc.

Việc điều phối dữ liệu quảng cáo thời gian thực chỉ bắt đầu lan khắp các trang mạng khoảng hai năm trở lại đây. Theo IDC - một công ty nghiên cứu, khoảng 20% mẩu quảng cáo trực tuyến ở Mỹ hiện được bán theo cách này và tới năm 2018 con số đó có thể tăng lên thành 50%.

Đó cũng đã là khuynh hướng chung ở Anh và nhiều nước Tây Âu. Singapore hiện là trụ sở ưa thích của nhiều công ty quảng cáo công nghệ cao tại châu Á. Trung Quốc sẽ sớm vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường quảng cáo trực tuyến lớn thứ hai thế giới trong năm nay.

Mục tiêu di động và những tranh cãi pháp lý

Tuy nhiên với tất cả hứa hẹn, quảng cáo dữ liệu thời gian thực vẫn chưa mang tới sự hiệu quả và minh bạch như mong đợi. Đầu tiên, quyền riêng tư của người dùng Internet có thể là một vấn đề lớn mà tới nay vẫn chưa chính phủ hay tổ chức quốc tế nào đưa ra được một giải pháp rõ ràng.

Thứ hai, các nhà quảng cáo hay những trang đăng quảng cáo than phiền về một loại “thuế công nghệ” khi 60-80% chi tiêu cho quảng cáo của doanh nghiệp chui vào túi những hãng công nghệ quảng cáo và các tập đoàn “trung gian” lớn tìm kiếm trên mạng như Google hay mạng xã hội như Facebook, do thị trường còn ở giai đoạn hỗn mang.

Ngoài ra, có nhiều lý do khiến các doanh nghiệp vẫn còn thận trọng với quảng cáo trên các thiết bị di động. Độ chính xác của dữ liệu, địa điểm, nhân khẩu học, sở thích... còn chưa đảm bảo vì đây là một ngành quá mới.

Kích cỡ nhỏ của màn hình điện thoại cũng là một cản trở, và tất nhiên hầu hết người sử dụng vẫn chưa quen với các mẩu quảng cáo nhỏ xíu khi họ đã tiếp nhận quảng cáo theo kiểu truyền thống, ít ra là các “banner” trên máy tính để bàn, nhiều thập kỷ qua.

Quảng cáo qua các thiết bị di động còn đặt ra một vấn đề khó khăn trong pháp lý là quyền riêng tư của người sử dụng và nhận quảng cáo, hầu hết đang bị ép buộc phải nhìn thấy các mẩu quảng cáo dù họ có muốn hay không.

Quyền riêng tư với dữ liệu cá nhân là mối quan tâm lớn với 75% người sử dụng Internet ở hầu hết các nước, theo một thăm dò của Hãng BCG.

Để giải quyết vấn đề, Christopher Soghoian, một nhà vận động cho quyền riêng tư trên mạng, tin rằng đã tới lúc người dùng Internet nên có những hội đoàn của riêng họ để đấu tranh cho một “cơ sở dữ liệu công bằng”.

Qua các tổ chức này, họ sẽ ủng hộ những công ty quảng cáo mạng có chính sách và thực thi minh bạch các nghĩa vụ đạo đức về chia sẻ thông tin, quyền riêng tư và an ninh mạng, đồng thời trừng phạt những công ty không làm được như thế.

Không phải ngẫu nhiên mà mãi gần đây Facebook mới bắt đầu giới thiệu tính năng khóa tài khoản, hay Verizon - hãng viễn thông hàng đầu ở Mỹ, đã có chương trình khuyến mãi giảm giá cho các khách hàng chấp nhận chia sẻ nhiều thông tin cá nhân hơn.

Trong tương lai, các chuyên gia dự đoán hai khuynh hướng: người dùng tiếp tục sử dụng miễn phí các dịch vụ trên Facebook, Google... và chấp nhận bị thu thập thông tin, hoặc họ phải trả một mức phí để các trang này không theo dõi họ.

Tất cả điều đó đều là một vùng tối chưa có ai đặt chân đến, và những tranh cãi chắc chắn sẽ chưa dừng lại.

Chi tiêu cho quảng cáo qua các thiết bị di động trên toàn cầu đã tăng chóng mặt, gấp đôi trong năm 2013 so với năm 2012, lên mức 19,3 tỉ USD, theo IAB - một hãng tư vấn lớn. Lợi thế lớn nhất của quảng cáo qua thiết bị di động là khả năng theo dõi địa điểm khách hàng tiềm năng.
Chẳng hạn, 1-800-Flowers, một hãng bán lẻ hoa, đã tìm cách gửi quảng cáo tới những thiết bị di động ở một khoảng cách nhất định từ các cửa hàng của họ. Còn nhãn dầu gội Pantene của Công ty Procter&Gamble tìm cách quảng cáo sản phẩm thích hợp theo thời tiết của khu vực có các khách hàng tiềm năng.
Ở Ấn Độ - nơi nhiều người chưa có điện thoại thông minh, Facebook cũng đang giới thiệu dịch vụ “cuộc gọi nhỡ” mang tính đột phá: nếu muốn nghe một bài nhạc hay biết tỉ số thể thao, bạn chỉ cần “nháy máy” cho tổng đài, họ sẽ gọi lại cho bạn, phát một đoạn quảng cáo rồi cung cấp dịch vụ mà bạn cần.

HẢI MINH - Tuổi Trẻ Online (Theo The Economist)

9/9/14

[infographic] Hành vi của khách hàng – Những con số biết nói

Subiz xin giới thiệu Infographic tổng hợp về hành vi của khách hàng khi truy cập các website thương mại điện tử. Nghiên cứu thống kê này được thực hiện bởi Marketingprofs.com .
[infographic] Hành vi của khách hàng – Những con số biết nói
Nguồn : [infographic] Hành vi của khách hàng – Những con số biết nói

6/8/14

Social Marketing – Công cụ tiếp cận khách hàng hữu hiệu

Sự ra đời ồ ạt của các mạng xã hội (Social Network) thời gian gần đây ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đã tạo ra một làn sóng mới, kích thích sự phát triển của kênh truyền thông cộng đồng.

Thời kỳ trăm hoa đua nở của các mạng xã hội tất yếu dẫn đến việc phân khúc thị trường ngày một nhỏ hơn, cạnh tranh giữa các mạng xã hội ngày một gay gắt hơn. Điểm nổi bật của Social Network mà ai cũng nhận thấy đó là tính kết nối và chia sẻ rất mạnh mẽ. Nó phá vỡ những ngăn cách về địa lý, ngôn ngữ, giới tính lẫn quốc gia.Những gì bạn làm, bạn nghĩ, cả thế giới có thể chia sẻ chỉ trong tích tắc.

Cũng vì thế, từ một công cụ giao tiếp, mạng xã hội đã trở thành phương tiện truyền thông mới hiệu quả. 58% các công ty tiếp thị quảng cáo trên thế giới chính thức đưa truyền thông xã hội vào các chiến dịch kinh doanh của mình. Tại Việt Nam, Facebook và Youtube đang là mạng xã hội có lượng truy cập lớn nhất. Bạn đã sẵn sàng để tiếp cận các khách hàng tiềm năng thông qua 2 mạng xã hội nổi tiếng này?

Facebook - Kênh tiếp cận hot tới giới trẻ

Facebook hiện là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất và thường xuyên nhất tại Việt Nam với hơn với khoảng 26 triệu người dùng (tính đến tháng 7/2014). 90% trong số đó thuộc độ tuổi từ 14 đến 35, phần lớn là những người trẻ và hiểu biết về công nghệ. Bên cạnh đối tượng thanh thiếu niên, Facebook cũng là địa chỉ ghé thăm mỗi ngày của dân công sở, văn phòng. Chính vì vậy, mạng xã hội này là mảnh đất quảng cáo màu mỡ cho các doanh nghiệp.

Là đại lý bán lẻ chính thức và duy nhất của Facebook tại Việt Nam, Chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn kế hoạch Marketing tổng thể trên Facebook cho doanh nghiệp của bạn. Khi lựa chọn Facebook để triển khai hoạt động marketing trực tuyến, bạn có thể sử dụng hình thức khác nhau để triển khai chiến dịch: Facebook Ads, Facebook Fanpage và Viral trên Hot Fanpage.

Quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads)


Bạn có thể nhìn thấy Facebook Ads xuất hiện trên tất cả các thiết bị: máy tính bàn, điện thoại di động, laptop, máy tính bảng … Với các mục tiêu quảng cáo khác nhau, doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn các hình thức quảng cáo khác nhau như tăng tỷ lệ tương tác cho Fanpage, tăng số lượng Fan cho Fanpage, tăng traffic cho website thông qua Fanpage, tăngsố người dùng cho các ứng dụng, quảng bá cho các event, các chương trình khuyến mãi…

Facebook Fanpage

Facebook Fanpage là cộng đồng những người đã, đang và sẽ yêu thích sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. Đến với Chúng tôi, bạn sẽ nhận được tư vấn và hỗ trợ toàn diện về các hoạt động xây dựng và phát triển Fanpage.
- Thiết kế fanpage trọn gói


Chúng tôi sẽ thiết kế những bộ cover và avatar chuyên nghiệp cho fanpage doanh nghiệp, giúp thể hiện được thương hiệu và ngành nghề hoạt động của khách hàng.
- Thiết kế App ứng dụng
+ App ứng dụng hỗ trợ cung cấp các thông tin của doanh nghiệp như sản phẩm, chương trình khuyễn mãi, địa chỉ doanh nghiệp…
+ App ứng dụng hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức event và tương tác với khách hàng
- Tổ chức sự kiện
Chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp lên ý tưởng và tổ chức sự kiện trên Facebook Fanpage.


Viral trên các Hot Fanpage

Là hoạt động đăng tải thông tin về doanh nghiệp, các chương trình khuyến mãi lên Facebook FanPage và Facebook Profile có lượng kết nối đông đảo.


Youtube - Kênh truyền thông qua video hiệu quả nhất

Youtube là kênh video giải trí số 1 tại Việt Nam. Có tới 90% cư dân mạng Việt Nam xem video trực tuyến mỗi ngày và 691 video được xem mỗi giây. Điều này cho thấy, thực hiện hoạt động Marketing Online sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận đông đảo khách hàng tiềm năng.
Sử dụng kênh truyền thông Youtube, doanh nghiệp có thể lựa chọn 2 hình thức khác nhau để triển khai: Youtube Channel và Youtube Ads.

Youtube Channel

Youtube Channel là kênh giúp doanh nghiệp lưu trữ và truyền tải video đến đông đảo khách hàng, phù hợp với các doanh nghiệp đã xây dựng nhiều TVC và video nhằm tương tác với khách hàng.
Chúng tôi hỗ trợ các doanh nghiệp:
+ Xây dựng kênh Youtube Channel.
+ Thiết kế Youtube Channel: Cover, avatar, frame trước mỗi video.
+ Tăng subscrible: Tăng lượng khách hàng tương tác với kênh Youtube Channel của doanh nghiệp.
+ Tổ chức event: Tổ chức chương trình kích thích khách hàng tương tác với video của doanh nghiệp.

Youtube Ads

Là hình thức quảng cáo tại các vị trí cho phép triển khai quảng cáo của Youtube. Có 7 hình thức quảng cáo trên Youtube cho doanh nghiệp lựa chọn.

Quảng cáo xuất hiện trên website Youtube.com


Quảng cáo Instream

Quảng cáo dạng banner đi kèm với video
 photo YT1_zpsc4dde5ef.png 
 Quảng cáo Click to play

Quảng cáo không đi kèm với video, xuất hiện bên cạnh video trên Youtube.

Quảng cáo Expand video

Quảng cáo xuất hiện trên các trang nội dung thuộc hệ thống các website của Google Display Network. Video tự động mở khi khách hàng click chuột vào video.
Quảng cáo hình ảnh trong video
 photo youtube-advertising-social-media-top-team_zps5797d6d6.png

Quảng cáo xuất hiện dạng banner hoặc dạng text đính kèm dưới chân video.

Quảng cáo True video instream

 photo MXH7_zpsc51e4ce5.png 
 TVC quảng cáo xuất hiện trước video, có độ dài dưới 3 phút. Khách hàng có thể click bỏ qua quảng cáo sau 5s và doanh nghiệp chỉ bị tính phí khi khách hàng xem tối thiểu 30s.

Quảng cáo True video display
 photo yt5_zps2f7af687.png TVC quảng cáo xuất hiện 20% bên dưới video. Quảng cáo sẽ xuất hiện màn hình TVC thu nhỏ và các câu mô tả video. Doanh nghiệp chỉ bị tính chi phí khi khách hàng xem tối thiểu ít nhất 30s.

Với hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến cùng đội ngũ hơn 200 nhân viên và kỹ thuật viên chuyên nghiệp, từng triển khai hơn 4.000 chiến dịch quảng cáo cho hơn 2.000 đối tác lớn trong và ngoài nước thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có 35% số khách hàng duy trì quảng cáo liên tục, Chúng tôi tự tin sẽ tư vấn và hỗ trợ triển khai các chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung.

Quý khách có nhu cầu tiếp thị sản phẩm, quảng bá hình ảnh hay phát triển trên các mạng xã hội và đang cần nhà tư vấn nhin vui lòng gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ .

điện thoại hỗ trợ dịch vụ quảng bá web của Kim Mã DPA
Mr Ken tổng hợp - Clever Ads

22/7/14

7 bước tránh trang web lừa đảo

TTO - 7 bước sau từ các chuyên gia hãng bảo mật Kaspersky Lab có thể giúp bạn tránh các trang web lừa đảo đầy rẫy trên Internet hiện nay.
Website lừa đảo đầy rẫy trên mạng Internet luôn chực chờ biến bạn thành nạn nhân

Website lừa đảo đầy rẫy trên mạng Internet luôn chực chờ biến bạn thành nạn nhân - Ảnh minh họa: Internet

1. Không nhấn chuột trực tiếp vào những liên kết (link) đáng nghi trên các trang web hoặc từ các nguồn không tin cậy qua email.

2. Nhập bằng tay (gõ thủ công) tất cả các địa chỉ tìm kiếm vào thanh địa chỉ trình duyệt (address bar).

3. Kiểm tra thanh địa chỉ ngay sau khi tải trang để đảm bảo đúng tên miền. Kiểm tra xem trang web có sử dụng một kết nối an toàn hay không (kết nối HTTPS).

4. Nếu nghi ngờ về tính xác thực của trang web, bạn không nên nhập thông tin cá nhân trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

5. Để chắc chắn tính hợp pháp của trang web, hãy liên hệ các công ty thông qua website chính thức của họ.

6. Tránh nhập những dữ liệu nhạy cảm trong khi bạn đang sử dụng mạng Wi-Fi công cộng.

* Cần biết: Mẹo dùng Wi-Fi miễn phí an toàn hơn

7. Nên sử dụng một giải pháp bảo mật có chức năng chống lừa đảo. (anti-phishing)

Nadezhda Demidova, chuyên gia phân tích nội dung của Kaspersky Lab nhận xét: "Lừa đảo mạng là một cách khá đơn giản để dẫn dụ người dùng Internet cung cấp thông tin cá nhân và tài chính của họ. Những kẻ tấn công chỉ cần vài phút để tạo ra các liên kết lừa đảocác trang web này thường chỉ hoạt động trong một vài giờ. Chiến lược của chúng là thiết kế sao cho các trang web này không bị danh tiếng xấu và không nằm trong cơ sở dữ liệu chống lừa đảo của các công ty bảo mật”.

ĐỨC THIỆN / Tuổi Trẻ

10/6/14

Tạo email tên miền riêng miễn phí với Zoho Mail

Nhu cầu tạo email theo tên miền riêng (ví dụ: contact@thachpham.com) thường áp dụng cho các doanh nghiệp hoặc những website mang tính chất chuyên nghiệp. Trước đây, chúng ta có thể dễ dàng làm việc này thông qua dịch vụ Google App Business vì nó miễn phí, nhưng đáng buồn thay bây giờ nó đã bắt buộc tính phí với giá là $5/email/tháng. Một con số không hề nhỏ nếu bạn muốn tạo khoảng 5 email khác nhau.
Nhưng cũng đừng nên lo lắng quá vì hiện nay có rất nhiều dịch vụ tạo email theo tên miền riêng mà hoàn toàn miễn phí, thậm chí không cần sử dụng dịch vụ mà bạn có thể tự tạo khi sử dụng các host nước ngoài chất lượng cao như A2Hosting. Nhưng mà trong bài này, mình sẽ giới thiệu đến mọi người một dịch vụ khác tương tự như Google App Business mà lại hoàn toàn miễn phí, đó là Zoho Mail.

Tổng quan về Zoho Mail

Zoho Mail là dịch vụ lưu trữ email tương tự như Gmail hay Yahoo, nhưng nó có thể đồng bộ với các dịch vụ tiện ích khác của Zoho như Zoho Docs, Zoho Storage. Điểm khác biệt của Zoho là cho phép bạn sử dụng tên miền riêng ngay khi đăng ký mà không cần phải thông qua một dịch vụ khác như Google App Business. Rõ ràng là nó được sinh ra để phục vụ với các nhu cầu email chuyên nghiệp.
Zoho Mail có nhiều khung giá khác nhau mà thấp nhất là miễn phí (sử dụng 1 domain, 5 users) và cao nhất là $10/user/tháng. Nhưng nếu bạn là blogger hay website cỡ trung bình thì chỉ cần cái miễn phí của nó là quá đủ, chịu khó xem quảng cáo một xíu thôi.
Bảng giá của Zoho Mail

Hướng dẫn đăng ký & sử dụng Zoho Mail

Để đăng ký, bạn hãy truy cập vào địa chỉ http://www.zoho.com/mail/zohomail-pricing.html và ấn vào nút Sign Up của bảng giá Free nhé. Sau đó bạn nhập địa chỉ domain cần sử dụng email.
Sau đó là nhập một số thông tin cần thiết như sau:
Lưu ý phần ID đăng nhập vào Zoho, bạn chỉ cần điền tên và sau này muốn đăng nhập thì bạn sẽ điền với cấu trúc là username@domain.com. Điền xong ấn nút Sign Up và đợi một lát.
Sau đó nó sẽ hiện lên một bảng thông tin xác nhận đăng ký và yêu cầu mời bạn xác thực domain, ấn vào link Proceed to verify domain ownership để bắt đầu xác thực.
Nó sẽ chuyển bạn tới một trang xác thực, việc của bạn cần làm bây giờ là chỉnh sửa các record DNS trong domain theo đúng yêu cầu của họ.
Đầu tiên là nó sẽ yêu cầu bạn điền thêm một record CNAME với giá trị riêng mà họ cung cấp, hoặc là bạn có thể chọn phương thức TXT Method (upload file lên host), HTML Method (thêm thẻ HTML vào website). Nhưng ở đây mình sẽ hướng dẫn cách xác thực bằng sửa DNS.
Và mình sẽ sửa DNS như sau:
Khi đổi xong, bạn nên đợi tầm 10 phút sau và quay lại trang xác thực của Zoho Mail và ấn nút Verify phía dưới để kết thúc.
Nếu xác thực thành công, nó sẽ yêu cầu bạn tạo tài khoản email như hình dưới.
Sau đó một bảng khác hiện ra và cứ ấn Next.
Bạn ấn Next 2 lần sẽ thấy nút Proceed to Point MX, hãy click vào nó để bắt đầu thiết lập lại DNS cho domain vì nếu bỏ qua bước này email của bạn sẽ không thể nhận được email nếu ai đó gửi tới địa chỉ theo tên miền.
Sau đó bạn thêm 2 record loại MX vào DNS với thông số là:
Thêm 2 record MX vào DNS
Host NameAddressPriority
@mx.zohomail.com10
@mx2.zohomail.com20

Đổi xong thì quay lại trang Zoho, kéo xuống và ấn nút Next, và cứ Next nếu các tùy chọn sau bạn không cần dùng đến. Cuối cùng là ấn Done.
Sau đó ấn vào link đăng nhập vào email họ cung cấp cho bạn và bạn sẽ được chuyển đến hòm mail, hoàn tất quá trình đăng ký Zoho Mail theo tên miền riêng. :D
Đừng quên thử lấy một email khác và gửi cho địa chỉ email mới tạo xem nó hoạt động được không nhé.

Cách tạo thêm email cho tên miền

Bạn truy cập vào phần Control Panel ở trên menu.
Truy cập vào phần User Details và ấn Add User.
Chỉ cần điền thông tin cho user và bắt đầu tạo, không cần thiết lập gì thêm cho domain.
Lưu ý là hãy giữ các record MX trong domain nhé, nếu xóa đi thì bạn sẽ không thể nhận được email nữa.
Thật đơn giản nhưng tuyệt vời phải không nào? Chúc bạn sớm có một email theo tên miền riêng chuyên nghiệp nhất.


Xem thêm : Tạo Email với tên miền riêng hoàn toàn miễn phí và chuyên nghiệp với Hotmail của Microsoft

Tuy nhiên, theo thông báo mới nhất mà Thiết Kế Website Kim Mã DPA mới nhận được từ Microsoft thì tháng 7 tới họ sẽ ngừng cung cấp dịch vụ Tạo Email với tên miền riêng trên nền Hotmail . Thế nên, lựa chọn kinh tế nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là Zoho .

Là người sử dụng Zoho nhiều năm qua, với các dịch vụ chẳng thua kém Google như Zoho Site, Zoho Docs, Zoho CRM ... thì việc BẠN lựa chọn Zoho chắc chắn là lựa chọn tối ưu.

Zoho Mail với tên miền riêng sẽ là giải pháp miễn phí mà Dịch vụ SEO Kim Mã DPA tích hợp cho khách hàng làm quen với Internet Marketing. Vì vậy, nếu bạn cho thắc mắc gì khi sử dụng Zoho Mail xin vui lòng liên hệ Kim Mã DPA hoặc comment ngay tại bài viết này. Chúng tôi sẽ hỗ trợ BẠN.


Thiết Kế Website Kim Mã DPA 

Mobile: 0988 78 5500 | 090 778 5500 Mr. Gia Hưng
Email: kimmadpa[a]gmail.com
Add: 48/1 Lê Văn Khương, Khu Phố 7, Tổ 9, P.Thới An, Q12, TpHCM
Website: www.kimmadpa.com

Chúc BẠN thành công !