Hiển thị các bài đăng có nhãn Google. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Google. Hiển thị tất cả bài đăng

13/1/15

3 điều đáng mong đợi từ Google trong năm 2015

Trong năm 2014, công cụ tìm kiếm của Google vẫn tiếp tục chiếm lĩnh ngôi đầu ở thị trường thế giới. Chỉ tính riêng ở Mỹ, công ty đã có được 67% thị phần tìm kiếm trên máy tính. Còn ở thị trường toàn cầu, Google nổi danh là một doanh nghiệp với 50 tỷ USD doanh thu mỗi năm.



Tuy nhiên, nguồn thu trong tương lai sẽ đến từ đâu vẫn luôn là nỗi niềm trăn trở của ban điều hành công ty. Vào lúc thành lập năm 1998, Google đã định hướng bản thân sẽ trở thành "tổ chức thông tin của thế giới". Giờ đây, khi nhiệm vụ cũ đã hoàn thành, công ty đang cần một hướng đi mới.



Như CEO của Google, Larry Page đã chia sẻ vào tháng 12/2014, "Tôi nghĩ rằng tuyên ngôn về sứ mệnh cũ của công ty đã có chút quá hạn hẹp. Bởi vậy, chúng tôi đang suy nghĩ về những việc cần làm để mở rộng nó (tầm nhìn cho những nhiệm vụ trong tương lai) hơn nữa."

Dưới đây sẽ là 3 điều đáng mong đợi từ Google trong năm 2015, theo nhận định của trang công nghệ Cnet.

1. Google Glass phiên bản "người tiêu dùng"

Bạn còn nhớ về Google Glass? Đây là một chiếc kính thông minh có khả năng kết nối Internet được Google tích hợp cả những tính năng như quay phim, chụp ảnh, lướt web, ... Thiết bị này chiếm được nhiều sự quan tâm, chú ý từ phía những chuyên viên công nghệ cao và giới truyền thông khi ra mắt bản hạn chế trong năm 2013. Tuy nhiên, qua năm 2014, tương lai của sản phẩm lại khá tăm tối.

Google Glass phiên bản "người tiêu dùng"

Nhiều vấn đề đã liên tiếp xảy đến với Google Glass. Đơn cử nhất là những sự lo ngại về việc thiết bị này có thể xâm phạm quyền riêng tư cá nhân của con người (dùng để quay phim/chụp lén), hay nhiều lệnh cấm từ Hiệp hội điện ảnh Mỹ hoặc một vài quán bar, casino cũng liên tục được ban hành với kính thông minh trong năm vừa qua, … Nhưng, những "sự cố" này vẫn không thể ngăn được bước tiến của Google Glass. Thiết bị vẫn được người khổng lồ công nghệ tiến hành thử nghiệm công khai và kêu gọi những người tiên phong sở hữu phiên bản "khám phá" của sản phẩm.

Theo phân tích của giới chuyên môn, giá thành hiện tại của sản phẩm, 1500 USD, là quá  "đắt" so với những linh kiện cấu thành và khả năng phục vụ mà nó có thể mang lại cho người dùng. Bên cạnh đó, Paul Saffo - giáo sư tại trường Stanford và là chuyên gia có tiếng ở thung lũng công nghệ Sillicon - lại có suy nghĩ ngược lại. Ông cho rằng đây là một trong những chiến lược kinh doanh của Google, "đẩy giá cao, trình diễn những tính năng ấn tượng và sau đó hạ giá bán để kích cầu từ phía người tiêu dùng."

Google Glass phiên bản "người tiêu dùng"

Dù 2 luồng ý kiến trái chiều, cả hưởng ứng lẫn chê bai, về sản phẩm vẫn liên tục được dấy lên. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, phiên bản thương mại cho người tiêu dùng với giá bán "hợp lý" hơn của Google Glass vẫn là một điều rất đáng mong đợi từ Google trong năm 2015.

2. Thay thế dịch vụ quảng cáo truyền thống

Nền tảng video trực tuyến YouTube vẫn luôn là đứa con "cưng" của Google kể từ khi phát triển. Lý do là bởi, đây chính là một trong những cỗ máy "in tiền" chủ chốt của công ty. Thực vậy, theo hãng nghiên cứu thị trường eMarketer dự đoán, chỉ tính riêng trong năm 2014, doanh thu mà những quảng cáo trên YouTube ở thị trường Mỹ mang lại cho Google đã lên tới 1,13 tỷ USD. Hay trên thị trường toàn cầu, YouTube có được lượng truy cập khổng lồ với hơn một tỷ người truy cập mỗi tháng và cứ trung bình mỗi phút lại có hơn 100 tiếng video được người dùng tải lên.

Thay thế dịch vụ quảng cáo truyền thống

Qua những con số ấn tượng ở trên, dễ thấy doanh thu từ quảng cáo trên YouTube mang lại cho Google là không hề nhỏ. Nhưng, mục tiêu của hãng không chỉ dừng lại ở đó. Ở thời điểm hiện tại, truyền hình truyền thống vẫn là điểm đến yêu thích của những thương hiệu và các cơ quan muốn thuê quảng cáo. Song, chỉ cần đến năm 2016, số tiền mà các doanh nghiệp dành cho quảng cáo trên Web sẽ vượt qua ngân sach họ dành cho quảng cáo trên truyền hình (theo một nghiên cứu công bố vào tháng 11/2014 của Forrester).

Bởi vậy, theo Sameet Sinha, một nhà nghiên cứu tại B. Riley & Co, nhiều khả năng trong năm 2015, Google sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược hợp tác cùng những thương hiệu lớn và các cơ quan quảng cáo để thực hiện mục tiêu "thế chỗ" cho dịch vụ quảng cáo truyền hình truyền thống của hãng.

3. Android ở mọi nơi

Có thể nói rằng, ở Google năm vừa qua, không có bộ phận nào bận rộn bằng bộ phận Android của hãng. Mức độ phổ biến của hệ điều hành Android giờ đây đã chiếm tới 80% lượng điện thoại thông minh trên thế giới. Trên hết, bước tiến và đà tăng trưởng của nền tảng này vẫn đang liên tục không ngừng nghỉ qua từng ngày.

Sự phổ biến của hệ điều hành Android


Vào tháng 9/2014, Google đã chính thức vận hành dự án "Android One", một sáng kiến mới nhằm mang những chiếc điện thoại Android "siêu rẻ", có chất lượng cao tới những thị trường mới nổi. Với dự án này, Google có thể kiểm soát được cả phần cứng lẫn phần mềm của chiếc điện thoại được sản xuất, qua đó có thể tạo nên được những chiếc smartphone giá rẻ mà vẫn hoàn thành được tiêu chí mạnh mẽ, mượt mà và tối ưu.

Chiếc điện thoại Android One đầu tiên đã xuất hiện tại Ấn Độ vào tháng 9/2014. Sang tháng 12, Google tiếp tục mở rộng chương trình tới lần lượt các quốc gia đang phát triển khác như Bangladesh, Nepal và Sri Lanka. Các quốc gia Đông Nam Á như Philippines và Indonesia cũng nằm trong mục tiêu của Google cuối năm 2014, nhưng sau đó hãng đã tạm hoãn lại để chuẩn bị kĩ lưỡng hơn. Dự kiến, sang năm 2015, dự án Android One sẽ có thể "đặt chân" tới những quốc gia này.

Sự phổ biến của hệ điều hành Android


Bên cạnh đó, tham vọng "phổ cập" Android cũng được "tiếp bước" nhờ có phiên bản Android 5.0 Lollipop với nhiều thay đổi lớn về thiết kế và giao diện người dùng (giới thiệu vào tháng 6/2014). Phó chủ tịch cấp cao của Google, Sundar Pichal mô tả đây chính là bản Android "lớn nhất, tham vọng nhất" trong những phiên bản hệ điều hành từ trước đến nay của công ty.

Ngoài ra, ở các lĩnh vực khác như đồng hồ thông minh (smartwatch), hay ô tô tự động, nhà thông minh (smarthome), … đâu đâu cũng đều thấy có xuất hiện của Google trong đó. Thực vậy, trong khuôn khổ hội nghị dành cho các nhà phát triển I/O diễn ra vào tháng 6/2014 vừa qua, ngoài Android L (Lollipop) thì Google cũng đã công bố một loạt các dự án quan trọng, trong đó có Android Auto (xe hơi) và cả Android Wear (thời trang công nghệ).

Sự phổ biến của hệ điều hành Android

Đặc biệt, với việc phát hành bản Android Wear dành riêng cho những thiết bị đeo tay, Google đã quyết tâm củng cố vị thế của mình tại thị trường mới nhiều tiềm năng này. Dù hiện tại, giá của sản phẩm đeo vẫn còn quá đắt và chưa được người tiêu dùng hưởng ứng. Tuy nhiên, theo Hiroshi Lockheimer, kỹ sư Android hàng đầu của Google nói với Cnet vào tháng 9/2014, "hãng đã có sẵn kế hoạch để giúp Android Wear tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian tới (2015)".

9/11/14

Yahoo lên kế hoạch 'hất cẳng' Google

(TNO) Nữ giám đốc điều hành Yahoo Marissa Mayer đang lên kế hoạch thuyết phục Apple sử dụng Yahoo làm công cụ tìm kiếm mặc định trên các thiết bị “quả táo” thay vì Google, trang Recode.net đưa tin.
Yahoo lên kế hoạch 'hất cẳng' Google

Yahoo thuyết phục Apple sử dụng Yahoo làm công cụ tìm kiếm - Ảnh minh họa: Reuters

Reuters ngày 16.4 dẫn bản tin trên Recode.net cho biết, ông Adam Cahan, Phó chủ tịch cao cấp phụ trách mảng các sản phẩm di động và chiến lược tại Yahoo cũng đang tham gia kế hoạch nói trên.

Cũng theo Reuters, nữ giám đốc Yahoo Marissa Mayer, một cựu điều hành cao cấp tại Google, đang cố gắng tìm kiếm sự hậu thuẫn từ phía các nhà điều hành tại Apple, trong đó có người bạn lâu năm của bà này là thiết kế trưởng Jonathan Ive.

Tuy nhiên, theo Recode.net, để thực hiện giấc mơ dài hạn này, trước tiên Yahoo cần tạo ra một công cụ tìm kiếm hiệu quả hơn cũng như ổn định nguồn tài chính, và mọi thứ dường như sẽ trở nên dễ dàng hơn với Yahoo khi đối tác Alibaba - nơi Yahoo đang giữ một tỷ lệ đáng kể cổ phần - trở thành công ty đại chúng vào cuối năm nay.

3/11/14

Dịch Vụ Viết Bài Chuẩn SEO Giá Rẻ

Bạn đang cần dịch vụ viết bài chuẩn SEO để xây dựng nội dung website? Bạn đang muốn viết bài PR sản phẩm dịch vụ của công ty? Công ty bạn có website và đang không có người xây dựng nội dung, viết bài và đăng bài?
Bạn cần viết bài chuẩn seo
Bạn cần viết bài chuẩn seo
Tại sao bạn cần tự viết bài cho website?
Ở quãng khoảng hơn 5 năm về trước bạn không cần tự viết bài, bởi vì bạn có thể copy các bài viết từ các website khác và đưa về website bạn, như vậy bạn cũng có thể lên top Google được. Nhưng bây giờ, khi những thuật toán của Google thay đổi, bởi vì họ luôn mong muốn nội dung bài viết độc đáo và có ích cho người dùng, nên bạn cần sáng tạo ra nội dung của bạn, nội dung duy nhất do bạn tạo ra.
Bạn là một người làm seo kinh nghiệm và lâu năm, bạn đang sử dụng cách remix và copy bài viết của người khác? Bạn vẫn thấy hiệu quả? Hôm nay là đầu tháng 6/2014 mình có thể chắc chắn đến cuối tháng này bạn sẽ không còn thấy hiệu quả nữa. Chắc chắn đấy!
Một website với nội dung copy bạn sẽ không thể lên top Google được, nếu bạn lên top được, thì bạn cũng cần hiểu, khách hàng luôn đi hết từ web này sang web khác để tìm hiểu, khi họ biết nội dung của bạn là copy họ sẽ bỏ bạn một cách không thương tiếc. Ai cũng gét những kẻ ăn cắp.
Mục đích cuối cùng của việc viết bài cho website là bài viết đó phải đến được với nhiều độc giả nhất, cách tốt nhất là lên được top Google với chủ đề mà nhiều người quan tâm. Để có được thứ hạng cao trên Google bạn cần SEO tức là tối ưu bài viết của mình theo chuẩn mà Google khuyến cáo và đưa ra.
Vậy làm sao để viết bài chuẩn SEO?
Thực tế để viết nên 1 bài là khó, chứ chưa nói đến việc làm sao để viết bài chuẩn SEO. Bạn hãy hình dung thế này nhé, những bài báo bạn đang đọc, để viết nên nội dung như thế, các nhà báo phải được học và đào tạo hàng năm trời. Nếu bạn là 1 người giỏi văn ngay từ nhỏ như mình chẳng hạn thì việc viết bài sẽ dễ hơn.
Mình có 11 cái hoa tay, thật đấy, nên mình luôn tin khả năng viết văn của mình là tốt. Không những thế hằng ngày mình còn liên tục đọc các tài liệu và liên tục viết bài, nên kỹ năng của mình được rèn luyện qua từng ngày.
Làm sao có thể viết bài hay? Bạn cần rèn luyện, bắt đầu bằng việc viết 1 đoạn văn, sau đó sửa lại cho hay theo nhiều cách. Tiếp theo viết nhiều đoạn văn, theo 1 chủ đề bạn yêu thích. Và cũng viết về chủ đề đó theo nhiều cách khác nhau. Nhất định bạn sẽ là người viết văn giỏi.
Làm sao viết bài chuẩn SEO? Khi có 1 bài viết, tức là bạn biết bài viết đó đề cập đến chủ đề gì, được gọi là từ khóa. Bài viết chuẩn SEO được hiểu đơn giản là làm nổi bật được từ khóa của bạn trong nội dung. Và sẽ tốt hơn nếu bài viết của bạn nêu được nhiều từ khóa liên quan nữa.
Các tiêu chuẩn SEO trong bài viết
Đây chính là điều mà tất cả các bài viết khi bạn sử dụng dịch vụ viết bài của Theson.net bạn sẽ nhận được. Nếu bạn tự viết bài, thì đây là các tiêu chí mà bạn cần biết và làm theo.
  1. Bài viết cần có các thẻ h1, h2, h3, các thể in đậmin nghiêng, ul, li, blockquote, link.
  2. Bài viết cần có vài hình ảnh minh họa, tham khảo cách seo hình ảnh, nếu có thể hãy thêm video.
  3. Các thẻ, hoặc nội dung hình ảnh, video nêu phía trên nên chứa từ khóa 1 lần trong ít nhất 1 thẻ.
  4. Phần mở bài và kết bài khoảng 150-200 từ cần chứa từ khóa 1-2 lần là tối đa.
  5. Cần đảm bảo độ dài 500-700 từ là mức khá, 1000-1500 từ là tốt, trên 2000 từ là xuất sắc.
  6. Không bị trùng lặp quá 150 ký tự tức là 2-3 câu liền nhau với các bài viết đã có trên Google.
Đó gần như là toàn bộ các tiêu chí bạn cần theo, tuy nhiên bạn cũng cần hiểu, mục đích cuối cùng của tất cả những điều đó, là giữ làm sao cho người dùng đọc hết bài viết của bạn, họ ở càng lâu trên trang càng tốt, họ click vào 1 vài link liên quan trong trang là tốt nhất.
Giá của dịch vụ viết bài
Giá của dịch vụ viết bài
Tham khảo giá của dịch vụ viết bài
Mức giá rẻ nhất mà mình từng cung cấp là 25 nghìn đồng / bài viết, mức giá 25 nghìn đồng, với số lượng lớn, 1 cụm 20 bài, số lượng từ là 500-700 từ / bài viết. Điều quan trọng là khách hàng chỉ cần thay đổi tiêu đề, thay đổi đoạn đầu và đoạn cuối. Còn nội dung ở giữa, cố gắng làm sao đảm bảo không bị kiện về DMCA của Google.
Tùy thuộc vào yêu cầu của bạn mà mình có giá cụ thể cho dịch vụ viết bài. Bạn có thể tham khảo bảng giá và yêu cầu bên dưới đây để lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bạn.
  • Giá: 25.000/ bài – Chất lượng: Bài viết khoảng 500 chữ, phần đầu và phần cuối được viết mới, phần giữa bài được sửa lại hoặc tổng hợp sắp xếp những bài đã có. Bài dạng remix. Số lượng bài viết trong mỗi lần là lớn >20 bài. Thời gian giao bài hoàn thành khoảng 1 tuần.
  • Giá: 40.000/ bài – Chất lượng: Bài viết khoảng 500 chữ, toàn bộ nội dung bài là mới hoàn toàn, bạn có thể yêu cầu dịch theo tài liệu tham khảo tiếng anh. Số lượng mỗi lần là lớn >10 bài. Thời gian giao bài khoảng 1 tuần. Với yêu cầu tương tự nhưng số lượng bài viết khoảng 5 bài thì giá là 50.000/ bài
  • Giá: 70.000/ bài – Chất lượng: Bài viết khoảng 1000 chữ, toàn bộ nội dung bài viết mới hoàn toàn, bạn có thể yêu cầu dịch theo tài liệu tham khảo tiếng anh. Số lượng mỗi lần >5 bài. Thời gian giao bài khoảng 1 tuần. Với yêu cầu tương tự nhưng số lượng bài viết khoảng 3 bài thì giá là 80.000/ bài
  • Giá bài viết 90.000/ bài – Chất lượng: Bài viết khoảng 1500 chữ, nội dung bài viết mới hoàn toàn, tài liệu tham khảo có thể là tiếng anh. Số lượng mỗi lần > 3 bài. Thời gian bàn giao khoảng 1 tuần.
Xin lưu ý, đây là bảng giá tham khảo với dịch vụ viết bài chuẩn seo tiếng Việt, với bài viết bằng tiếng Anh để có 1 mức giá tốt và hợp tác lâu dài, bạn hãy liên hệ trực tiếp với mình như vậy, sẽ có mức giá chính xác hơn. Với những yêu cầu cụ thể ví dụ như cần bàn giao bài trong ngày hoặc rút ngắn thời gian, bạn cần cộng thêm chi phí. Với những bài mang tính kỹ thuật cao, chi phí của bạn cũng tăng lên. Những bài hướng dẫn từng hình ảnh, chi phí cũng sẽ khác.
Quy trình viết bài chuẩn seo
Quy trình viết bài chuẩn seo
Quy trình thực hiện dịch vụ viết bài
Dịch vụ viết bài được thực hiện bởi những cộng tác viên đam mê viết lách, và được đào tạo kiến thức seo content từ theson.net, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về tính tự nhiên, chính xác, và chuẩn của nội dung bài viết. Trước khi bắt đầu hợp tác chúng ta có 1 quy trình nhất định như sau.
  1. Nhận yêu cầu viết bài về mảng nội dung nào đó, bạn chuyển trực tiếp những mảng nội dung, chuyên mục, tiêu đề cho theson.net, bạn chuẩn bị càng cụ thể, thì việc nhận được bài càng sớm. Ở bước này theson.net sẽ tư vấn cho bạn về mảng nội dung bạn theo đuổi, nếu bạn còn đang phân vân không biết chọn từ khóa hoặc nội dung bạn làm.
  2. Sau khi nhận yêu cầu viết bài, theson.net sẽ trao đổi lại với cộng tác viên về các yêu cầu, và nguồn tài nguyên kiến thức cộng tác viên cần tham khảo trước khi viết. Xác định cụ thể thời gian có thể giao bài, và chi phí bài viết, sau đó báo lại cho khách hàng.
  3. Với từng bài viết cụ thể nội dung sẽ được lên khung, dàn ý, bố cục từng đoạn. Theo những từ khóa mà khách hàng yêu cầu.
  4. Bài viết sẽ được hoàn thành ở từng đoạn và kết hợp lại thành 1 bài hoàn chỉnh. Sau khi cộng tác viên viết bài hoàn chỉnh, bài sẽ được theson.net duyệt qua 1 lần trước khi gửi cho khách hàng.
  5. Khách hàng nhận bài viết, xem bài viết, và yêu cầu sửa lại nếu chưa đáp ứng được các tiêu chí đã đề ra ban đầu. Khách hàng cũng có thể dừng dịch vụ, khi không hài lòng với chất lượng nội dung đã viết. Chỉ khi khách hàng đồng ý và nhận bài viết mới phải thanh toán chi phí đã thỏa thuận ban đầu.
Nếu bạn thuê dịch vụ của theson.net bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng bài viết, cũng như thời gian giao bài. Hoàn toàn có thể yên tâm về quy trình thanh toán dịch vụ. Với chi phí thấp nhất, bạn nhận được sự hài lòng cao cùng nhiều lợi ích, để 2 bên có thể hợp tác lâu dài.

Thế Sơn

28/9/14

Tá hỏa vì lo mất mật khẩu Google

Đã có khoảng 4,93 triệu tài khoản gmail (bao gồm tên và mật khẩu) vừa bị phát tán trên diễn đàn mua bán Russian Bitcoin (btcsec.com). Thông tin này khiến dân mạng phát hoảng.

Tá hỏa vì lo mất mật khẩu Google


Ban đầu nhiều người bảo đây chỉ là tin vịt. Tuy nhiên, các trang uy tín như Cnews, Daily Dot, Security Daily… đồng loạt xác thực và  lên tiếng cảnh báo người dùng.

Bài viết về thông tin này ở những trang: lifehacker.com, huffingtonpost.com… thu hút rất nhiều lượt xem và hàng loạt bình luận thảng thốt: “Trời ơi, có tôi”; “Sốc, email của tôi nằm ở đầu tiên”…

Trong số tài khoản bị lộ có khoảng 50.000 địa chỉ email là của người dùng VN. Trên các diễn đàn như: tinhte.vn, forum.bkav.com.vn... bài viết về chủ đề này đã trở thành tâm điểm chú ý của mọi người.

Trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter… cũng nhốn nháo không kém. Hùng Trần viết trên Facebook:

“Lộ tài khoản mail, đồng nghĩa với việc sẽ mất tài khoản các mạng xã hội trong tương lai vì khi đăng ký đa phần sử dụng email”.

Một thành viên công ty PR của Google tại VN đã chia sẻ thông tin trên trang blog chính thức của Google (http://googleonlinesecurity.blogspot.com). Tại đây, Google xác nhận sự việc rò rỉ mật khẩu này, nhưng cho rằng chỉ có chưa đến 2% số tài khoản và mật khẩu nói trên có thể khớp với nhau. Đồng thời khẳng định đây không phải là kết quả của một hành vi vi phạm hệ thống Google.

Google cho biết đã bảo vệ các tài khoản bị ảnh hưởng và yêu cầu người sử dụng thiết lập lại mật khẩu. Google cũng kiểm tra liên tục để có những hành động phù hợp bảo vệ người dùng.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó giám đốc Công ty TNHH công nghệ - truyền thông MeTech, cho biết có thể 4,93 triệu tài khoản gmail bị phát tán kia được thu thập qua nhiều “chiêu cướp” khá phổ biến hiện nay như: tạo những website giả mạo (tạo trang website khuyến mãi hoặc tặng quà có giá trị hấp dẫn và bắt người dùng đăng nhập bằng cả tài khoản và mật khẩu để tham gia, từ đó sẽ được gửi về cho chủ trang web); cài phần mềm keylocker (keylocker là dạng vi rút ghi lại thao tác bàn phím của người dùng và gửi về máy chủ - PV) vào các máy tính trong tiệm net để lấy trộm mật khẩu; dùng phần mềm dò mật khẩu; hoặc sử dụng các ứng dụng trò chơi vui thông qua Facebook…

Nhiều người vì  lo lắng đã  tất tả truy cập các trang: tools.mvs.vn, isleaked.com... với mong muốn kiểm tra tài khoản có nằm trong số bị rò rỉ hay không. Tuy nhiên, thành viên Quang Anh cảnh báo: “Hãy cẩn thận trước việc nhấn vào các liên kết lạ, những địa chỉ web không rõ ràng. Vì đây có thể là chiêu thu thập email, sau đó sẽ được sử dụng cho các chiến dịch gửi thư quảng cáo, phát tán mã độc sau này”.

Ông Vinh khuyên để hạn chế bị lộ dẫn đến việc mất mật khẩu, nên đặt mật khẩu bảo mật cao (hơn 6 ký tự bao gồm cả chữ thường, chữ hoa, con số, ký tự đặc biệt, ví dụ: quang@008!). Cần sử dụng tính năng mật khẩu hai lớp của gmail cung cấp (khi đăng nhập gmail sẽ gửi mật khẩu xác thực thứ hai về số điện thoại đã đăng ký).

Ngoài ra, cũng theo ông Vinh, cần hạn chế đăng nhập ở các quán net công cộng hay những máy tính lạ. Nên dùng các phần mềm diệt vi rút có bản quyền vì việc này giúp ngăn chặn được các vi rút đánh cắp thông tin. Dùng các phần mềm quét trong mạng lan (mạng nội bộ) xem có đang bị nghe lén hay không, và không được để người thứ hai biết mật khẩu…

Bình luận

“Tuy hiện tại danh sách nói trên đã bị gỡ bỏ, nhưng nói thiệt là tôi không khỏi lo lắng vì đã có rất nhiều lượt tải về bản danh sách ấy. Thật đáng lo ngại”. (mrkey2002/linkhay.com)

“Sau việc này mới thấy tầm quan trọng của cách thức thiết lập tính năng xác thực hai lớp cho gmail. Mọi người nên tìm kiếm những bài viết hướng dẫn tính năng này được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn để làm theo”. (Vũ Hưng/Facebook)

“Trong thời buổi công nghệ thông tin, mail là tài sản rất giá trị và quan trọng vì được đăng ký tài khoản online, giao dịch mua bán, thông tin công ty... đều nằm trong mail. Đây là một tài sản số hóa. Vì thế phải giữ tài khoản mail cẩn thận”.(Trí Minh/Facebook)

 Thanh Nam / Thanh Niên Online

27/9/14

7 lý do khiến chiến dịch SEO của bạn thất bại và hướng cải thiện chúng

(Thegioiseo) - Trải qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy đa số các chiến dịch SEO thất bại là do mọi người đặt hi vọng quá cao vào kết quả trong khi ngân sách đầu tư thì ít ỏi, một phần khác là do các chiến lược đưa ra đều dựa vào sự phỏng đoán/giả định mà không đi sâu vào phân tích số liệu cụ thể. Hơn nữa, khách hàng trong quá trình hợp tác thường hiểu sai về những gì bạn đang làm, dẫn đến tình trạng nhu cầu và mong muốn của họ không được đáp ứng bởi họ không có hiểu biết nhiều về SEO.
7 lý do khiến chiến dịch SEO của bạn thất bại và hướng cải thiện chúng

Cho dù bạn đang tự quản lý một chiến dịch SEO cho riêng mình hay phải thuê một SEO-er chuyên nghiệp khác, bạn vẫn cần phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi để xem xét kỹ liệu chiến lược của mình có đang tiến triển tốt và đi theo đúng hướng hay không.

1. Bạn đã đặt mục tiêu khả thi cho chiến dịch SEO hay chưa?
Bạn đã đặt mục tiêu khả thi cho chiến dịch SEO hay chưa

Việc đặt ra những mục tiêu thiếu tính thực tế cho chiến lược SEO (như: tất cả các sản phẩm hoặc dịch vụ trong website đều phải ‘thống trị’ hoàn toàn trên tất cả các công cụ tìm kiếm lớn như Google hay Bing) chính là nguyên nhân khiến cho chiến dịch của bạn bị thất bại ngay từ đầu. Để giải quyết vấn đề này, thay vì việc quá ‘háo thắng’, hãy lên kế hoạch mang tính khả thi cao cho từng chiến dịch và gặt hái thành công từng bước một chậm rãi nhưng chắc chắn. Ví dụ, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều chọn cách cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng. Nếu doanh nghiệp của bạn cũng nằm trong hình thức kinh doanh này thì sẽ rất khó khăn để có được thứ hạng hàng đầu bảng cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Chính vì vậy, hãy sử dụng chiến lược tăng tiến, chọn một sản phẩm đầu tiên rồi tối ưu hóa từ khóa về sản phẩm đó trước, sau khi thành công chuyển sang từ khóa tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy. Nhưng bạn cũng phải lưu ý rằng tiếp tục đẩy mạnh những từ khóa đã tăng được thứ hạng để duy trì phong độ.

Đó mới chính là cách xây dựng một mục tiêu hợp lý và khả thi; đó là chìa khóa giúp bạn thành công.

2. Bạn đã có một khung thời gian và kế hoạch chi tiêu ngân sách hợp lý cho các chiến dịch hay chưa?

Đây là một vấn đề khá quan trọng. Hầu hết các doanh nghiệp không có được một khung thời gian làm việc và khả năng phân phối chi tiêu khả thi cho tất cả các chiến dịch SEO của họ. Mặc dù mong muốn có được kết quả tốt ngay lập tức nhưng họ lại chỉ chịu đầu tư ra một khoản tiền nhỏ cho chiến dịch đó. Để giải quyết, tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến từ phía một SEOer chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm, sau đó xác định khung thời gian cũng như chi tiêu ngân quỹ một cách thực tế và đem lại hiệu quả cao nhất cho từng loại hình kinh doanh. Nếu một loại hình nào đó có tính cạnh tranh cao thì chắc chắn ngân sách chi tiêu sẽ phải nhiều hơn, khoảng thời gian để tiến hành sẽ lớn hơn so với những gì bạn tưởng tượng. Nếu bạn thực thi một chiến dịch mà chỉ dành cho nó quỹ thời gian ngắn ngủi và dè dặt trong đầu tư thì chắc chắn chiến dịch đó sẽ thất bại nhanh chóng, bởi vì bạn sẽ không thể cung cấp đủ thời gian cần thiết cho các SEOer để kiểm tra và đánh giá lại chiến dịch một cách chính xác và vẹn toàn hơn.

3. Bạn đã chọn đúng từ khóa?
Bạn đã chọn đúng từ khóa

Tối ưu hóa sai từ khóa vẫn là lỗi phổ biến và thường xuyên của tất cả các chiến dịch SEO thất bại. Tốt hơn hết, bạn nên thuê một công ty SEO hay chuyên gia SEO quản lý chiến dịch cho bạn. Họ sẽ biết cách chọn lựa đúng từ khóa sau khi đã phân tích và thực hiện nghiên cứu đa dạng các từ khóa khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn tự chọn từ khóa nhưng lại dựa trên cảm tính về những gì bạn nghĩ khách hàng của bạn đang tìm kiếm mà không kiểm tra lại bằng các công cụ thống kê trên thực tế thì chiến dịch lâu dài của bạn khả năng cao sẽ không sử dụng đúng từ khóa và tiến tới thất bại.

Phân tích dữ liệu từ khóa qua việc sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa có uy tín cao và xem những từ khóa nào mà đối thủ của bạn đang sử dụng thành công, để đảm bảo rằng bạn đang tối ưu hóa đúng từ khóa.

4. Chiến dịch của bạn có mang lại Lượng traffic tiềm năng?
Chiến dịch của bạn có mang lại Lượng traffic tiềm năng?

Tất nhiên nếu bạn lựa chọn sai từ khóa thì chắc chắn lượng traffic đến website sẽ không như mong muốn, hoặc nếu có cũng không phải là traffic có chứa khách hàng tiềm năng, hoặc gộp cả 2 ý trên. Bạn có thể thử làm một bài kiếm tra nhanh để xác định xem chiến dịch của bạn có cung cấp đủ lưu lượng truy cập tiềm năng cho website hay không bằng cách nhìn vào dữ liệu bounce rate cho lưu lượng tìm kiếm tự nhiên. Nếu bạn thấy số liệu bounce rate cao, thì nó có nghĩa là người truy cập đã không tìm được đúng nội dung phù hợp. Việc phân biệt giữa bounce rate của truy cập tìm kiếm tự nhiên với các truy cập từ nguồn khác (như direct visits, referral visits, …) là rất quan trọng trong việc giúp bạn đưa ra quyết định dựa trên lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên. Nếu bạn có số liệu Bounce Rate cao trên tất cả các nguồn truy cập thì có lẽ bạn phải xem xét lại toàn bộ website từ bước đầu tiên.

5. Bạn đã có một website với diện mạo chuyên nghiệp?

7 lý do khiến chiến dịch SEO của bạn thất bại và hướng cải thiện chúng


Một chiến dịch SEO thành công sẽ bắt đầu với một website chuyên nghiệp có thể dễ dàng tương tác với độc giả chỉ trong lần truy cập đầu tiên. Sự tương tác trên website của độc giả đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của chiến dịch bởi lẽ sự tương giao là kết quả của quá trình chuyển đổi từ truy cập thường sang khách hàng tiềm năng, và nó cũng chính là thước đo độ thành công của một doanh nghiệp. Việc thiếu đi tính chuyên nghiệp trong thiết kế cũng như kỹ thuật trong website (thiết kế không đẹp mắt, lỗi thời, hay có nhiều lỗi trang, …) sẽ khiến cho sự liên kết giữa độc giả và website cũng như tỉ lệ chuyển đổi bị giảm xuống nhanh chóng.

Dưới đầy là một số câu hỏi mà bạn nên xem xét trong quá trình đánh giá lại website cho riêng mình:

  • Thiết kế trang đã lỗi thời hay chưa?
  • Nó có thiết kế chuyên nghiệp hay không?
  • Thanh navigation có cấu trúc trực quan và dễ dàng cho người truy cập?
  • Thân thiện với mọi thiết bị như desktop, mobile, hay smartphone?
  • Bạn có nhận được phản hồi tiêu cực hay tích cực về những điều trên từ phía độc giả hay không?

6. Nội dung có thực sự thu hút được độc giả?

Thiếu đi sự tương quan của độc giả cũng như tỉ lệ chuyển đổi thấp cũng là kết quả của việc nội dung không phù hợp với nhu cầu của người truy cập. Bạn không nên viết những nội dung chỉ để đánh lừa bộ máy tìm kiếm, mà hãy viết những bài viết chất lượng nhất, có thể thu hút được đông đảo độc giả quan tâm. Hãy tạo một chiến lược nội dung ví dụ như: tham khảo ý kiến của khách hàng hay trả lời cho những câu hỏi mà họ đang quan tâm. Khách hàng tiềm năng sẽ đánh giá rất cao hành động này và sẽ gắn bó hơn với website.

7. Bạn có đang theo dõi dữ liệu và lên kế hoạch cải thiện chúng?

Theo dõi dữ liệu và lên kế hoạch cải thiện nó nếu cần là một công việc rất cần thiết và quan trọng không kém cho một chiến lược SEO lâu dài hoàn hảo và thành công. Điều này thường dẫn đến một số thay đổi trong việc cải thiện các chiến dịch theo thời gian như phải cải tạo toàn bộ chiến lược nội dung hoặc thậm chí là thiết kế lại một website.

Sẽ là sai lầm nếu bạn chỉ có những đánh giá xơ xài và đo lường kết quả của chiến dịch dựa trên một điểm dữ liệu nhất định nào đó. Hãy cố gắng bao quát tổng thể dữ liệu chung và hiểu được cơ chế của thứ hạng có ảnh hưởng như thế nào đến traffic hay traffic ảnh hưởng thế nào đến tỉ lệ chuyển đổi chẳng hạn. Nếu bạn nhìn nhận sự việc bằng cách bao quát tất cả các khí cạnh dữ liệu thành một hệ thống thì sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và sửa chữa thiếu xót. Ví dụ, Nếu thứ hạng và traffic tốt, nhưng tỉ lệ chuyển đổi lại ít, nguyên nhân có thể là do lựa chọn từ khóa không đúng và thiết kế website thiếu chuyên nghiệp, hoặc các yếu tố khác có thể thay đổi toàn bộ chiến dịch nếu như giải quyết kịp thời.

Kết luận 

Hầu hết các chiến dịch SEO bị thất bại với nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn bạn sẽ không muốn chiến dịch của mình nằm trong số đó. Với tất cả những câu hỏi bên trên, nếu bạn đều trả lời là “Không, tôi chưa có” thì đây là lúc bạn nên nhận ra rằng chiến dịch của bạn rất khó có thể thành công được. Hãy tạo ra một số thay đổi và tham khảo một số câu hỏi bên trên. Mọi ý kiến đóng góp xin comment bên dưới!

10/8/14

Google 'ưu tiên' các trang web xài giao thức HTTPS

(TNO) Google đang "âm thầm" thay đổi lại một số thuật toán có trong bảng xếp hạng danh sách các trang web trả về từ Google Search. Theo đó, Google sẽ dành "ưu ái" cho những trang web sử dụng giao thức bảo mật HTTPS.

Google 'ưu tiên' các trang web xài giao thức HTTPS
Google đang quan tâm đến việc sử dụng giao thức HTTPS - Ảnh: AFP

Theo CNET, hai nhà phân tích cơ chế xếp hạng Internet là Zineb Ait Bahajji và Gary Illyes cho biết trong thời gian gần đây khi họ tiến hành nghiên cứu các danh sách trả về từ Google Search, đã phát hiện rằng Google đang tiến hành âm thầm thay đổi lại một số thuật toán của Google Search, và đánh giá những trang web sử dụng giao thức bảo mật HTTPS được xếp hạng cao hơn so với những trang web khác.

Hiện tại, đại diện của Google đã xác nhận thông tin nói trên là chính xác và phương thức áp dụng giao thức xếp hạng các trang web dùng HTTPS đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm.

Quyết định này của Google được xem như là một "liều thuốc" giúp các nhà quản trị trang web quan tâm hơn đến cơ chế bảo mật của trang web mình, và cũng giúp Google "an tâm" hơn khi trả kết quả tìm kiếm về cho người dùng.

Được biết, hiện Gmail cũng đã áp dụng giao thức bảo mật HTTPS trong chế độ mặc định khi người dùng gửi hoặc nhận email, bất kể sử dụng mạng kết nối nào.

HTTPS (Secure HTTP), là sự kết hợp giữa giao thức HTTP và giao thức bảo mật SSL hay TLS cho phép trao đổi thông tin một cách an toàn trên internet. Các kết nối HTTPS thường được sử dụng cho các giao dịch thanh toán trên World Wide Web và cho các giao dịch nhạy cảm trong các hệ thống thông tin ngân hàng.

Thành Luân / Thanh Niên

22/7/14

Google Adwords và cách đấu giá từ khóa

Google là công cụ tìm kiếm số 1 thế giới, thu hút hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày. Ngoài tính năng tìm kiếm website cơ bản, Google Search còn cung cấp 22 dịch vụ miễn phí khác và khiến người sử dụng thực sự hài lòng về những dịch vụ này. Chính nhờ tính ưu việt của hệ thống tìm kiếm, quảng cáo trên Google thực sự hấp dẫn các khách hàng và trở thành cầu nối đưa các thông tin sản phẩm tới khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng nhất.

Google Adwords và cách đấu giá từ khóa


Google Adwords là gì?
Adwords là dịch vụ khai thác quảng cáo của Google thực hiện trên công cụ tìm kiếm và các website trong hệ thống liên kết. Adwords đem lại hơn 90% lợi nhuận cho Google Inc và là nguồn thu chính của tập đoàn.
Google cung cấp giải pháp quảng cáo tài trợ Adwords cho khách hàng theo phương thức Pay per Click - PCP (trả tiền theo mỗi lượt nhấp chuột) với 3 hình thức chính:

* Quảng cáo từ khóa trên công cụ tìm kiếm
* Quảng cáo từ khóa trên các websites
* Quảng cáo banner trên các websites

Thông điệp quảng cáo của khách hàng sẽ được hiển thị bên phải hoặc đôi khi phía trên các kết quả tìm kiếm đối với phương thức quảng cáo trên công cụ tìm kiếm.
Thông điệp hoặc banner quảng cáo của khách hàng được hiển thị tại nhiều vị trí trên các website liên kết với phương thức quảng cáo trên website Publishers.
Quảng cáo Google Adwords ưu việt nhờ khả năng "hiểu biết" quảng cáo, xác định đúng nhóm đối tượng quan tâm tới quảng cáo đồng thời có nhiều tùy biến giúp khách hàng tối ưu hóa quảng cáo và chi phí:

* Hiển thị quảng cáo trong các khoảng thời gian nhất định
* Hiển thị thông điệp quảng cáo theo đúng từ khóa lựa chọn
* Hiển thị quảng cáo theo khu vực, quốc gia hay thậm chí toàn cầu.
* Định mức ngân sách quảng cáo theo ngày, theo giai đoạn.
Chính nhờ khả năng tùy biến quảng cáo cực kỳ linh hoạt, Google Adwords là sự lựa chọn hàng đầu trong các chiến dịch quảng cáo, giúp cho các doanh nghiệp có thể định hướng khách hàng cực kỳ hiệu quả.

Các bí mật phía sau Adwords
1. Đấu giá từ khóa (Vickrey Auction):
Google Adwords yêu cầu khách hàng phải đấu giá để xác định vị trí hiển thị của từ khóa theo nguyên tắc đấu giá Vickrey nhưng giữ bí mật giá của các đối thủ:

* Các khách hàng phải đặt mức giá lớn hơn giá sàn (thường là 5 cent/click)
* Khách hàng A, B, C có thể đặt mức giá tối đa họ trả là a, b, c.
* Nếu b > a > c > 5 cent thì mức giá B phải trả để có vị trí cao nhất là a + 1 cent/click, A sẽ trả cho vị trí thứ 2 là c + 1 cent/click và C chỉ phải trả 5 cent vì đứng cuối cùng.
* A có thể điều chỉnh giá để được đứng trên B, và nếu vượt A chỉ phải trả b + 1 cent/click.

Đấu giá Vickrey sẽ kích thích khách hàng tham gia đấu giá để chiếm được vị trí cao nhất và giá của từ khóa càng hot sẽ càng cao.

2. Tham số chất lượng website (The Quality Score):
Để "chiến thắng" trong cuộc đấu giá, việc đặt giá cao là chưa đủ, một tham số quan trọng khác đó chính là chất lượng website và Google coi đó là điều kiện bắt buộc để các nhà quảng cáo có một mức giá tốt hơn. Website sẽ giảm được đáng kể chi phí Adwords nếu thỏa mãn các điều kiện về chất lượng sau:

* Nội dung website phải phù hợp với nội dung và thông điệp quảng cáo.
* Tỷ lệ người click để ghé thăm web cao (Click-Through Rate)
* Chất lượng website tốt (nội dung, lượng truy cập, số trang được quan tâm...)
* Tốc độ hiển thị trang web nhanh.
* Có vị trí địa lý phù hợp.
* Và còn nhiều tham số khác nữa.

Tham số chất lượng dựa trên các thuật toán tối ưu hóa tìm kiếm của Google và tham số này nhằm bảo đảm chất lượng quảng cáo trên Google là chính xác nhất. Nếu website không được tối ưu hóa, khách hàng có thể phải chịu các chi phí bổ sung khi tham gia Adwords:
* Phải trả mức giá sàn cao hơn các đối thủ.
* Phải trả chi phí bổ sung do chất lượng quảng cáo thấp.
* Quảng cáo chưa chắc đã được hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

3. Làm thế nào để tối ưu chi phí và hiệu quả quảng cáo Google Adwords?
Dưới đây là một số phương án giúp bạn tối ưu hóa chi phí và hiệu quả:

* Đừng đua tranh vị trí dẫn đầu bởi đó là vị trí tốn kém nhất. Thay vào đó hãy tính tới yếu tố hiệu quả.
* Hãy lựa chọn từ khóa dài và phù hợp, đừng chọn những từ quá ngắn và nghĩa quá rộng.
* Hãy hiển thị các thông điệp quảng cáo khác nhau với các từ khóa khác nhau.
* Hãy thông qua các công ty có uy tín để tư vấn tối ưu hóa website cho bạn.
* Hãy định ngân sách hợp lý, xác định thời gian, khu vực hiển thị quảng cáo để bảo đảm hiệu quả tốt nhất.
* Hãy chú ý tới các quảng cáo của đối thủ và làm cho quảng cáo của bạn thật ấn tượng.

Nguồn : Internet

19/3/14

Google Authorship và cách thiết lập quyền tác giả cho bài viết

Có nhiều cách để thực hiện việc cho hiển thị ảnh Avatar của mình trong kết quả tìm kiếm của Google hay còn gọi là Google Authorship



Vậy Google Authorshop là gì? Các sử dụng ra sao mời các bạn xem bài viết.

1. Google Authorship là gì?

Là một tiêu chí mới giúp bảo vệ nội dung tự sáng tạo của người dùng thông qua tài khoản trên Google+. Sau khi bạn xác minh quyền thì tất cả các nội dung có quyền tác giả và tất cả các bài viết của Website khác chưa nội dung coppy này sẽ được xếp hạng thấp hơn trên xếp hạng tìm kiếm Google.

Nếu bạn dành thời gian để sáng tạo ra nội dung chất lượng, cho dù đó là văn bản, âm nhạc hoặc video bạn cần phải liên kết nội dung gốc với Profile Google+ để xác định rằng bạn thật sự là tác giả và cần xác minh nội dung này.

Tăng khả năng khả năng hiển thị:

Bạn có thể thấy hình bên dưới tất cả các bài copy sẽ nằm dưới link bài viết có sở hữu quyền tác giả và bài viết của tác giả nằm ở vị trí đầu tiền:

Tăng độ Trust cho bài viết:

Sự kết hợp giữa thương hiệu cá nhân và quyền tác giả sẽ tăng mức độ tin cây cùng với profile cá nhân. Google sẽ nhận định rằng nội dung gắn với Brandname của bạn sẽ trở nên chất lượng và uy tính hơn.
Focus nội dung và mở rộng nội dung khác liên quan

Ngoài việc hiển thị một nội dung và 1 link nếu như có hơn 1 bài viết của bạn được post liên quan đến cùng chủ đề từ khóa tìm kiếm mà có quyền tác giả của bạn thì kết quả tìm kiếm cũng sẽ hiễn thị thêm ngay bên dưới.

Các chèn Google Authorship vào website

Sau đây là ba bước đơn giản để thực hiện thành công việc chèn google authorship vào website.
Bước 1: Thêm Google+ profile của tài khoản cần xác minh vào web của bạn

<a href="https://plus.google.com/117810150000665164087" title="Nguyễn Đức Linh" >Nguyễn Đức Linh</a>

Chú ý tên Nguyễn Đức Linh phải trùng với tên công khai trên Google+ của bạn và thay 117810150000665164087 phù hơp nhé. Mình khuyên dùng dạng https://plus.google.com/117810150000665164087 thay vì url tùy chỉnh dạng  https://plus.google.com/+kimmadpa vì sau này bạn có muốn tùy chỉnh URL Google Profile cũng không ảnh hưởng đến những page mà bạn đã set Google Authorship

hoặc thêm thẻ bên dưới vào header , trên tag </head>

<link rel="author" href="[profile_url]"/>


Nhớ thay [profile_url] bằng Google+ profile URL của bạn dạng như

https://plus.google.com/117810150000665164087

Bước 2: Thêm trang web của bạn vào phần giới thiệu thông tin cá nhân trên Google+ profile

Các bạn làm như sau: vào mục Giới thiệu » Cộng tác viên cho » Thêm liên kết tủy chỉnh

hoặc bạn chỉ cần bấm chuột vào đây Contributor To section để thực hiện luôn. Làm xong nhớ lưu lại nhé.

Bước 3: Kiểm tra

Google Rich Snippets để kiểm tra xem việc xác minh đã thực hiện đúng chưa. Nếu đúng bạn sẽ thấy dưới dạng xem trước. Khoảng 1 tuần sau nó mới có thể hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Lưu ý: Hình avatar của bạn trên Google+ phải là hình mặt người thì Google mới cho hiện nhé. Nhiều bạn để hình logo công ty, … cứ thắc mắc vì sao nó không hiện mặc dù đã làm đúng.

Làm đúng như các bước trên là bạn an tâm rồi nhé, ngồi chờ kết quả thôi. Còn nếu vẫn chưa được hãy Liên hệ với Kim Mã DPA, Chúng tôi sẽ giúp bạn.

Nếu bạn sử dụng Wordpress thì có thể tham khảo Clip rất chi tiết của Thạch Phạm tại : https://www.youtube.com/watch?v=RpincD2n0DM