Khoảng 6 tháng trước đây, Facebook vừa bổ sung thêm thẻ Facebook Open Graph là thẻ hiển thị thông tin của tác giả bài viết lên các liên kết được chia sẻ trên Facebook, nó đơn giản chỉ là một cái dòng ngắn nhỏ hiển thị bên cạnh đoạn trích của đường dẫn bài viết mà bạn đã đăng lên Facebook.
Thông thường nó sẽ hiển thị chính tên website đó. Và trong hướng dẫn này mình sẽ chia sẻ cách đơn giản nhất để bổ sung thêm tính năng hiển thị tên tác giả của bài lên Facebook.
Cách làm cực kỳ đơn giản, bạn vào phần theme đang dùng, sau đó mở file functions.php thêm đoạn code này vào cuối file, nếu file có ?> ở cuối thì nhớ là phải chèn trước ký tự đó thì mới hợp lệ nhé.
Đoạn code trên cho phép nếu bạn chia sẻ đường dẫn đến một bài viết cụ thể thì nó sẽ hiển thị nickname của người viết bài, còn nếu chia sẻ trang chủ hay các trang khác thì nó sẽ hiển thị tên của website.
Lưu ý là khi làm xong, hãy xóa cache nếu có cài các plugin cache. Các link cũ sẽ không có hiển thị ngay mà phải đợi Facebook cập nhật Open Graph. Nếu không muốn đợi thì bạn có thể vào https://developers.facebook.com/tools/debug/ và copy link bài viết cũ vào, sau đó ấn nút Debug rồi chia sẻ lên Facebook để xem kết quả.
Sau nhiều ngày chuẩn bị và liên tục quay và chỉnh sửa thì mình đã hoàn thành một bộ serie video Hướng dẫnWoocommerce bao gồm 14 tập dành cho những bạn nào đang cần nắm được cách sử dụng và thiết lập của plugin thương mại điện tử đình đám này.
Tiếp tục với loạt bài viết series Tự học WordPress online, bài tutorial ngày hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các phần cấu hình WordPress. Cấu hình WordPress thì nó nằm trong menu Settings, chứa các phần cấu hình chung và các cấu hình của các Plugin, đa số đều nằm trong này. Tutorial này chúng ta sẽ được tìm hiểu các phần cấu hình chung như cấu hình General, Writing, Reading, Media, Permalinks và cấu hình Discussion.
Tự Học WordPress online đây là khoá học hướng dẫn sử dụng WordPress hoàn toàn miễn phí tại ZendVN. Khoá học cung cấp tài liệu wordpress dưới hình thức video training, giúp người học làm chủ wordpress, sử dụng các theme wordpress, cài đặt plugin wordpress một cách dễ dàng. Nếu bạn nào thấy nó hữu ích cho cộng đồng xin hãy chia sẽ đến những người mà bạn thấy họ quan tâm và cần đến. Zendvn rất biết ơn bạn vì điều này.
Mình sẽ nói qua sơ sơ chức năng các phần cấu hình WordPress cho các bạn dễ hình dung:
1. Cấu hình WordPress Dashboard: Đây là phần cấu hình chung trong WordPress như site title, tagline, email, WordPress URL, site URL, data and time… Phần này nằm trong phần Settings -> General.
2. Cấu hìnhWriting: Cấu hình một số cái như cấu hình mail, mặc định category post bài (Default Post Category), mặc định chế độ post format (Default Post Format), Formatting, dịch vụ post bài lên các services của WordPress (Update Services) và một cái cũng rất hay mà rất ích người dùng đến nó là Press This. Phần này nằm trong phần Settings -> Writing.
3. Cấu hình Reading: Phần này cấu hình phần nào sẽ hiển thị ngoài trang chủ Front-end như Post hoặc Page nào. Nếu là post thì số item hiển thị là bao nhiêu, là page thì trang nào sẽ được chọn hiển thị, cấu hình Feed, số item của feed, full text lun hay chỉ là summary. Cuối cùng là có cho searcn engine index bài biết hay là không. Phần này nằm trong phần Settings -> Reading.
4. Cấu hình Media: Đây là phần cấu hình cho hình ảnh, khi upload lên thì sẽ có 3 kích thước được cắt, các kích thước đó thì bãn sẽ cấu hình WordPress ở đây, cho phép cắt chính xác hay là không chính xác. Phần này nằm trong phần Settings -> Media.
5. Cấu hình Permalinks: Phần này sẽ cấu hình link của mỗi bài viết. Phần này nằm trong phần Settings -> Permalinks.
6. Cấu hình Discussion: Phần này sẽ cấu hình cho phần bình luận trên websiet của chúng ta Settings -> Discussion.
Mời các bạn xem chi tiết video hướng dẫn quản lý cấu hình WordPress:
Phần 1 – Cấu hình General, Writing, Reading, Media, Permalinks :
Chúng ta đang đi vào loạt bài viết series Tự Học WordPress online, đây là khoá học hướng dẫn sử dụng WordPress hoàn toàn miễn phí tại ZendVN. Khoá học cung cấp tài liệu wordpress dưới hình thức video training, giúp người học làm chủ wordpress, sử dụng các theme wordpress, cài đặt plugin wordpress một cách dễ dàng. Bài tiếp theo chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu trong series này làquản lý group và user trong WordPress.
Quản lý group và user trong WordPress cũng là một phần khá quan trọng trong WordPress nhưng nó sẽ không tốn khá nhiều thời gian của các bạn tìm hiểu về nó, không như các hệ thống CMS Joomla quản lý người dùng rất chằng chịt và khó hiểu, quản lý group và user trong WordPress sẽ đơn giản hơn nhiều.
Tự học WordPress online đây là một khóa học miễn phí nhằm giúp cho người dùng nâng cao kiến thức của mình, cập nhật kiến thức cms mới. Nếu bạn nào thấy có ích thì hãy chia sẽ đến các bạn khác cùng học, Zendvn rất biết ơn các bạn! Và ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng đi vào chi tiết video tìm hiểu về quản lý group và user trong WordPress:
Tiếp tục với loạt bài viết series Tự học WordPress online, bài hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách sử dụng plugin trong WordPress. Cụ thể là chúng ta sẽ đi qua các plugin cơ bản và cần thiết trong WordPress như Helo Dolly Plugin Wordpress, Akismet Plugin Wordpress, Captcha Plugin WordPress, Contact Form Plugin Wordpress và WPFront User Role Plugin.
Tìm hiểu và Sử dụng Plugin trong WordPress
Như chúng ta đã biết Plugin trong WordPress là các thành phần mở rộng nhằm tăng sức mạnh cho WordPress, đa số các chức năng trong WordPress đều có plugin hỗ trợ, một số chức năng nào khó quá thì bạn có thể tự viết, có thể tìm sự hỗ trợ của các bậc tiền bối sử dụng WordPress trên thế giới thông qua các diễn đàn và các website về WordPress vì cộng đồng sử dụng WordPress rất đông nên bạn có thể yên tâm là mình sẽ tìm được câu trả lời bạn đang gặp, trường hợp của bạn sẽ có người đi trước đã gặp rồi.
Đây là công dụng một số plugin trong WordPress mà ta sẽ học trong bài này:
Helo Dolly Plugin Wordpress: Nói là plugin nhưng nó không hẵn là một plugin, nó chỉ show ra một câu thông báo ngẫu nhiên khi ta đăng nhập vào hệ thống.
Akismet Plugin WordPress: Đây là plugin giúp chúng ta bảo vệ commnent website chống các con robot tự động.
Captcha Plugin WordPress: Captcha là thuật ngữ quen thuộc nhỉ, plugin này giúp cho chúng ta bảo vệ các phần có tương tác với người dùng như form liên hệ, form bình luận, form đăng ký,..v.v.
Contact Form Plugin WordPress: Đây là plugin rất mạnh trong việc xây dựng form trong WordPress, plugin này rất là phổ biến, đa số người dùng WordPress đều sử dụng nó, giúp xây dụng form một cách dễ dàng.
WPFront User Role Form Plugin WordPress: Đây là plugin giúp chúng ta tạo ra các nhóm người dùng mới trong WordPress mà WordPress không hỗ trợ. Plugin này còn giúp chúng ta tạo các quyền hệ thống cho nhóm người dùng này.
Và đây là list video hướng dẫn chúng ta sử dụng các plugin trong WordPress này.
Tiếp tục với lọat bài viết Tự Học WordPress Online, bài hôm nay chúng ta sẽ đi vào một menu chuyên về quản lý giao diện đó là Appearance trong WordPress. Với appearance trong WordPress nó sẽ quản lý 5 phần chính đó là Themes, Customize, Widget, Menu và Editor. Trong các phần trên chỉ có phần Widget là nhiều nhất, vì mình phải hướng dẫn các bạn sử dụng từng cái Widget này, mỗi Widget sẽ là một video riêng biệt.Hướng dẫn sử dụng Appearance trong WordPress
Mỗi phần trong Appearance trong WordPress sẽ chịu trách nhiệm quản lý một nhiệm vụ nào đó, nhiệm vụ của mỗi thằng như sau:
- Themes: Chịu trách nhiệm quản lý các themes có trong WordPress, ta có thể cài đặt mới một theme nào đó từ máy tính hoặc các theme có sẵn của WordPress, các tác giả đã làm và miễn phí cho người dùng. Ở đây ta có thể xem trước theme ta sắp cài đặt, các vùng Widget được hỗ trợ cho theme, và khi xem Ok ta có thể click Active để chọn nó làm theme mặc định của mình.
- Customize: Phần này sẽ cho ta chỉnh sửa customize lại theme mà ta đang dùng, các phần được chình sửa như là site title, tagline, menu navigation, static front page và các vùng Widget đang dùng cho theme, có thể chỉnh sửa hoặc không dùng nó. Sau khi hài lòng với các chỉnh sửa, ta save lại để lưu các phần vừa mới chỉnh sửa.
- Widgets: Đây là phần quản lý các Widget có trên Website của chúng ta do WordPress hỗ trợ hay các Widget được cài đặt thêm vào. Ở đây ta sẽ có các vùng như: Available Widgets, Inactive Sidebar (not used), Inactive Widgets, sẽ có thể phát sinh thêm các vùng Inactive Sidebar (not used) ở trong phần này. Video Appearance trong WordPress ở phía dưới sẽ giúp chúng ta tìm hiểu hết các phần Widget trong phần này.
- Menus: Phần chịu trách nhiệm chính quản lý các menu có trong hệ thống, các menu được theme hỗ trợ. Trong này ta có thể tạo menu mới, kéo thả các item như category, page, link,..và các taxonomy khác để tạo menu theo ý mình.
- Editor: Đây là phần quản lý nội dung các file có trong theme của chúng ta như Stylesheet (style.css), Sidebar (sidebar.php), Header (header.php), Footer (footer.php)…
Đó là 5 phần mà chúng ta sẽ được học của Appearance trong WordPress, và sau đây là nội dung của các video mà ta sẽ được học:
- Phần 1: Quản lý Themes
- Phần 2: Sử dụng Customize
- Phần 3: Sử dụng Header
- Phần 4: Sử dụng Background
- Phần 5: Sử dụng Editor
- Phần 6: Sử dụng Menu
- Phần 7: Sử dụng Archives Widget
- Phần 8: Sử dụng Calendar Widget
- Phần 9: Sử dụng Categories Widget
- Phần 10: Sử dụng Custom Widget
- Phần 11: Sử dụng Meta Widget
- Phần 12: Sử dụng Pages Widget
- Phần 13: Sử dụng Recent Widget
- Phần 14: Sử dụng Recent Posts Widget
- Phần 15: Sử dụng Search Widget
- Phần 16: Sử dụng Recent Widget Sử dụng RSS Widget
- Phần 17: Sử dụng Tag Cloud Widget
- Phần 18: Sử dụng Text Widget
- Phần 19: Sử dụng Twenty Fourteen Ephemera Widget
Sau đây mời các bạn xem chi tiết video của Appearance trong WordPress :
Tutorial ngày hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu phần quản lý Comment trong WordPress. Về nội dung phần này thì mọi người cũng đã hiểu ít nhiều về comment. Comment là phần bình luận hay nhận xét của người dùng về một vấn đề hay một bài viết nào đó trên website của chúng ta. Và việc quản lý comment là quản lý các bình luận của các người dùng, ta có toàn quyền quyết định, như xét duyệt có hiển thỉ hay không, xóa comment hay chuyển chúng vào sọt gác..v.v
Tự Học WordPress online đây là khoá học hướng dẫn sử dụng WordPress hoàn toàn miễn phí tại ZendVN. Khoá học cung cấp tài liệu wordpress dưới hình thức video training, giúp người học làm chủ wordpress, sử dụng các theme wordpress, cài đặt plugin wordpress một cách dễ dàng. Nếu bạn nào thấy nó hữu ích cho cộng đồng xin hãy chia sẽ đến những người mà bạn thấy họ quan tâm và cần đến. Zendvn rất biết ơn bạn vì điều này.
Mời các bạn xem chi tiết video hướng dẫn quản lý Comment trong WordPress
Tiếp theo series Tự học WordPress online , bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu phần quản lý Page, đi sâu vào tim hiểu Page, cách tạo Page, publish Page, các thuộc tính liên quan đến Page. Phần quản lý Page này sẽ giúp chúng ta tạo ra các Page đặc trưng và riêng biệt như trang giới thiệu, trang liên hệ, trang hướng dẫn mua hàng, hướng dẫn thanh toán…
Tự Học WordPress online đây là khoá học hướng dẫn sử dụng WordPress hoàn toàn miễn phí tại ZendVN. Khoá học cung cấp tài liệu wordpress dưới hình thức video training, giúp người học làm chủ wordpress, sử dụng các theme wordpress, cài đặt plugin wordpress một cách dễ dàng. Nếu bạn nào thấy nó hữu ích cho cộng đồng xin hãy chia sẽ đến những người mà bạn thấy họ quan tâm và cần đến. Zendvn rất biết ơn bạn vì điều này.Quản lý Page trong WordPress
Bài quản lý Page này gồm hai phần, phần đầu chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Page, cách tạo và publish Page. Phần thứ hai chúng ta chỉ đi tìm hiểu về quản lý Page. Và bây giờ chúng ta sẽ đi vào xem chi tiết của hai phần này:
Tiếp tục với series bài viết tự học WordPress online, hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu thư viện media trong WordPress. Nếu trong bài lần trước, bài sử dụng Post trong WordPress thì mình cũng đã nói sơ qua phần media trong WordPress này rồi, tutorial hôm nay chỉ cần tìm hiểu thêm chút nữa thôi là ok.
Thư viện media trong WordPress là nơi lưu trữ tất cả các hình ảnh, âm nhac, video, file… nói chung là mọi thứ mà chúng ta upload lên cho WordPress. Đối với mỗi media trong wordpress thì ta có quyền sử dụng nó hay không, ta có hể xem chúng, có thể chỉnh sửa hoặc xóa nó khỏi hệ thống wordpress. Với cách hiển thị các file trong media chúng ta có thể tùy chỉnh các cột mà chúng ta muốn nó hiển thị, như cột tác giả, cột bình luận, cột ngày upload, cột bài viết được upload đến.
Mình xin giới thiệu sơ qua về khóa hoc wordpress online mà mình đang viết hướng dẫn và cung cấp video cho các bạn. Tự Học WordPress online đây là khoá học hướng dẫn sử dụng WordPress hoàn toàn miễn phí tại ZendVN. Khoá học cung cấp tài liệu wordpress dưới hình thức video training, giúp người học làm chủ wordpress, sử dụng các theme wordpress, cài đặt plugin wordpress một cách dễ dàng.
Nếu bạn nào thấy nó hữu ích cho cộng đồng xin hãy chia sẽ đến những người mà bạn thấy họ quan tâm và cần đến. Zendvn rất biết ơn bạn vì điều này. Không nói nhiều nữa, bây giờ mời các bạn cùng xem qua video hướng dẫn quản lý thư viện media trong WordPress:
Bài tiếp theo của loạt bài viết Tự học WordPress online, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu một thành phần rất quan trọng trong WordPress là Posts, ở đây mình sẽ hướng dẫn sử dụng Post trong WordPress. Bài học hôm nay rất là chi tiết và dễ hiểu, bên cạnh việc đi sâu tìm hiểu về Post, chúng ta còn đi sâu vào tìm hiểu các thành phần liên quan đến nó như Tags, Category,Slug, Author, Comment..
Bài học hướng dẫn sử dụng Post trong WordPress hôm nay sẽ bao gồm 19 phần tất cả, mổi phần là một vấn đề liên quan đến Post, có một số vấn đề được chia ra thành nhiều phần nữa vì nội dung quá dài. Các bạn hãy nhìn xuống hình dưới đây, chúng ta sẽ đi qua tìm hiểu các phần nội dung được đánh số đó, có một số cái là của plugin wordpress thì mình sẽ bỏ qua không nói tới, khi nào tới bài hướng dẫn về plugin WordPress thì mình sẽ quay lại và nói với các bạn.
Dưới đây là danh sách 19 bài viết trong bài hướng dẫn sử dụng Post trong WordPress:
Phần 1: Tạo bài viết mới
Phần 2, Phần 3: Sử dụng công cụ Web Editor
Phần 4: Tìm hiểu thông số trong Publish
Phần 5, Phần 6, Phần 7: Cấu hình file upload và upload hình ảnh
Phần 8: Đưa hình ảnh từ Internet vào web
Phần 9: Tạo gallery hình ảnh và sử dụng Gallery plugin
Phần 10: Nhúng video, video playlist , youtube vào bài viết
Phần 11: Nhúng MP3, MP3 playlist vào bài viết
Phần 12: Cấu hình tùy chọn Tags và Format
Phần 13: Cấu hình tùy chọn Category
Phần 14: Cấu hình tùy chọn Featured Image và Expert
Phần 15: Cấu hình tùy chọn Send Trackbacks, Dicussion
Phần 16: Cấu hình tùy chọn Comment, Slug, Author
Phần 17: Quản lý bài viết
Phần 18: Quản lý Category bài viết
Phần 19: Quản lý Tags
Ngay bây giờ là nội dung chi tiết video hướng dẫn sử dụng Post trong WordPress:
Tiếp tục những bài học đầu tiên của series tự học WordPress online, bài hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu đi vào tìm hiểu chi tiết phần cấu hình bên trong của WordPress, cấu hình WordPress Dashboard. Cụ thể trong bài này chúng ta sẽ đi qua 3 phần chính sau đây:
1. Cấu hình thông tin tài khoản Admin: Phần này chúng ta sẽ hiểu chi tiết từng item cấu hình Admin, phần này nằm trong Users -> Your Profile.
2. Cấu hình WordPress Dashboard: Đây là phần cấu hình chung trong WordPress như site title, tagline, email, WordPress URL, site URl, data and time… Phần này nằm trong phần Settings -> General.
3. Cấu hìnhWriting: Cấu hình một số cái như cấu hình mail, mặc định category post bài (Default Post Category), mặc định chế độ post format (Default Post Format), Formatting, dịch vụ post bài lên các services của WordPress (Update Services) và một cái cũng rất hay mà rất ích người dùng đến nó là Press This. Phần này nằm trong phần Settings -> Writing.
Ba phần cấu hình này mình chia thành 3 video riêng biệt, mỗi video làmột phần cụ thể. Bây giờ mời các bạn cùng xem chi tiết video thiết lập cấu hình WordPress Dashboard này:
Như các bạn biết Frontend là phần hiển thị dữ liệu ra bên ngoài, còn Backend là phần bên trong, phần Admin của website. Khi cấu hình và dữ liệu trong phần Backend thì khi ra ngoài nó sẽ hiển thị như dữ liệu bên trong nó. Bài thứ 2 trong series tự học WordPress online này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Frontend & Backend trong WordPress, chi tiết trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng thành phần menu trong Backend của WordPress như Posts, Media, Pages, Comment, Contact, Appearance, Plugins, Users, Tools,..và cách tương tác các nó thông qua Frontend.
Phần Frontend & Backend trong WordPress cũng không khó lắm với các bạn đâu, chỉ cần chú ý một chút và làm theo thì có thể hiểu được nó. Các bạn cũng đừng bận tâm và lo lắng quá, chỉ cần đi theo từng bài học của series tự học wordpress online này thì các bạn có thể tự tin làm được website cho riêng mình.
Bây giờ mình nói sơ qua về ý nghĩa và cách sử dụng của một số thành phần menu trong WordPress Dashboard:
1. Dashboard
Đây là vùng hiển thị các thành phần chủ yếu trong WordPress cũng như các thông báo của wordpress như update wordpress version, plugin version,..và các tương tác của người dùng trên Website như comment..v.v.
2. Posts:
Đây là phần quản lý các bài viết của bạn trên website, phần quan trong của WordPress. Bên trong của nó còn có các phần quản lý như Tags và Category hỗ trợ cho bài viết.
3. Media:
Phần này quản lý các file trên website của bạn như hình ảnh, nhạc, video, file,… Các bạn có thể chỉnh sửa nó như tiêu đề, caption,.. và cũng có thể delete nó khỏi website nếu bạn ko dùng nó nữa.4. Pages:
Phần này tương tự như post như không có 2 phần hỗ trợ là Tags và Category. Phần pages này chủ yếu quản lý các nội dung tĩnh trên các pages, thông thường như trang liên hệ, trang contact, trang giới thiệu, hướng dẫn sử dụng,..
5. Comments:
Khu vực quản lý các bình luận từ phía người dùng, có thể chỉnh sửa, xóa, hoặc delete khỏi hệ thống.
6. Appearance:
Một phần rất cũng rất quan trọng, ngang ngữa với post, phần này sẽ quản lý các thành phần liên quan đến giao diện website của bạn như theme, menu, header, editor, widgets.
7. Plugins:
Đây là thành phần giúp tăng sức mạnh cho website wordpress của bạn, mặc định thì nó chỉ có vài cái plugin cơ bản, nếu muốn tăng sức mạnh cho nó bạn cần cài thêm những cái mà bạn muốn có.
8. Users:
Khu vực quản lý các thành viên trên website, bạn có thể phân quyền người dùng hệ thống theo từng chức năng , xem thông tin người dùng,.. hoặc có thể delete chúng.
9. Tools:
Khu vực rất ít dùng, một số trường hợp bạn đụng đến nó khi cài đặt plugin nó chạy vào khu vực này.
10. Settings:
Đây là nơi bạn thường đến nhiều nhất thì phải cấu hình trên website, thay đổi chúng, và đa số các plugins khi cài đặt mà nó có phần thiết lặp đều rơi vào nơi này.
Đây là phàn giới thiệu sơ lược về các thành phần Frontend & Backend trong wordpress, để biết chi tiết và sâu thêm thì mời các bạn xem qua video hướng dẫn.
Đây là bài học đầu tiên trong series tự học WordPress online do ZendVN biên soạn và quay video. Mỗi bài chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một thành phần hay một tính năng nào đó trong WordPress. Và bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và cài đặt WordPress. Bài đầu tiên này khá dài nên mình đã chia nhỏ kiến thức, cắt ra thành 3 phần cho các bạn dễ học và không bị đuối khi xem quá nhiều.
Thời gian đầu WordPress chỉ thường được sử dụng cho mục đích blog và chia sẽ thông tin của nhiều người, nhưng sau một thời gian ra đời thì mã nguồn WordPress được sử dụng rộng rãi hơn, cả những tổ chức nổi tiếng và có uy quyền trên thế giới cũng đã tin tưởng và sử dụng nó như CNN, TechCrunch, Time, Wired,… Bởi vì nó hoàn toàn miễn phí, kho templete đẹp có cả phí và không phí, hỗ trợ nhiếu plugin vô cùng mạnh và rất dễ sử dụng, một điều quan trọng hơn cả là tình năng bảo mật của nó không thua kém gì các CMS khác như Joomla và Drupal.
Tiếp tục giới thiệu và cài đặt WordPress mình sẽ nói qua một số cái ưu và nhược điểm của WordPress mà mình biết được:
Ưu điểm của WordPress :
Dễ cài đặt, dễ sữ dụng và quản lý, ít hao tồn tào nguyên của máy chủ.
Hỗ trợ nhiều theme đẹp có phí lẫn không phí, số theme nhiều nhất trong các CMS hiện nay.
Nhiều plugin hỗ trợ, được cập nhật liên tục, hầu hết các tính năng đều có sẵn plugin cho nó.
Dễ tùy biến, chỉ cần có chút kiến thức PHP và HTML & CSS là bạn có thể tùy biến được.
Có cộng đồng lớn hỗ trợ, các vấn đề của bạn đều có người trãi qua và chia sẽ trên internet.
Nhiều Framework giúp thiết kế giao diện một cách dễ dàng.
Hỗ trợ đa ngôn ngữ và hỗ trợ SEO rất tốt.
Quản lý blog qua mobile rất thuận tiện và tuyệt vời.
… Nhược điểm của WordPress :
Hơi khó đối với người mới bắt đầu tìm hiểu.
Đa số theme và plugin đề có phí.
Số function khá nhiều, khó mà nhớ hết được.
…
Và đây là 3 phần của video giới thiệu và cài đặt WordPress, mời các bạn xem:
Hỏi: BẠN Đoàn Vĩ {https://www.facebook.com/soulmas} có hỏi: Làm cách nào để xóa hết thumb trong tất cả bài viết, xóa nó cả trong mysql
Trả lời: Vấn đề xóa hàng loạt Thumbnail hoặc hình ảnh nổi bật trong tất cả các bài viết của WordPress
Mặc định BẠN chỉ có thể loại bỏ những hình ảnh nổi bật bằng cách chỉnh sửa từng bài, từng bài một. Thế nhưng bây giờ, nếu website WordPress của tôi đã có hàng trăm bài viết với những hình ảnh đặc trưng và phải loại bỏ từng cái một chắc chắn là một công việc tốn thời gian rất nhiều và sẽ làm nản lòng chiến sĩ. Thay vào đó, chúng tôi tìm ra 1 hướng giải quyết đơn giản hơn. Chúng tôi sẽ chạy một truy vấn đến cơ sở dữ liệu để loại bỏ tất cả những hình ảnh nổi bật trên tất cả các bài viết.
Trước khi BẠN tiến hành, xin vui lòng lưu ý rằng mã dưới đây sẽ loại bỏ những hình ảnh nổi bật từ các bài viết trên "tất cả các bài viết" trên web WordPress của BẠN, bằng cách đơn giản là chỉ dán 1 đoạn code. Cũng lưu ý rằng đoạn mã này sẽ không xóa bất kỳ hình ảnh BẠN đã tải lên, chúng vẫn sẽ tồn tại trong Media Library và BẠN có thể tái sử dụng chúng bất cứ lúc nào.
Tất cả BẠN cần làm là sao chép và dán đoạn mã này trong tập tin functions.php của theme của BẠN.
global $wpdb;
$wpdb->query( "
DELETE FROM $wpdb->postmeta
WHERE meta_key = '_thumbnail_id'
" );
Vâng! Đó là tất cả những gì BẠN cần làm. Ngay sau khi BẠN lưu tập tin functions.php, nó chạy một truy vấn cơ sở dữ liệu và loại bỏ hình ảnh nổi bật từ tất cả các bài viết.
Quan trọng: Hãy loại bỏ mã này ngay lập tức sau khi lưu file functions.php của BẠN. Bởi BẠN sẽ không thể thiết lập ảnh tiêu biểu (featured image) trong WordPress và mã này sẽ tiếp tục loại bỏ những hình ảnh nổi bật từ bài viết.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, những ảnh trước đây BẠN đã dùng làm ảnh tiêu biểu nó vẫn tồn tại trong thư viện ảnh Media Library (thư mục upload trong theme), nếu BẠN muốn làm nhẹ source của mình có thể dùng plugin Image Cleanup để loại những ảnh không dùng đến trong WordPress nhé
Chúng tôi hy vọng bài viết này giúp BẠN tiết kiệm thời gian và cho phép BẠN loại bỏ hình ảnh nổi bật với số lượng lớn từ các bài viết WordPress. Đối với câu hỏi và ý kiến phản hồi về bài viết hướng dẫn này này vui lòng để lại comment bên dưới.
Nếu như bạn đã từng sử dụng Jetpack để tự động đăng bài trong WordPress lên các Mạng xã hội như Facebook , Google+ , Twitter ... thì chắc hẳn các BẠN cũng biết mặc định không có với Sản phẩm của plugin WooCommerce .
Vậy làm thế nào để khi đăng 1 sản phẩm mới trong WooCommerce nó cũng tự động post lên các Mạng xã hội?
Giải pháp mà Thiết kế Web Kim Mã đề xuất với BẠN là hãy chèn đoạn code dưới đây vào file functions.php trong theme của bạn. Vậy là từ bây giờ, mỗi khi đăng 1 sản phẩm mới trên site WordPress thì Jetpack sẽ giúp BẠN truyền tin đến những mạng xã hội nổi tiếng như: Facebook , Google+ , Twitter,LinkedIn,Tumblr,Path ...
Quá tuyệt vời phải không các BẠN. Đừng quên để lại 1 câu hỏi nếu BẠN gặp vấn đề gì khi thực hiện thao tác qua hướng dẫn này nhé.
Có lẽ rất nhiều BẠN dùng WordPress + WooCommerce để làm website bán hàng, giới thiệu sản phẩm.
Một yêu cầu được đặt ra là làm thế nào để hiển thị thông báo "Liên Hệ" khi bạn giá của SP bạn không điền vì nhiều lí do.
Rất đơn giản, chỉ với 1 dòng code dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó. Chèn nó vào file functions.php trong theme của BẠN nhé
Đừng quên đặt câu hỏi cho chúng tôi nếu như BẠN gặp trở ngại nhé
-Thứ nhất: Việc này giúp BẠN tiết kiệm thời gian rất nhiều khi bỏ bớt 1 hoặc nhiều thao tác xóa link ảnh nếu như bạn không muốn chèn link vào ảnh. Vì sao tôi nói 1 hoặc nhiều thì BẠN nên xem ở Video Clip sẽ rõ hơn. Đó là yếu tố kinh nghiệm được Kim Mã DPA lượm nhặt.
- Thứ 2: Đối với SEO thì việc chèn link vào ảnh sẽ khiến cho tỉ lệ thoát của trang sẽ gia tăng nếu như bạn không xử lý việc mở link ảnh đó ở 1 tab/ cửa số khác hoặc ở hiệu ứng Lightbox. Độc giả của BẠN khi link ảnh ngay tay trang đang xem bài viết sẽ có 2 lựa chọn. Hoặc là bấm nút back để xem lại bài còn dang dở hoặc là đến 1 truy vấn tìm kiếm và xem 1 bài viết khác, website khác... . Còn vì sao tỉ lệ thoát cao sẽ không có lợi cho SEO thì chắc các BẠN đã tìm hiểu qua nên Kim Mã DPA không đề cập trong khuôn khổ bài viết này.
Vậy làm thế nào để Xóa liên kết mặc định khi chèn ảnh trong WordPress?
Có 2 giải pháp mà Kim Mã DPA từng sử dụng đó là cài đặt 1 plugin phù hợp hoặc viết 1 đoạn code nhỏ dưới đây vào file functions.php trong thư mục theme của BẠN. Theo khuyến khích của Thiết kế Web Kim Mã DPA thì BẠN nên chèn đoạn code vì nó rất ngắn gọn và đơn giản.
function wpb_imagelink_setup() {
$image_set = get_option( 'image_default_link_type' );
if ($image_set !== 'none') {
update_option('image_default_link_type', 'none');
}
}
add_action('admin_init', 'wpb_imagelink_setup', 10);
__ Chúc BẠN thành công __
Mọi thắc mắc khi gặp khó khăn với việc Xóa liên kết mặc định khi chèn ảnh trong WordPress, các BẠN có thể để comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.
Nếu như các BẠN dùng giải pháp để xử lý nhu cầu trên với một Plugin nào đó thì Thiết kế Web Kim Mã DPA gợi ý cho BẠN plugin: No Image Link . BẠN lên trang chủ Wordpress.org tải về và cài đặt nhé.
Khi thiết kế website cho khách, một số giao diện web cần phải rút ngắn tiêu đề bài viết ở 1 số vị trí nhất định để đảm bảo sự hài hoài hợp lí trong toàn thể bố cục website.
Chúng tôi đã trải nghiệm một số plugin để giải quyết nhu cầu này nhưng chưa thực sự tìm ra giải pháp ưng ý nhất. Một số plugin gần như cắt bộ tiêu đề ở tất cả các trang web, điều này là không cần thiết. Và chúng tôi tìm một giải pháp hết sức đơn giản với 1 đoạn code chỉ chưa đến 10 dòng.
Bạn chỉ cần tùy biến chúng và thay thế chúng cho tag the_title trong bất cứ file nào mà bạn muốn rút gọn.
Thay đoạn mã này
bằng
Lưu ý: thelength = 25; là chiều dài tiêu đề còn lại, BẠN hãy thay đổi bằng 1 chiều dài thích hợp mà bạn muốn nhé. Chúc thành công !