Hiển thị các bài đăng có nhãn MMO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn MMO. Hiển thị tất cả bài đăng

19/10/14

Lựa chọn thời điểm để gửi Email Marketing hiệu quả

Email marketing - Thời gian là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của chiến dịch email marketing. Nắm được khi nào là thời điểm tốt nhất để gửi email cho khách hàng là một vấn đề của chuyên gia email marketing. Quan trọng hơn nữa là phần tiêu đề và tên người gửi như thế nào để thu hút khách hàng đọc email. Và phân khúc người nhận để xác định thời điểm gửi, có được lượng mở nhiều hơn.

Lựa chọn thời điểm để gửi Email Marketing hiệu quả
Gửi Email đúng thời điểm cũng là yếu tố quan trọng tại nên 1 chiến dịch thành công
Đối với nhóm người nhận là doanh nghiệp hay đối tác kinh doanh thời điểm tốt nhất để gửi email đi là từ 10h sáng đến 4h chiều các ngày trong tuần. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngày thứ 2 là thời điểm dành cho những cuộc họp, những cuộc tổng kết của công việc từ tuần trước đó. Bên cạnh đó, những email được gửi đi từ trưa ngày thứ sáu sẽ ít được xem hơn.

Đối với nhóm người nhận là người tiêu dùng, hãy bắt đầu gửi từ 18h đến 21h từ thứ 4 đến chủ nhật là thời điểm gửi hiệu quả nhất. Những người nhận là người tiêu dùng thường có thời gian online vào cuối tuần và có nhiều thời gian xem xét, tìm hiểu  về các sản phẩm/dịch vụ của bạn cung cấp.

Nếu bạn gửi email cho khách hàng người nước ngoài, cần lưu ý múi giờ của họ để sắp xếp thời điểm gửi email khác nhau. Bạn cũng không cần chờ đến đúng thời điểm mới ra lệnh gửi. Các phần mềm email marketing thường có chức năng hẹn giờ gửi email.

Nguồn : Vina Contact

17/9/14

Kéo khách mua hàng online

TT - Nhấp chuột chọn một món hàng trên trang web, 30 phút sau hàng đã được giao đến. Người mua nhận hàng, nếu ưng ý thì trả tiền. Nếu không, khách hàng có thể từ chối...

Nhân viên giao hàng và tính tiền tận nhà cho khách mua máy tính bảng qua mạng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.
Nhân viên giao hàng và tính tiền tận nhà cho khách mua máy tính bảng qua mạng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Dù dịch vụ mua hàng trên mạng không còn xa lạ và ngày càng được nhiều bạn trẻ ưa chuộng, nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn nhìn dịch vụ này với cặp mắt nghi ngại do có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Và để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, một số doanh nghiệp kinh doanh hàng trực tuyến đã áp dụng những chính sách như giao hàng trước nhận tiền sau, đổi hàng không cần lý do...

Đa dạng và tiện dụng

Chỉ mới chiếm 1%
Thị trường thương mại điện tử ở các nước luôn chiếm trên hai con số trên tổng thị trường bán lẻ, trong khi tổng doanh thu thị trường bán lẻ VN rất lớn, nhưng hiện nay thương mại điện tử ở VN chỉ chiếm hơn 1% và năm 2015 dự kiến khoảng 3% nên dư địa còn rất nhiều. Báo cáo thương mại điện tử VN 2013 của Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (VECITA, Bộ Công thương) đưa ra con số doanh thu ước tính của thương mại điện tử VN vào năm 2015 sẽ dao động từ 3,7-4,3 tỉ USD.
Theo các chuyên gia, cái thiếu nhất ở thương mại điện tử VN là thanh toán sao cho dễ, giao nhận sao cho nhanh và tiện. Nếu hạ tầng được các công ty chuẩn bị tốt thì thời gian để đạt tăng trưởng nhanh nhất sẽ rút ngắn lại.

Công việc hành chính bận rộn cộng thêm tâm lý “sợ đi mua sắm một mình” nên anh Tiến (37 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) đã chọn mua sắm trên mạng. “Tôi chọn mua hai chiếc áo từ trang bán hàng Zalora. Hàng giao được gói trong chiếc túi rất đẹp, nhân viên nhã nhặn, có biên nhận hẳn hoi. Nhưng câu chuyện chú ý nhất là một trong hai chiếc áo ấy có chất vải không đẹp như trên hình. Tôi được trả lại hàng” - anh Tiến kể trải nghiệm lần đầu tiên mua hàng trên mạng của mình.

Và cũng kể từ đó, trong nhà anh có thêm vài món được mua từ những trang bán hàng trực tuyến như máy xay sinh tố, sách cho đến cây lau nhà...

Trong khi đó để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn, chị Bích Hồng - ngụ Q.7, TP.HCM - đã lướt các trang mạng sắm đồ sơ sinh. “Hầu hết các món đồ tôi đều chọn mua trên mạng, người bán mang hàng tới, giao hàng nhận tiền, họ còn đem thừa vài món để tôi lựa chọn. Vì đồ trẻ em nên chủ yếu tôi chọn những trang có uy tín, chuyên nghiệp. Anh giao hàng mặc đồng phục chỉnh tề, hàng được đóng gói trong thùng xốp nhìn rất chuyên nghiệp” - chị Hồng kể. Rất nhiều món hàng mua được trên các siêu thị trực tuyến mà chị không thấy bán ở siêu thị. Thật tiện!

Trái ngược với những cửa hàng truyền thống đang phải thu hẹp diện tích hay đóng cửa dần, những cửa hàng, siêu thị trực tuyến được mở ra, phát triển với tốc độ chóng mặt thời gian gần đây. Những cái tên Lazada, Sendo, Beyeu, Lamdieu Cdiscount, Lamido, Tiki hay Thegioididong đã khuấy động thị trường bán lẻ trực tuyến khi các ưu điểm của một siêu thị online được phát huy tối đa.

Nếu như Lazada là một website bán hàng trực tuyến đầy đủ ngành hàng thì Zalora lại chuyên kinh doanh thời trang, FoodPanda cung cấp dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến, hay Tiki là một siêu thị trực tuyến đúng nghĩa với chủng hàng đa dạng, Beyeu lại nhắm đến các bậc phụ huynh...

Ông Trần Nhật Linh, giám đốc ngành hàng online của Thegioididong.com, một trong năm website bán lẻ có lượng truy cập nhiều nhất VN (theo thống kê của ecomer), cho biết doanh thu bán hàng online chỉ trong sáu tháng đầu năm 2014 của doanh nghiệp này đã bằng cả năm 2013, gần cán đích 1.000 tỉ đồng. “So với năm ngoái, mảng bán lẻ trực tuyến đã tăng trưởng 300%, hơn 530.000 lượt người truy cập mỗi ngày” - ông Linh chia sẻ.

Ông Trần Ngọc Thái Sơn, tổng giám đốc Tiki.vn, cho biết các trang bán lẻ trực tuyến mang đến cả thế giới, không giới hạn chủng loại, mẫu mã. Một khách hàng có thể được đáp ứng hầu hết nhu cầu cá nhân khi vào một siêu thị trực tuyến.

Sức hấp dẫn này đã thu hút lượng người mua hàng qua mạng tăng lên mỗi giờ. Sau gần bốn năm hoạt động, khởi nghiệp với ngành hàng sách, đến nay Tiki.vn đã có chín ngành hàng khác nhau như đồ điện tử, hàng gia dụng, đồ làm đẹp chăm sóc sức khỏe, văn phòng phẩm... phục vụ khách hàng tại tất cả 64 tỉnh thành trên toàn quốc và 17 quốc gia trên thế giới.

Cuộc chiến giành niềm tin của khách hàng

Ông Christopher B. Beselin, giám đốc điều hành Lazada.vn, cho biết xuất hiện ở VN đầu năm 2010, thời điểm mà thương mại điện tử VN đã hình thành nhưng hình thức bán lẻ trực tuyến hoàn toàn chưa có, nhà đầu tư đã gặp không ít thách thức trong việc tìm kiếm một công ty phụ trách giao hàng. Trong khi đó, hệ thống thanh toán điện tử ở VN chưa thật phát triển và nguồn nhà cung cấp hạn chế.

Tại VN, Lazada chỉ là một trong bốn mô hình mà Quỹ Rocket Internet (Đức) đang triển khai bên cạnh các trang Zalora, FoodPanda, Officefab.vn. Điều khác biệt lớn nhất mà những nhà bán lẻ này đem lại là trải nghiệm đúng nghĩa của thương mại điện tử: khách hàng được thoải mái lựa chọn hàng hóa trên các siêu thị trực tuyến, được cung cấp những tiện ích dễ dàng, thực hiện các thao tác đặt mua hàng nhanh chóng.

Tuy nhiên, cũng như những hình thức mua hàng online khác, mối bận tâm của người tiêu dùng là độ tin cậy của các nhà kinh doanh. Hiện nay hầu hết các trang bán hàng trực tuyến đều áp dụng hình thức nhận hàng trả tiền, trong khi ở các nước khác hầu như phải thanh toán xong mới giao hàng tới. Theo các chuyên gia, ở một môi trường niềm tin chưa được xây dựng thì hình thức trả tiền nhận hàng trở thành lựa chọn tốt nhất và cùng với thời gian nó trở nên quen thuộc.

Ông Christopher nói nhận hàng thanh toán tiền là dịch vụ rất phù hợp với thị trường VN. “Vì ở VN ngay cả khi bạn sở hữu thẻ thanh toán, thẻ visa thì khách vẫn thích chọn thanh toán bằng tiền mặt. Vì sao? Vì họ không tin tưởng vào hệ thống bảo mật khi thanh toán bằng tín dụng lẫn nhà cung cấp. Với hình thức thanh toán khi nhận hàng, khách cũng có thể quyết định có mua món hàng đó hay không khi họ nhìn thấy hàng. Và chúng tôi thực hiện chính sách đổi trả không cần lý do trong 30 ngày. Chúng ta cần thời gian để thuyết phục một người tiêu dùng chọn mua hàng online” - CEO của Lazada phân tích.

Ở thời điểm mà thị trường thương mại điện tử vẫn phải sống chung với tốt xấu lẫn lộn, cam kết về chất lượng hàng hóa rõ nguồn gốc, có thương hiệu là chưa đủ mà còn cần nhiều dịch vụ hỗ trợ khác. Theo ông Nhật Linh, sự cạnh tranh về dịch vụ là con át chủ bài quyết định đến mức tăng trưởng của các công ty. “Rút ngắn thời gian giao hàng nhanh nhất, từ tính theo ngày giảm dần xuống tính theo giờ và hiện nay đến tốc độ theo phút đang là nỗ lực của các nhà bán lẻ trực tuyến. Tất nhiên, vẫn là thanh toán khi nhận hàng” - ông Linh nói.

Một trở ngại khác về vấn đề tâm lý của người tiêu dùng hiện nay là lo lắng liệu mua hàng có giống như trên hình không. “Mỗi ngành hàng, khách đều có sự e dè khác nhau. Chẳng hạn như mặt hàng sách, người tiêu dùng khá yên tâm, điện thoại giá thấp có thể mua qua mạng nhưng với điện thoại iPhone thì không vì đây là hàng có nguy cơ làm giả cao” - ông Thái Sơn phân tích. Với các website chuyên nghiệp luôn có chính sách đổi trả, bảo hành thời gian dài.

Những nhà kinh doanh trực tuyến thừa nhận thách thức lớn nhất vẫn là niềm tin của người tiêu dùng. “Khó khăn thanh toán, giao nhận hay gì đi nữa cũng không thể bằng niềm tin của khách hàng. Tất cả các vấn đề ở VN đều là sự tin tưởng, liệu tôi có tin được hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng của trang này? Liệu tôi có thể tin hàng hóa được quảng cáo trên trang này, hay có thể tin chất lượng hàng hóa, giá bán trên trang này?” - ông Christopher chia sẻ.

Theo Như Bình / Tuổi Trẻ

9/9/14

1 tỷ lượt xem video trên Facebook mỗi ngày

Trong đó hơn 65% người dùng xem trên điện thoại di động, Facebook đã cho thấy chiến lược video của họ đã thành công như thế nào với tốc độ phát triển quá nhanh

Trước đây, video trên Facebook được coi là sự phiền toán trên trang trực tuyến, các quảng cáo sẽ tự động chơi nhưng được mặc định tắt âm thanh. Nếu người dùng không quan tâm tới quảng cáo đó chỉ cần kéo chuột lướt qua. Quảng cáo sẽ được giới hạn trong vòng 15 giây. Bây giờ, Facebook đã cho thấy chiến lược video của họ đã thành công như thế nào với tốc độ phát triển quá nhanh. Mỗi một bài viết trên Facebook, qua từng tháng thì lượt xem video đã tăng 50%. Kể từ giữa năm 2014, đã có trung bình 1 tỷ lượt xem video trên Facebook mỗi ngày, trong đó có hơn 65% người sử dụng xem qua điện thoại di động.

1 tỷ lượt xem video trên Facebook mỗi ngày

Facebook có tăng trưởng lượt xem video trên di động ấn tượng.

Video trên Facebook có chút khác biệt so với Youtube hoặc Vimeo. Khi người dùng di chuyển qua News Feed thì video sẽ tự động chạy nhưng không có âm thanh. Các chuyên gia tiếp thị quảng cáo rất ấn tượng với những điều này vì đơn giản hình ảnh chuyển động thường được mắt người đọc chú ý nhiều hơn. Morgan Stanley cũng dự đoán quảng cáo video của Facebook tới năm 2020 mang lại 6,5 tỷ USD cho mạng xã hội này.

Bây giờ, 1 tỷ lượt xem mỗi ngày vẫn là còn khoảng cách khá xa so với Youtube với 4 tỷ lượt click mỗi ngày trong trong năm 2012. Tuy nhiên số liệu thống kê của Facebook đang chỉ ra một lợi thế của mạng xã hội này: Là người đi sau, mạng xã hội có sự chỉnh chu trong việc xây dự nền tảng video của mình cho điện thoại di động, trong khi đó Youtube đang phải cố gắng để di chuyển người dùng từ desktop đến mobile. Facebook vừa qua cũng trở thành ứng dụng từ bên thứ 3 đầu tiên vượt mốc 1 tỷ lượt tải về trên Google Play.

26/1/14

“Gãi” khách đúng chỗ, Bạn sẽ bán được hàng

Bạn sẽ luôn bán được bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào nếu biết cách khai thác đào sâu vào niềm vui hay nỗi đau của khách. Tất nhiên, ở đây, chúng ta không tranh luận về việc khai thác yếu tố nào sẽ giúp cho sale tốt hơn: niềm vui hay nỗi đau của người mua. Vì theo kinh nghiệm cá nhân tôi, điều này còn tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng khác nhau, vào hoàn cảnh riêng của từng đối tượng khách hàng đó. Nhưng nếu biết khôn khéo nhìn rõ khách hàng và đặt ra được các câu hỏi thích hợp cho mình, Bạn sẽ biết rõ điều gì sẽ thúc đẩy người ta mua hàng của Bạn, và Bạn sẽ dùng nó để giúp họ mua.

 “Gãi” khách đúng chỗ, Bạn sẽ bán được hàng

Bất kỳ lúc nào một khách hàng tìm đến cửa hàng Bạn, hoặc mời Bạn đi gặp để bàn về sản phẩm hay dịch vụ của Bạn, tức là người ta đang có một mối quan tâm. Và mối quan tâm ấy có một nguyên do. Hoặc họ đang nghĩ rằng sản phẩm của Bạn sẽ mang lại cho họ niềm vui thú, hạnh phúc nào đó, hoặc họ đang thấy rằng sản phẩm của Bạn sẽ giúp họ giải quyết được nỗi đau nào đó.

Hoặc có thể họ đang dùng một sản phẩm hay dịch vụ khác tương tự như của Bạn, nhưng chắc chắn họ đang cảm thấy không hài lòng lắm, vì thế họ mới tìm đến Bạn. Và Bạn có nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân đằng sau.

Tôi sẽ một thí dụ thực tế để Bạn thấy. Tôi có một chị bạn chuyên cung cấp các sản phẩm máy tính cho các công ty, văn phòng. Và ngày nọ, chị ấy được một anh giám đốc công ty nọ mời đến để xem xét hệ thống máy tính trong công ty anh ta. Lúc đến và nhìn qua, chị ấy thấy rõ là hệ thống máy tính ở công ty kia đã cũ kỹ và hơi bị lỗi thời. Nhưng thay vì lập tức giảng giải cho anh giám đốc kia về việc phải nâng cấp ngay hệ thống máy tính để đạt hiệu suất làm việc cao hơn, chị ấy đặt ra một số câu hỏi khác để tìm ra vấn đề thực sự nằm đằng sau.

Có vẻ như vấn đề thực sự mà anh giám đốc kia quan tâm không phải là chuyện hệ thống máy tính hiện tại của công ty anh có đáp ứng tốt các hoạt động công ty không. Với anh, không có điều gì bất ổn cả. Tuy hệ thống có lỗi thời một chút, nhưng anh ta và cả đội ngũ nhân viên của mình vẫn thấy không có gì cấp thiết đến độ phải thay mới.

Nhưng có một điều khiến anh ta trăn trở: từ trước đến nay, mỗi tuần, cô vợ của anh đều đến văn phòng anh hai lần để giúp anh giải quyết một số việc. Bao nhiêu năm rồi, mọi sự vẫn ổn. Nhưng vừa rồi, cô vợ có đăng ký học một khóa máy tính tại một trung tâm nọ. Và được tiếp xúc với các thiết bị máy tính mới mẻ, chạy nhanh hơn, cô vợ bắt đầu thấy hệ thống máy tính ở công ty của chồng mình như hiện tại là không ổn, và cô liên tục bảo chồng mình phải thay hệ thống mới. Có điều anh chồng còn đang lưỡng lự, chưa biết phải làm thế nào.
“Gãi” khách đúng chỗ, Bạn sẽ bán được hàng
Nghe kể về điều đó, chị bạn tôi bắt đầu khai thác xoáy sâu vào điểm đó. Chị biết anh giám đốc kia chẳng thấy có vấn đề gì với hệ thống máy tính cũ hiện tại. Và chị biết mình không cần phải tốn công sức để ngồi giải thích với anh ta về việc thay mới hệ thống máy tính sẽ giúp công việc được cải thiện đến mức độ nào.

Chị quyết định nói cho anh ta về cách khiến cô vợ anh ta cảm thấy vui, hoặc ít nhất cũng làm cho cô vợ đỡ phải phàn nàn hàng ngày về chuyện hệ thống máy tính làm anh phải mệt tai. Và như thế, thay vì nói về máy tính, chị nói về cái khó chịu của cô vợ, về niềm vui cô vợ sẽ có được với hệ thống máy tính mới; chị cũng nói về niềm vui của anh khi mang lại được niềm vui cho vợ mình với việc thay mới hệ thống máy tính. Và như chị kể lại, cuộc nói chuyện hôm đó chẳng có gì liên quan nhiều đến máy tính, giá cả hay tính năng hiệu quả của hệ thống mới, nhưng chỉ xoay quanh chuyện “Vợ của anh chắc chắn sẽ cảm thấy vui với một hệ thống máy tính mới, và anh cũng sẽ có được niềm vui.”

Và chị bạn tôi đã bán được hàng. Cả làng vui vẻ.

Tôi kể câu chuyện thực tế đó để nhắn nhủ với Bạn một điều: Có thể Bạn biết rất rành rọt về sản phẩm hay dịch vụ mình đang bán và, tất nhiên, Bạn luôn nóng lòng muốn chia sẻ điều đó cho khách hàng của mình. Tuy nhiên, thực tình mà nói, không mấy ai quan tâm đến chuyện đó đâu. Điều duy nhất họ quan tâm là việc Bạn hiểu họ thế nào và sẽ làm gì cho họ. Hãy giúp các khách hàng tiềm năng của mình tìm thấy niềm vui, hoặc giúp họ giải quyết được một rắc rối hay nỗi đau nào đó. Như trong trường hợp vừa kể: cô vợ không hài lòng với hệ thống máy tính cũ, cứ đòi chồng mình phải thay mới hệ thống, và việc Bạn làm là giúp cô vợ vui, giúp anh chồng giám đốc cũng cảm thấy vui khi đem lại niềm vui cho vợ.

Cuộc bán hàng đôi khi chỉ đơn giản có thế.
http://tuyetchieusale.com/gai-khach-dung-cho-ban-se-ban-duoc-hang/