Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Tức. Hiển thị tất cả bài đăng

2/12/15

Top 10 laptop không thể bỏ lỡ trong năm 2015

Dưới đây là loạt máy tính xách tay có chất lượng tốt nhất trong năm nay do trang Techrada bình chọn.

1. Dell XPS 13


XPS 13 không chỉ là mẫu máy tính xách tay có độ mỏng và nhẹ đến kinh ngạc mà còn là thành quả của cuộc cách mạng trong thiết kế của nhà sản xuất Dell. Đó là việc đưa màn hình cỡ 13,3 inch vào khung máy và tạo ra trải nghiệm vô biên giới. Đây cũng là một trong những thiết bị có cấu hình mạnh mẽ nhờ bộ vi xử lý Skylake mới đi kèm với mức giá khởi điểm rất hấp dẫn – 769 USD (tương đương 14,47 triệu đồng).

Top 10 laptop không thể bỏ lỡ trong năm 2015

Các thông số quan trọng của Dell XPS 13 là: bộ xử lý CPU Intel Core i5-5200 tốc độ 2.2Ghz, chip đồ họa Intel HD Graphics 5500; bộ nhớ RAM 8GB; màn hình UltraSharp QHD cảm ứng cỡ 13,3 inch, độ phân giải 3.200 x 1.800; bộ nhớ 256GB SSD.

2. Asus Zenbook UX305


Top 10 laptop không thể bỏ lỡ trong năm 2015

Asus Zenbook UX305 có thiết kế khá giống MacBook Air nhưng lại mỏng, nhẹ hơn nhiều so với các đối thủ. Nhờ sở hữu màn hình hiển thị sắc nét, bộ nhớ lớn và hệ thống chạy êm ru, thiết bị của Asus là lựa chọn hàng đầu của người dùng có ngân sách hạn hẹp.

Chi tiết các thông số kỹ thuật của máy bao hồm: CPU Intel Core M 5Y10 tốc độ 800MHz; đồ họa Intel HD Graphics 5300; RAM 8GB; màn hình FHD 13.3-inch, độ phân giải 1.920 x 1.080; bộ nhớ 256GB SSD. Giá khởi điểm của Zenbook UX305 chỉ rơi vào khoảng 639 USD (14,52 triệu đồng).

3. Asus Chromebook Flip


Top 10 laptop không thể bỏ lỡ trong năm 2015

Khi đánh giá về Chromebook, nhiều người sẽ cho rằng đây là dòng laptop giá rẻ, vỏ nhựa và có chất lượng trung bình. Tuy nhiên, Asus Flip là dòng Chromebook có kết cấu hoàn toàn bằng kim loại và đem lại trải nghiệm cao cấp.

Nhờ được trang bị bộ xử lý Rockchip, máy có khả năng chạy nhanh hơn nhiều dòng máy Chrome OS khác về hiệu suất và có tuổi thọ pin tám giờ. Sản phẩm có giá rất rẻ - 209,99 USD (4,77 triệu đồng).

4. MacBook Air 13 inch


Top 10 laptop không thể bỏ lỡ trong năm 2015

Nhờ sở hữu CPU Intel Core i5 lõi kép (dual core) tốc độ 1.6GHz; chip đồ họa Intel HD Graphics 6000; RAM 8GB; màn hình LED bakclit bóng cỡ 13.3-inch (1440 x 900); bộ nhớ trong 256GB SSD, laptop của Apple là sản phẩm được tin dùng trên thị trường. Tuy nhiên, nhược điểm của thiết bị là thiết kế khá cổ điển. Hiện giá bán của sản phẩm chỉ khoảng 829 USD (18,7 triệu đồng).

5. Surface Pro 4


Top 10 laptop không thể bỏ lỡ trong năm 2015

Được đánh giá là mẫu máy tính bảng chạy Windows 10 tốt nhất hiện nay, Surface Pro 4 đang được bán khá chạy. Thiết bị được tích hợp màn hình chất lượng cao hơn Pro 3 - cỡ 12,3 inch, 2736 x 1824 PixelSense; CPU Intel Core i5-6300U 2.4GHz; chip đồ họa Intel HD Graphics 520; RAM 8GB và có giá bán chỉ 899 USD (20,43 triệu đồng).

6. Surface Book


Top 10 laptop không thể bỏ lỡ trong năm 2015

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy tính xách tay kiểu truyền thống thì Microsoft Surface Book là sự lựa chọn tốt nhất. Thiết bị có tỷ lệ màn hình đạt 3: 2 cỡ 13,5 inch; CPU Intel Core i5-6300U tốc độ 2.4GHz; đồ họa tích hợp Intel HD 520 và Nvidia GeForce đem lại hình ảnh cực “chất”; RAM 8GB và bộ nhớ 256GB SSD PCIe3.0. Tại Mỹ, máy đang được bán ở ngưỡng cao – 1499 USD (34,06 triệu đồng).

7. Toshiba Chromebook 2


Top 10 laptop không thể bỏ lỡ trong năm 2015

Toshiba Chromebook 2 có thời lượng kéo dài 6 giờ và sở hữu màn hình full HD tuyệt vời, hiển thị màu sắc khá sống động. Với 1 máy tính xách tay Windows, mức giá chỉ 229,99 USD (5,22 triệu đồng) là con số quá rẻ. Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm nằm ở bộ vi xử lý cũ - Intel Celeron N2840.

8. New MacBook 2015


Top 10 laptop không thể bỏ lỡ trong năm 2015

Nếu bạn muốn sở hữu cho mình một laptop thực sự “bom tấn” thì  chẳng còn lựa chọn nào tốt hơn so với MacBook 2015 của “Nhà Táo”. Mẫu MacBook mới này là một trong những chiếc máy tính xách tay mỏng và nhẹ nhất của thế giới với cơ thể nhôm nguyên khối và màn hình Retina có độ phân giải cao. Tuy nhiên, sản phẩm có mức giá không hề rẻ – 1759 USD (39,9 triệu đồng).

9. HP Spectre X360


Top 10 laptop không thể bỏ lỡ trong năm 2015

HP Spectre X360 được mệnh danh là sản phẩm 2 trong 1 độc đáo nhất trong danh sách này. Sản phẩm là sự kết hợp của màn hình Retina trên Macbook Pro 13-inch, “body” kim loại và bộ xử lý Skylake mới.

Các thông số chính của Spectre X360 là CPU Intel Core i5-5200 tốc độ 2.2GHz, chip đồ họa Intel HD Graphics 5500; RAM 8GB; màn hình FHD Radiance LED-backlit cảm ứng 13,3 inch; độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel; bộ nhớ lưu trữ 256GB SSD. Sản phẩm có giá 1054,99 USD (23,97 triệu đồng).

10. MacBook Pro 13-inch với màn hình Retina


Top 10 laptop không thể bỏ lỡ trong năm 2015

Không thể không kể đến MacBook Pro 13-inch với màn hình Retina trong top sản phẩm năm nay. Cho dù bạn là sinh viên, nhà thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh gia, DJ hay chỉ là một người dùng bình thường thì thiết bị này vẫn có thể đáp ứng mọi yêu cầu.

Cùng với việc cung cấp hiệu suất và tuổi thọ pin tuyệt vời, mẫu Macbook Pro mới nhất của Apple còn được tích hợp thêm công nghệ cảm nhận lực Force Touch vào trackpad, giúp bạn có thể thực hiện thao tác đơn giản hơn rất nhiều. Giá của “siêu phẩm” này không quá cao – 1299 USD (29,52 triệu đồng).

*Lưu ý: Các mức giá trên chỉ áp dụng cho thị trường Mỹ.

Theo Trần Vy (danviet.vn)

1/12/15

5 bài học PR từ “chiếc cốc đỏ” của Starbucks

Starbucks, một trong những tập đoàn lớn và nổi tiếng nhất thế giới lại một lần nữa hứng chịu sự chỉ trích của khách hàng, đặc biệt là trên mạng xã hội, sau chiến dịch PR nhân mùa Giáng sinh 2015.

Hàng năm, Starbucks thường chào đón tháng lễ hội Giáng sinh – Năm mới với mẫu cốc màu đỏ. Chiếc cốc độc đáo này nổi tiếng đến mức đã có một website đếm ngược sự ra đời của nó. Ấn tượng hơn nữa, trong vòng 48 tiếng đầu sau khi ra mắt năm ngoái, cứ 14 giây lại có một tấm ảnh về chiếc cốc Starbucks đỏ được đăng tải trên Instagram.

Trong những năm trước, Starbucks đưa ra khá nhiều mẫu thiết kế cho chiếc cốc độc đáo này, tuy nhiên năm nay, hãng quyết định cho ra đời một mẫu cốc chỉ có một màu đỏ cùng logo xanh của hãng, mà theo Phó giám đốc thiết kế của Starbucks thì mẫu cốc này sẽ chào đón tháng lễ hội một cách “tinh khiết”. Nhưng đáng tiếc là không phải ai cũng đồng tình với ông, và Starbucks bắt đầu bị chỉ trích không thương tiếc trên mạng xã hội, hầu hết các ý kiến cho rằng Starbucks đã “quá cứng nhắc” và “phá hỏng Giáng sinh”.

Trong khi chờ đợi cuộc khủng hoảng “chiếc cốc đỏ” của Starbucks lắng xuống, cục diện của vấn đề có thể mang lại cho các doanh nhân một vài bài học:

1. Bất cứ chiến dịch PR nào cũng tốt


Với giá trị thị trường vào khoảng 92 tỷ đô, đầu tư 1,4 tỷ đô cho quà tặng và thẻ thành viên vào năm ngoái, Starbucks hẳn đã có rót một nguồn tài chính khổng lồ cho marketing. Hãng cà phê nổi tiếng thế giới này đã thuê những marketer sáng tạo nhất thế giới, có khả năng tiên lượng được những kịch bản dư luận có thể xảy ra sau từng chiến dịch. Vậy tại sao họ chọn một chiến lược mang lại nhiều phản ứng tiêu cực như vậy?

Câu trả lời rất đơn giản: Làm như vậy sẽ khiến hàng triệu người trở thành marketer và nhà xuất bản cho Starbucks. Chiến thuật PR đó khó tiền bạc nào mua nổi!

Tất cả mọi doanh nhân hiểu rằng việc nhận diện thương hiệu là chìa khóa của thành công, và khi bạn có thể đạt được mức độ nhận diện cao với chi phí tiết kiệm thì càng tốt hơn nữa. Một chiến dịch PR có thể không mang lại kết quả mong muốn, nhưng những doanh nhân tài năng luôn hiểu cách biến nó thành cơ hội.

2. Mạng xã hội thực sự tuyệt vời


Với mạng xã hội - một công cụ truyền thông vô tiền khoáng hậu, chỉ mất một chút thời gian thôi là chủ đề gây tranh cãi này có thể lan truyền đến mọi ngóc ngách của thế giới.

Với công việc kinh doanh, cần hiểu rằng mạng xã hội là công cụ vô giá để tạo dựng thương hiệu và tăng mức độ nhận diện. Có thể bạn sẽ không biết chiến dịch nào hay khi nào chúng sẽ được lan truyền rộng rãi, nhưng rõ ràng những chiến dịch trên nền tảng mạng xã hội và kỹ thuật số luôn là chìa khóa thành công trong môi trường kinh doanh ngày nay.

3. Đi "đường tắt" bằng PR tiêu cực


Là một công ty lớn với giá trị thị trường vào khoảng 92 tỷ đô, Starbuck rất khó đạt được một sự tăng trưởng nhảy vọt. Các công ty chịu chi hàng tỷ đô la cho marketing như Starbucks luôn vật lộn với câu hỏi làm sao để lưu giữ hình ảnh trong tâm trí khách hàng, nhất là khi hãng cà phê này đã đứng đầu thị trường. Câu trả lời rất đơn giản: Sử dụng PR tiêu cực để biến khách hàng thành các marketer cho mình.

Starbucks thừa hiểu chiến dịch mới này sẽ châm ngòi cho một ngọn lửa tranh cãi đối với khách hàng, nhưng cũng biết cách thêm dầu vào ngọn lửa đó bằng cách "lợi dụng" hình ảnh người nổi tiếng. Những ngôi sao truyền hình như Ellen Degeneres hay Stephen Colbert đã lên tiếng về sự kiện này, và ngay lập tức khiến hàng triệu người quan tâm theo dõi chiến dịch của Starbucks.

Bài học rút ra là, khi doanh nghiệp của bạn đã đạt được thành công như Starbucks, việc để người nổi tiếng nói về bạn là một trong số những cách để thu hút sự chú ý một cách hiệu quả.

4. Đừng vượt quá các giới hạn đạo đức


Chiến dịch chiếc cốc đỏ Starbuck dù có làm một vài khách hàng tức giận và tạo ra một vài bài viết tiêu cực trên mạng xã hội, nhưng hàng triệu người làm marketing cho hãng cà phê này đủ sức lấn át điều đó. Và mặc dù những tín đồ trung thành của hãng có thể sẽ làm mặt buồn trong những bức ảnh của Starbucks trên Instagram, họ vẫn sẽ tiếp tục uống những cốc latte vanilla mỗi sáng trên đường tới công ty.

Trước Starbucks, hãng thời trang Bloomingdale’s đã từng có một cuộc khủng hoảng về marketing bắt nguồn từ một trang quảng cáo trên catalog của hãng, với thông điệp “Hãy bỏ thuốc vào cốc sữa trứng của người bạn thân khi họ không để ý” (Spike your best friend’s eggnog when they’re not looking). Thông điệp xấu xí này nhanh chóng làm dấy lên làn sóng phản đối lan rộng bởi nó dường như đang cổ súy cho tình trạng quấy rối tình dục bằng thuốc, tình trạng xảy ra nhiều nhất trong các vụ quấy rối tình dục được ghi nhận bởi Sở Tư pháp Mỹ.

Kể từ khi tấm poster gây tranh cãi của hãng Bloomingdale’s ra mắt, rất nhiều nhóm hoạt động vì nữ quyền đã lên tiếng, những người nổi tiếng cũng thể hiện quan điểm chống lại thông điệp quảng cáo này, và những status của họ cũng được người dùng Twitter liên tục chia sẻ cho nhau.

Điểm khác biệt giữa Bloomingdale và Starbucks là gì? Người nổi tiếng nói đùa về màu sắc của một chiếc cốc thì vui, nhưng lên tiếng chống lại việc cổ súy cho tình trạng quấy rối tình dục thì khác xa!

Bài học rút ra là, các giám đốc marketing khi sử dụng PR tiêu cực nên cẩn trọng, và kiểm tra thật kỹ những thông điệp quảng cáo để chắc chắn rằng không một ranh giới đạo đức nào bị vượt qua. Starbucks đã thông minh khi sử dụng chiến dịch chiếc cốc đỏ bởi hãng này hiểu sẽ không gây hại gì đến khách hàng của mình. Nhưng thật tiếc là Bloomingdale’s lại không nhận ra điều này.

5. Cơ hội luôn đến với người biết chớp thời cơ


Khi chủ đề “chiếc cốc đỏ” của Starbucks lan chóng mặt trên mạng xã hội, các doanh nhân sáng tạo trên thế giới đã hành động rất nhanh chóng. Chẳng hạn, Dunkin Donuts cũng lập tức ra mắt chiếc cốc lễ hội của mình. Chiếc cốc mùa lễ hội 2015 của Dunkin Donuts được tung ra ngay sau khi chiến dịch "chiếc cốc đỏ" của Startbucks gây "ồn ào" trên mạng Vì vậy, dù bạn cảm thấy khó chịu với chiến dịch chiếc cốc của Starbucks hay không quan tâm đến nó, thì đây cũng là một phương thức lan truyền thông tin hữu hiệu thông qua hàng chục triệu người trên các phương tiện truyền thông xã hội. Vì vậy, ngoài việc chủ động xây dựng các chiến dịch truyền thông, các doanh nhân thành công của ngày mai cũng cần biết cách tận dụng các cơ hội đến bất chợt như thế này.

23/4/15

Yahoo và Microsoft có thể ngừng hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm

Yahoo và Microsoft có thể sẽ chấm dứt mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm sau 5 năm không thu được kết quả đáng kể. Theo điều khoản giải phóng hợp đồng vừa được Yahoo tiết lộ, cả 2 công ty đều có thể đơn phương tự do chấm dứt thỏa thuận dùng Bing làm bộ máy tìm kiếm cho Yahoo Search vào cuối năm nay. Tất nhiên, đây chỉ là các điều khoản hợp đồng còn hai công ty hoàn toàn có thể tiếp tục hoặc kết thúc tùy theo ý đồ của họ.

Văn bản pháp lý của Yahoo nêu rõ: "Y theo các sửa đổi, vào hoặc sau ngày 1 tháng 10 năm 2015, Yahoo hoặc Microsoft có thể chấm dứt thỏa thuận sử dụng công cụ tìm kiếm bằng cách đệ trình một thông báo bằng văn bản cho bên kia … Thỏa thuận vẫn có hiệu lực trong vòng 4 tháng kể từ ngày thông báo được gởi đi để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển tiếp."

Như vậy, Yahoo sẽ không bị yêu cầu phải sử dụng Microsoft Bing làm bộ máy tìm kiếm độc quyền cho Yahoo Search trên máy tính. Mặc dù vậy, Yahoo sẽ "tiếp tục khai thác thông tin quảng cáo từ Bing Ads và các kết quả tìm kiếm đối với phần lớn lưu lượng truy cập từ trang Yahoo Search trên máy tính." Thỏa thuận mới sẽ giúp Yahoo "tăng cường sự linh hoạt để cải tiến trải nghiệm tìm kiếm trên mọi nền tảng."

Yahoo và Microsoft được quyền đơn phương chấm dứt hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm sau tháng 10/2015


Thêm vào đó, văn bản pháp lý còn cho biết: "Bắt đầu từ ngày 1 tháng 5 năm 2015, Yahoo đồng ý hiển thị các kết quả tìm kiếm có trả phí từ Microsoft đối với 51% lượng truy vấn bắt nguồn từ các máy tính cá nhân truy cập vào các trang thuộc tài sản của Yahoo và các trang liên kết. Đồng thời, trang kết quả Yahoo Search sẽ chỉ hiển thị các kết quả tìm kiếm có trả phí của Microsoft."

Theo hợp đồng ban đầu được ký kết vào năm 2010, Yahoo cần chứng minh rằng hợp đồng không đáp ứng được mục tiêu tài chính để có thể chấm dứt thỏa thuận. Tuy nhiên, đó là cuộc thương thuyết giữa cựu CEO của cả 2 công ty là Carol Bartz và Steve Ballmer. 2 vị CEO mới là Marissa Mayer của Yahoo và Satya Nadella của Microsoft đã cho thấy họ xử lý vấn đề linh hoạt hơn. Theo Comscore, thị phần tìm kiếm của Yahoo tại Mỹ đã giảm từ 17% năm 2009 xuống còn 13% vào đầu năm nay. Trong khi đó, thị phần của Bing đã lần đầu tiên vượt mốc 20% hồi tháng 3, không tính lưu lượng tìm kiếm từ Yahoo.

6/4/15

Tám sai lầm khiến khách hàng thay đổi quyết định ở phút 89

Thật tiếc khi thấy một website thiết kế tuyệt vời, một sản phẩm tuyệt vời, và một công ty lớn lại hoàn toàn thất bại trong một bước duy nhất – đó là quá trình thanh toán.

Các nhà Marketing luôn phàn nàn về tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng của người mua. Họ đã mất rất nhiều công sức để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn và thật đáng buồn nếu quy trình thanh toán làm hỏng toàn bộ công sức này.


Thanh toán là bước quan trọng nhất trong lộ trình mua hàng.

Thiết kế một quy trình thanh toán hợp lý là điều không dễ dàng. Việc này đòi hỏi rất nhiều mã hóa thông minh, API, tích hợp, và sự suy tính cẩn thận. Nhưng đó là điều cần thiết nếu bạn muốn tạo ra doanh số và giảm bớt tỷ lệ từ bỏ mua hàng của khách hàng. Bạn phải tối ưu hóa quá trình thanh toán. Hãy cùng Subiz thảo luận về các sai lầm trong quy trình thanh toán và làm thế nào để tránh được những sai lầm này.

1. Không tối ưu hóa thanh toán trên thiết bị di động

Đã đến lúc cần quan tâm nhiều hơn đến người mua trên thiết bị di động, và cung cấp cho họ một số tiện ích. Hiện nay có nhiều người mua sắm trên thiết bị di động hơn, và họ muốn sử dụng điện thoại thông minh của mình để mua sắm trực tuyến. Đáng tiếc là nhiều nhà bán lẻ có một quy trình thanh toán chưa đáp ứng đối với thiết bị di động. Và trớ trêu thay, những nhà bán lẻ này lại tự hào về các trang web được thiết kế mang tính đáp ứng cao của mình. Nhưng một trang web mang tính đáp ứng cao có lợi ở điểm nào nếu nó làm khách hàng của bạn nản chí trong quá trình thanh toán? Người dùng thậm chí còn không thể mua sản phẩm của bạn!

Một quy trình thanh toán được tối ưu hóa hoàn toàn trên điện thoại di động sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng của bạn một cách đáng kể.

2. Cung cấp mã khuyến mãi trong quá trình thanh toán của bạn

Một trong những lý do khiến người dùng từ bỏ giỏ hàng của họ vì họ đang tìm kiếm một phiếu giảm giá.

Sau đây là những dữ liệu vào thời điểm này. Những số liệu thống kê này là từ nghiên cứu của PayPal và Comscore. Hãy chú ý từ điểm thứ 3 trở xuống:


  • So sánh giữa các cửa hàng: 37%
  • Không đủ tiền mua: 36%
  • Muốn tìm phiếu giảm giá: 27%
  • Muốn mua tại cửa hàng offline: 26%
  • Không thể tìm được phương thức thanh toán thích hợp: 24%
  • Mục không sẵn sàng khi thanh toán: 23%
  • Không tìm được sự hỗ trợ cho khách hàng: 22%
  • Lo ngại về vấn đề bảo mật: 21%

Nhưng tại sao họ lại đi tìm một phiếu giảm giá? Bởi vì chi tiết nào đó trong quá trình thanh toán nhắc nhở họ rằng có thể có một phiếu giảm giá sẵn có cho họ.

Và đây là cách hoạt động của điều này:


  • Người dùng đặt một món hàng trong giỏ hàng của họ và đi thanh toán
  • Tại một thời điểm trong quá trình thanh toán, họ thấy một mục hỏi về một “thẻ ưu đãi” hoặc “mã giảm giá.”
  • Người dùng cảm thấy việc mua hàng sẽ có lợi hơn nếu tìm thấy mã giảm giá.
  • Họ mở một tab mới trong trình duyệt của họ và tìm kiếm phiếu giảm giá.
  • Họ bị phân tâm, và không trở lại giỏ mua hàng của họ. Hoặc có thể là họ thất vọng vì không thể tìm thấy một mã giảm giá, và cố gắng tìm sản phẩm ở một nơi khác.

Dưới đây là một ví dụ nổi bật cho thấy mã giảm giá có thể làm phản tác dụng đối với quá trình thanh toán của bạn. Thay vì tạo sự tin tưởng, nó có thể làm điều trái ngược lại. Nó phá bỏ niềm tin vào mức giá mà họ nhận được, và khuyến khích họ từ bỏ.

Hãy xem ví dụ dưới đây:

Giỏ mua hàng của Cabela’s hỏi tôi về một mã khuyến mãi, và đặt tùy chọn này trên nút thanh toán. Đây là một tín hiệu cho thấy tôi có thể có thể tìm thấy một lựa chọn có giá tốt hơn ở một nơi khác.


Bước thanh toán tại Cabela

Tốt hơn là loại bỏ các mã khuyến mãi hoàn toàn, hoặc để ẩn tùy chọn mã khuyến mãi dưới nút thanh toán hoặc với một link liên kết nhỏ. Nếu người dùng có một mã khuyến mãi, họ sẽ truy cập vào link đó.

3. Yêu cầu đăng ký thành viên hoặc các trì hoãn mua hàng khác

Một trong những sai lầm tồi tệ nhất trong thanh toán là một quy trình lâu và phức tạp.

Một số trang web yêu cầu người mua phải đăng ký trước khi có thể mua một sản phẩm. Hầu hết các khách hàng thường háo hức khi tìm thấy sản phẩm và muốn mua nó ngay lập tức. Họ có thể không có bất kỳ sự trung thành nào đối với các trang web mua sắm này. Họ chỉ muốn mua hàng. Nếu buộc khách hàng phải trải qua các bước phức tạp và mất thời gian để hoàn thành việc mua hàng thì sẽ làm phản tác dụng.

Một số trang web thậm chí còn tệ hơn – nó ngăn tất cả các nội dung đối với người dùng không đăng ký. Bạn thậm chí không thể cho một món hàng vào trong giỏ hàng của bạn mà không tham gia một bài trắc nghiệm hoặc tham gia vào trang web.

JustFab là một ví dụ về trang web đã thực hiện điều này. Khi bạn chọn một sản phẩm, bạn buộc phải tham gia một bài trắc nghiệm dài. Trong thời điểm này, sau 8 trang màn hình, thường thì người dùng chỉ đi được khoảng 80% chặng đường thông qua bài trắc nghiệm. Họ thậm chí không thể xem sản phẩm, chứ chưa nói là để sản phẩm vào giỏ hàng của họ.


JustFab.com

Giải pháp: hãy cho phép người dùng thanh toán như một người khách, và cung cấp cho họ lựa chọn trở thành thành viên trang web.

4. Lạm dụng Upsells (bán gia tăng cho sản phẩm – bán thêm)

Mọi nhà bán lẻ đều muốn khách hàng mua thêm để tăng giá trị đơn hàng (upsells). Nhưng một số trang thương mại điện tử lại thực hiện không đúng phương pháp.

Các upsells hiển thị rải rác trong quá trình thanh toán. Khi tôi thử chọn các upsells dịch vụ phần mềm, tôi đã thực sự sốc khi thấy có quá nhiều upsells xuất hiện, khi tội càng chọn nhiều upsells thì tôi lại càng mua nhiều. Khi tôi đã sẵn sàng để thanh toán thì tổng giá trị đơn hàng của tôi đã lên đến $1,441. Trong khi mục đích của tôi chỉ là mua một tên miền (domain) với giá $0.99

Đây chính xác là một loại upsells được đưa vào một cách bừa bãi – là một sai lầm chính đối với giỏ hàng.

Bạn có thể tham khảo cách mà Bluehost cung cấp các upsells của họ. Đây là một phần của trang thanh toán và upsells được cung cấp một cách kín đáo.


Khách hàng có thể lựa chọn các upsells thực sự cần thiết và phù hợp với ngân sách

5. Tính thêm phụ phí

Phụ phí cũng là một điều làm hủy hoại quá trình thanh toán.


Việc tính thêm phụ phí có thể làm khách hàng thay đổi quyết định mua hàng

Bất cứ lúc nào bạn thêm phí phụ, thậm chí là phí vận chuyển, tức là bạn đang gây ảnh hưởng xấu cho quá trình thanh toán. Người dùng nhìn thấy mức giá mà bạn đã liệt kê trên trang web của bạn, họ nghĩ, mong đợi và sẵn sàng chi trả với mức giá đó. Và khi họ thấy các chi phí được thêm vào, họ cảm thấy như đã bị bạn lừa. Bạn đã thành công trong việc làm khách hàng từ bỏ giỏ hàng.

6. Không có các dấu hiệu đáng tin tưởng

Sự tin tưởng là rất quan trọng đối với bất kỳ môi trường thương mại điện tử nào.

Khi khách hàng lấy ví tiền ra, sẵn sàng mua và chuẩn bị trả tiền, họ cần được đảm bảo những điều sau:


  • Họ không bị thu quá số tiền phải trả
  • Việc thanh toán là an toàn
  • Trang web sẽ không bị phá bỏ
  • Các thông tin của họ không bị ảnh hưởng
  • Bạn là một doanh nghiệp đáng tin cậy
  • Họ chắc chắn sẽ nhận được đúng sản phẩm mà họ đã lựa chọn
  • Họ sẽ nhận được thông tin xác nhận từ doanh nghiệp của bạn

Sự tin tưởng được ví như điều kiện đủ để hoàn thành việc bán hàng. Nếu bạn có thể tạo thêm những biểu hiện đáng tin cậy, điều khoản về bảo hành, hoặc các sự đảm bảo khác tại các thời điểm trong quá trình thanh toán, bạn sẽ đảm bảo được sự tin tưởng của người mua.

7. Không cung cấp tiến trình của việc thanh toán

Có một số quy trình thanh toán rất dài và phức tạp. Chúng ta cũng đã từng trải qua điều này và cảm thấy rất khó chịu khi phải điền vào quá nhiều mẫu, đi quá nhiều bước, làm quá nhiều thủ tục.

Hãy cho khách hàng biết họ đang ở đâu của lộ trình thanh toán. Mọi thứ sẽ rõ ràng hơn, khách hàng cũng sẽ kiên nhẫn hơn.

Có vài cách để bạn thưc hiện điều này từ góc độ thiết kế – các thanh bar, danh sách được đánh số, v.v..

8. Hạn chế phương thức thanh toán

Bạn muốn mở rộng việc kinh doanh của bạn đến với nhiều người hơn? Vậy thì hãy cung cấp nhiều lựa chọn thanh toán hơn cho người mua.

PayPal được ví như người khổng lồ trong ngành công nghiệp thanh toán trực tuyến. Nếu bạn không cho phép người mua thanh toán qua Paypal, điều này đồng nghĩa với việc bạn đang làm mất đi một lượng khách hàng rất lớn. Khi ngành công nghiệp ví điện tử mở rộng, nền tảng thanh toán trực tuyến phát triển nhanh chóng, thì bạn sẽ cần phải trở nên linh hoạt hơn với các lựa chọn trong thanh toán.

Tóm lại

Hầu hết các nhà Marketing dành nhiều công sức cho các trang đích (landing page), trang chủ, các nút kêu gọi hành động (CTA), các nút khác…

Điều này thật sự rất tuyệt vời, tôi khuyên bạn nên sử dụng nó. Nhưng cũng đừng bỏ qua quá trình thanh toán.

Đây là điểm mấu chốt để một website thương mại điện tử thành công.

Hãy cùng chia sẻ trải nghiệm của bạn với Subiz ở phần bình luận nhé!

Nguồn: Subiz

24/2/15

Facebook có nút "Mua hàng" trực tuyến

Facebook bắt đầu cho phép mọi người mua - bán trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội qua công cụ mới, cạnh tranh với Craigslist và eBay.

Facebook bắt đầu cung cấp một cách thức, cho phép người dùng có thể bán hàng đến bạn bè, "hàng xóm" trên mạng xã hội. Chức năng này dành cho Facebook Groups (Nhóm).

Tính năng mới nằm trong chiến lược hạ gục Craigslist, website rao vặt hàng đầu tại Mỹ. Trước đây, Facebook cũng từng thử nghiệm và thất bại với Marketplace (chợ trực tuyến cho phép người dùng bán hàng hóa và tìm nhà) năm 2007. Năm 2009, Facebook "nản lòng" chuyển giao Marketplace sang bên thứ ba Oodle.

Không chỉ có Facebook "mơ mộng" hạ gục Craigslist, Google cũng từng xây dựng Google Base, rồi cũng "âm thầm" đi vào dĩ vãng.

Facebook có nút "Mua hàng" trực tuyến

Giao diện trang rao vặt Craigslist

Craigslist không bóng bẩy, ngược lại, nó nằm trong danh sách website xấu nhất trên Internet tồn tại cho đến nay, cũng không nhiều chức năng, và là website rao vặt lâu đời (hơn hai thập kỷ) thu hút hàng triệu dân Mỹ tìm - bán - thuê hàng hóa ở đủ mọi lĩnh vực. Mỗi tháng, Craigslist có lượng xem trang (pageview) mà bất kỳ website nào đều thèm muốn, 50 tỉ lượt.

Trở lại với Facebook, tính năng mới cho phép các thành viên trong những Nhóm (Groups) mua bán có thể bán hàng hóa, bổ sung thông tin giới thiệu mặt hàng, bao gồm một mức giá và địa điểm nhận hoặc giao hàng.

Người bán có thể chọn tình trạng "Available" (Còn hàng), hoặc "Sold" (Đã bán hết) cho người mua tham khảo. Người bán cũng dễ dàng tra cứu lại danh sách các mặt hàng đã bán trước đó của mình.

Facebook có nút "Mua hàng" trực tuyến
Minh họa nút "Bán" (Sell) trong Facebook Groups

Theo Facebook, cả người mua và người bán tự chịu trách nhiệm về những mặt hàng giao dịch trong Facebook Group. Cụ thể, người mua tự chịu rủi ro khi giao dịch với người bán, Facebook không liên quan đến bất kỳ mặt hàng nào, do đó, nếu có bất kỳ câu hỏi hay phàn nàn nào về món hàng, hãy liên hệ người bán.

Với người bán, Facebook khuyến cáo nên mô tả kỹ lưỡng mặt hàng cần bán, đảm bảo theo những tiêu chuẩn và quy định của Facebook.

Hiện tính năng mới chỉ áp dụng thử nghiệm tại một số quốc gia. Facebook cho biết sẽ áp dụng tính năng mới cho tất cả các nhóm mua bán trên mạng xã hội trong vài tháng tới, trên cả phiên bản website lẫn di động (iOS, Android).

Những người điều hành Nhóm muốn đăng ký sớm có thể liên hệ tại đây để Facebook xem xét phê duyệt.

Mạng xã hội Pinterest: sẽ sớm có nút "Mua"

Pinterest, mạng xã hội chuyên dùng để rao hàng được giới nữ ưa chuộng cho biết sẽ sớm có nút "Mua" (Buy), cho phép người dùng mua nhanh món hàng rao bán.

Theo khảo sát của Shopify, người dùng Pinterest có khả năng đặt mua hàng chiếm nhiều hơn 10% so với các mạng xã hội khác, và tiêu xài gấp đôi so với người dùng Facebook. Bên cạnh đó, Pinterest chiếm đến 23% lượng truy cập hướng đến các website mua bán trực tuyến (theo Business Insider).

Thông tin ban đầu cho thấy Pinterest có thể sẽ hợp tác với công ty thanh toán Stripe hậu thuẫn cho nút "Mua" (Buy).

10/2/15

Xây dựng thương hiệu cá nhân thành công – Phần 2

Chắc bạn đã thực hành xong các bước Xây dựng thương hiệu cá nhân thành công ở Phần 1 và đang rất nóng lòng tiếp tục cuộc hành trình. Hãy cùng tiếp tục với Subiz nhé!
Lên kế hoạch để kiểm soát lộ trình xây dựng thương hiệu của bạn một cách hiệu quả
Lên kế hoạch để kiểm soát lộ trình xây dựng thương hiệu của bạn một cách hiệu quả
Bước 4: Blog của bạn
Tôi đặt cược rằng bạn đang nghĩ đến WordPress.

Bạn sai rồi. Viết blog trên hòn đảo sa mạc của riêng bạn khi bắt đầu là một trong những sai lầm tồi tệ nhất bạn có thể làm. Tại sao? Bởi vì bạn chưa có khán giả độc quyền. Dù các bài viết của bạn tuyệt vời như thế nào, nhưng nếu bạn cho họ thấy một chút mơ hồ, khó hiểu của bạn về internet, họ sẽ bối rối và mất dần đi.
Hãy tưởng tượng bạn đang bắt đầu một ban nhạc rock mới. Những ban nhạc mới sẽ làm gì để được chú ý? Họ sẽ làm một trong hai điều sau:
  • Mở micro và hát
  • Hành động mở cho các ban nhạc phổ biến hơn
Vậy nên bạn sẽ viết blog từ đâu? Có thể ví “một đêm hát” đối với “viết blog” là bạn sẽ tải bài trên MediumLinkedIn, và Quora.
Nếu bạn đang viết về các chủ đề kỹ thuật thì Medium and Quora có thể sẽ tốt hơn cho bạn. Nếu các bài viết liên quan đến kinh doanh thì LinkedIn và Medium có thể sẽ có ý nghĩa hơn.
Tương đương với hành động mở cho những ban nhạc phổ biến hơn là gì? Đó là Guest blogging (một blogger có quyền tự đăng tải và phát hành bài viết của họ trên một blog khác nhằm mục đích tăng lượt truy cập và xây dựng backlink cho blog). Nếu bạn không biết nhiều về guest blogging, hãy bắt đầu với Free Guest Blogging Cheat Sheet (bảng tham khảo guest blogging miễn phí), sau đó hãy xem How to Find the Best Places to Guest Blog (Cách tìm ra nơi tốt nhất để guest blog) và The Ultimate Guide to Guest Blogging (Hướng dẫn cơ bản về guest blogging).
Tôi đã sử dụng các nguồn tài nguyên đúng đắn để tìm hiểu làm thế nào để viết cho Inc., Business Insider, Venture Beat, InfoWeek, và nhiều trang khác.
Bước 5: Viết về điều gì?
Cuối cùng thì bạn cũng đã sẵn sàng để viết rồi đúng không? Chưa đâu, nếu như bạn giống như nhiều chuyên gia, bạn nghĩ bạn có nhiều điều để chia sẻ với mọi người chỉ bằng cách nói những gì trong tâm trí của bạn. Bạn thậm chí còn đang nghĩ rằng chỉ viết blog về những gì trong tâm trí của bạn. Có thể là một tạp chí cá nhân trong suy nghĩ của bạn?
Đó là sai lầm phổ biến thứ hai mà những người mới bắt đầu viết blog thường hay phạm phải (sau việc chỉ đăng bài trên blog riêng của họ).
Vậy lí do là gì? Hãy suy nghĩ thử xem. Lần cuối cùng bạn đọc những suy nghĩ cá nhân của ai đó về bất kì điều gì là khi nào? Các chuyên gia thì quá bận rộn để đọc những đoạn độc thoại nội tâm của đồng nghiệp, bạn bè, chưa kể đến những người hoàn toàn xa lạ.
Nếu bạn muốn mọi người đọc những gì bạn viết, hãy cho họ một lí do chính đáng để đọc? Hãy viết về những điều có thể giúp cải thiện cuộc sống của họ một cách nhanh chóng, về những điều có thể giúp đỡ họ.
Thay vì viết “Những suy nghĩ cá nhân của tôi về doanh số doanh nghiệp” hay thử viết “12 cách để tăng gấp đôi doanh số doanh nghiệp trong năm nay”
Hãy cung cấp giá trị hữu hình trực tiếp. Bắt đầu với tiêu đề. Sau đó, bạn hãy cố gắng cung cấp nhiều giá trị càng tốt trong bài viết của bạn.
Mặt khác, thực tiễn hơn, bạn có thể học cách làm thế nào để viết những tiêu đề hấp dẫn, cũng như là nghiên cứu những loại nội dung bạn nên viết bằng cách nhìn vào những blog cực kì thành công tương tự như một trong những điều bạn muốn xây dựng. Ví dụ, tôi đã dành rất nhiều giờ để nghiên cứu các bài đăng trên blog của:
  • KISSmetrics
  • QuickSprout
  • Tim Ferriss’ Blog
  • Mark & Angel Hack Life
  • Và những trang khác…
Thứ 3, phương pháp của những “người lừa đảo” là sao chép định dạng của các tiêu đề đã được chứng minh. Bạn có thể mua sách tham khảo trên Amazon, như Advertising Headlines That Make You Rich (Tiêu đề quảng cáo có thể làm bạn trở nên giàu có), có đầy đủ các công thức về tiêu đề. Tuy nhiên, hãy nghiên cứu các tiêu đề này và liên kết chúng với nghiên cứu của riêng bạn.
Và tôi đã sử dụng cả ba phương pháp một cách thành công.
Bước 6: Quyền tác giả (author bio)
Bí quyết để tạo ra hầu hết các bài viết của mình trên Medium, LinkedIn, Quora và blog của những người khác là tạo ra một author bio tuyệt vời.

Bạn không phải viết những bài viết này chỉ để cho vui, mà mong muốn rằng các bài đăng tuyệt vời và được nghiên cứu kĩ càng của bạn sẽ thu hút fan, những người muốn biết nhiều hơn về những gì bạn viết.
Nói cách khác là bạn muốn hướng người đọc vào trang đích của bạn. Họ có thể tìm thấy những bài viết của bạn trên Medium, nhưng bạn muốn biết địa chỉ email của họ để có thể tạo mối quan hệ trực tiếp với họ, bạn có thể ghi lại những địa chỉ đó trên trang đích của bạn.
Dưới đây là một mẫu miễn phí về một author bio mà bạn có thể sử dụng, nó không phải là một bio tuyệt vời, nhưng nó tốt hơn so với mức trung bình. Trong một phút nữa thôi, tôi sẽ cho bạn biết làm thế nào để tạo ra một bio của riêng bạn, thậm chí là tốt hơn nhiều.
“Những bài viết này trên Medium chỉ là một phần của tảng băng trôi, nếu bạn thích bài này, hãy đăng kí để nhận bản tin của Lucas Carlson’s Newsletter để có thể truy cập nhanh hơn vào nhiều nội dung miễn phí hơn nữa”
Đó là một ý tưởng hay để sử dụng các thông số UTM để theo dõi một cách cẩn thận các nguồn referral của bạn. Ví dụ, hãy nhìn vào đường link sau:
http://www.craftsmanfounder.com/?utm_campaign=medium&utm_source=medium&utm_medium=medium&utm_content=startblogging
Lưu ý: “?utm_campaign=medium”
Điều này cho Google Analytics biết rằng bài viết đến từ Medium. Sau đó, & utm_content = startblogging cho Google Analytics biết rằng nó đến từ các bài đăng Start Blogging. Bạn có thể đặt bất kỳ từ nào vào đây để theo dõi các nguồn lưu lượng truy cập của bạn.
Bây giờ, làm thế nào để bạn biến một author bio tốt trở nên tuyệt vời hơn? Hãy làm điều đó bằng cách cung cấp một điều gì đó miễn phí và không thể cưỡng lại được, ví dụ như:
  • “Lucas Carlson nâng lên 10 triệu USD vào vốn đầu tư mạo hiểm và bán doanh nghiệp thành công của mình cho công ty Fortune 150.”
  • “Bạn có thể download danh sách và hướng dẫn nguồn lực miễn tại trong bài này tại đây: 34 Resources to Build a Popular Blogging Platform (34 nguồn lực để xây dựng nên một nền tảng blog được yêu thích)”
Nếu bạn chỉ vừa mới bắt đầu, bạn có thể không có một ưu đãi opt-in miễn phí để cung cấp, thì bạn có thể bắt đầu với những author bio đơn giản phía trên và tạo ra điều gì đó có giá trị để cải thiện bio của bạn.
Ví dụ, nếu một trong những bài viết của bạn trở nên rất phổ biến và được yêu thích, bạn có thể chuyển thành file PDF và làm cho nó đẹp hơn với đồ họa, thêm danh mục, và cung cấp nó như một món quà cho mọi người. Tôi đảm bảo rằng bạn cho đi càng nhiều giá trị thì càng tốt.
Nếu bạn cần thêm ý tưởng, hãy tham khảo 9 Irresistible Incentives That’ll Grow Your Email List Like Crazy (9 ưu đãi hấp dẫn làm tăng nhanh chóng danh sách email của ban) của Jon Morrow.
Bước 7: Xây dựng quan hệ với độc giả
Mục tiêu cuối cùng của bạn là gì? Mục tiêu này nên là xây dựng mối quan hệ sâu sắc thực sự với độc giả và biến độc giả của bạn thành người fan thực sự.

science-of-networking
10.000 người theo dõi và mong muốn nhận thông tin của bạn mỗi ngày. Quá tuyệt vời!
Blog chỉ là một chiến thuật trong chiến lược đó. Mạng xã hội và bản tin của bạn là những cách khác trong chiến lược này. Bạn có biết làm thế nào để sử dụng các mạng xã hội một cách hiệu quả không? Bạn có biết phải nói gì trong thư hàng tuần hoặc hai tuần một lần của bạn không?
Nhiều người sử dụng các mạng xã hội và danh sách gửi thư hoàn toàn sai. Họ sử dụng chúng chỉ như những công cụ tự quảng cáo. Gần đây, tôi bắt đầu theo dõi một người trên Twitter. Anh chàng này đăng một liên kết dẫn đến một bài đăng trên blog riêng của mình mỗi 40 phút một lần. Tôi cược rằng bạn có thể đoán được tôi theo dõi anh ta trong bao lâu: tôi chỉ theo dõi anh ta trong vòng 80 phút và sau đó hủy theo dõi anh chàng này.
Hãy trở lại với phần ẩn dụ về ban nhạc. Các ban nhạc vừa chơi xong và đang có một bữa tiệc cocktail sau buổi biểu diễn. Mạng xã hội giống như bữa tiệc cocktail khổng lồ (cảm ơn Gary Vaynerchuk về ẩn dụ tuyệt vời này). Mọi người chỉ muốn hòa nhập và biết bạn như một người bình thường.
Nếu mạng xã hội làm bạn bị nhầm lẫn hoặc bạn có ít hơn 10,000 người theo dõi, hãy ngừng lại và đọc Jab, Jab, Jab, Right Hook: How to Tell Your Story in a Noisy Social World (Làm thế nào để kể câu chuyện của bạn trong một thế giới ồn ào)
Bạn cũng có thể nghĩ về mạng xã hội như những tạp chí dạng ngắn. Hãy gói gọn mạng xã hội của bạn với tính hữu dụng thực tế (với những quảng cáo thường xuyên nhưng không ai thấy phiền) và bạn không thể làm sai. Hãy nghe Branden Hampton (31+ million followers) on Lewis Howes’ Podcast để nghe người đã xây dựng cuộc sống của mình trên phương tiện truyền thông xã hội.
Một khi bạn đã đọc cuốn sách và nghe podcast, bạn có thể sẽ muốn có một số công cụ để bắt đầu quản lý dòng nội dung phương tiện truyền thông xã hội của bạn. hãy xem Buffer,HootSuite và Edgar. Đặc biệt, ứng dụng Buffer Daily thì vô cũng hữu ích để tạo ra những nội dung tuyệt vời và chia sẻ với mạng lưới của bạn.
Nếu phương tiện truyền thông xã hội là một bữa tiệc cocktail lớn thì danh sách gửi thư của bạn là nơi tiếp nhận riêng. Các bản tin thì gần gũi hơn và cho phép độc giả của bạn có thể biết đến bạn nhiều hơn.
Hãy tạo nên bản tin cá nhân của bạn, hãy nói với những người đăng kí về bản thân bạn, về quá khứ, lịch sử của bạn, những điều bạn nghĩ và lí do tại sao. Hãy cho họ biết những câu chuyện đằng sau như thế nào. Giống như là một cuộc phỏng vấn với đạo diễn.

Đừng quên làm cho bản tin của bạn có giá trị. Tất cả các email mà bạn gửi nên tập trung vào việc nó sẽ giúp độc giả của bạn như thế nào chứ không phải là giúp bạn như thế nào. Dòng tiêu đề như “Tôi rất háo hức cho bạn biết về dự án sắp ra mắt của mình” sẽ bị bỏ qua. Hãy đặt nhiều suy nghĩ và quan tâm vào dòng tiêu đề của email của bạn như bạn làm bài đăng trên blog. Tại sao mọi người nên quan tâm? Tại sao họ nên đọc email này? Hãy cho họ biết điều đó.
Hãy thực hiện tất cả các email bạn gửi như một lá thư cho một người bạn thân. Bao gồm một liên kết cho mỗi bản tin để giảm thiểu nhầm lẫn về sự kêu gọi hành động của bạn. Và bằng mọi phương tiện, hãy dẫn mọi người đến những bài đăng được tăng tải bởi những guest blogger (cộng tác viên) và medium blogs. Đó là những gì mà mọi người muốn đầu tiên khi họ đăng kí.
BONUS: Xây dựng mối quan hệ với các blogger nổi tiếng khác
Nếu bạn đã đi đến đây, có thể nói là bạn đã đi trước 1 năm ánh sáng so với hầu hết những blogger khác. Mọi người đang đọc những gì bạn viết bởi vì bạn đang gửi email cho họ thường xuyên để cho họ biết về các bài viết mới của bạn.

Nhiều độc giả hơn đồng nghĩa với việc có nhiều lượt chia sẻ hơn và sẽ tạo nên nhiều độc giả mới, những người đăng kí mới. Đó là một chu trình. Điều này là trái ngược hoàn toàn với những điều mà các blogger mới làm khi họ viết liên tục không ngừng mặc dù không ai xem và không tự xem xét mình đã làm sai những gì.
Nhưng có lẽ vài ngàn người trong danh sách gửi thư của bạn là chưa đủ lớn đối với bạn. Có thể bạn sẽ muốn có hàng chục ngàn người , thậm chí là hàng trăm ngàn người trong danh sách gửi thư của bạn.
Thông thường, bạn có thể đạt được mục tiêu đó bằng cách xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ với các blogger khác, những người đã có một số lượng người đăng kí lớn.
Nhưng bằng cách nào? Bằng cách giúp đỡ, ưu đãi.
Ưu đãi giống như là guest blogging cho họ bởi vì họ luôn tìm kiếm những nội dung liên quan mà họ có thể chia sẻ với độc giả của họ.
Hoặc là bạn có thể phỏng vấn những blogger trên podcast của bạn và giúp họ phát triển các nền tảng của họ hơn nữa, bạn cũng có thể thúc đẩy một điều gì đó mới mẻ hơn mà họ đã thực hiện gần đây. Nhưng dù bạn làm gì thì bạn cũng nên chắc chắn rằng giữ được sự toàn vẹn của bản tin của bạn.
Hơn nữa, một tình thế cùng thắng (win-win) thường phát triển, trong đó, độc giả của bạn muốn nghe bạn phỏng vấn những người thông minh và chia sẻ những cuốn sách mới và dịch vụ tuyệt vời mà bạn đang vào.
Nếu bạn tạo ra đủ giá trị cho cuộc sống của blogger nổi tiếng khác, họ sẽ có xu hướng giới thiệu bạn với khán giả của họ nhiều hơn.
Đó là tất cả.
Và đó là những việc bạn phải làm. Tôi đã tiết lộ cho bạn các phương pháp để thực hiện. Sẽ có nhiều cách hơn những gì bạn mong đợi. Tôi đã nói với bạn ngay từ đầu rằng để làm được điều này sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nhưng bạn đừng lo lắng, nếu bạn giữ được ở mức này, bạn sẽ tìm thấy được nhịp điệu đam mê của chính mình. Nếu bạn thực hiện theo một lịch trình thường xuyên, bạn sẽ thấy rằng nỗ lực thực hiện vài giờ mỗi tuần là đủ cho bạn để bắt đầu.
Một khi bạn đã xây dựng được nền tảng của mình, bạn có thể tận dụng nó trong vô số cách. Nó là một loại cây sẽ đơm hoa kết trái trong nhiều năm. Và cuối cùng cũng sẽ có những người hỏi bạn rằng bạn đã làm điều đó như thế nào. Sau đó bạn có thể chỉ cho họ quay trở lại đây thay vì bỏ ra 20 giờ tự viết bài viết hướng dẫn của riêng bạn.
Và bây giờ hãy bắt tay làm những việc thực tế để thực hiện điều bạn muốn.
Nguồn: Subiz

Xây dựng thương hiệu cá nhân thành công – Phần 1

Việc xây dựng thương hiệu không chỉ dành riêng cho sản phẩm. Quá trình tạo dựng thương hiệu cá nhân sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, khám phá những điểm mạnh và tạo ra những giá trị khác biệt. Hôm nay, Subiz – Phần mềm hỗ trợ trực tuyến, sẽ chia sẻ với các bạn bài viết của Doanh nhân Lucas Carlson về các bước để xây dựng một thương hiệu cá nhân bền vững. Hãy cùng thực hành nhé!

Thương hiệu cá nhân đã và đang trở thành một yếu tố thiết yếu để đạt tới một sự thành công chuyên nghiệp.

Thương hiệu cá nhân đã và đang trở thành một yếu tố thiết yếu để đạt tới một sự thành công chuyên nghiệp.
Hầu như mỗi ngày tôi đều nhận được các email như dưới đây từ những người làm nhân viên ở các công ty và muốn trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng lỗi lạc:
“Lucas, tôi rất thích những bài đăng trên blog của anh và cách anh luôn luôn có mặt để giúp đỡ người khác. Nhưng tôi hiện không điều hành một doanh nghiệp hay bắt đầu một công việc kinh doanh nào cả. Tôi là một nhân viên của công ty. Vậy tôi nên làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo tư tưởng trong không gian của tôi? Và tôi nên bắt đầu từ đâu?”
Những người này thường đã đạt được rất nhiều thành công trong lĩnh vực của họ. Họ là các chuyên gia. Họ chỉ chưa xây dựng được một nền tảng để truyền bá thông điệp của mình.
Tôi không thể đáp ứng mọi yêu cầu cá nhân, nhưng tôi có thể giải thích quá trình trong bài viết này để bất cứ ai cũng có thể bắt đầu cho dù họ đang đứng ở đâu trên con đường sự nghiệp của họ.
Tôi sẽ hướng dẫn bạn thông qua quá trình tạo nền tảng thương hiệu của riêng bạn từ đầu đến cuối. Ngoài ra, tôi sẽ chia sẻ cho bạn những nguồn lực để giúp bạn đi đến bước tiếp theo.
Chú ý: Việc này thì không hề dễ dàng và sẽ đòi hỏi một lượng lớn thời gian để thực hiện một cách chính xác. Phần thưởng có thể rất lớn nhưng nếu bạn không dành thời gian và cố gắng để thực hiện nó một cách đúng đắn thì bạn không cần thử thực hiện việc này nữa để tiết kiệm thời gian. Vì những nỗ lực nửa vời sẽ chỉ tạo nên kết quả làm bạn thất vọng.
Bước 1: Đăng kí một tên miền
Việc chọn một tên miền có thể làm bạn thấy bực bội và khó khăn.
Nếu bạn đang cố gắng để xây dựng một blog để trở thành một nhà lãnh đạo tư tưởng thì tên bạn chính là thương hiệu của bạn. Nếu tên cá nhân của bạn chưa dùng để đặt thành tên miền (ví dụ như lucascarlson.com) thì hãy đăng kí ngay bây giờ. Điều này thật dễ dàng và đơn giản (trừ khi tên của bạn không thể đánh vần và phát âm).
Nếu tên của bạn đã được dùng để đặt rồi hoặc không thể phát âm, đừng thất vọng. Dưới đây là những hướng dẫn chọn tên miền tuyệt vời. Nếu bạn vẫn cần giúp đỡ, hãy xem 18 Tools for Picking the Perfect Domain Name and 5 Tips for Choosing the Best Domain Name (18 công cụ chọn tên miền tuyệt vời và 5 lời khuyên chọn tên miền tốt nhất).
Bước 2: Bản tin (newsletter) của bạn (không phải là Blog) là “trái tim” – trung tâm của mọi hoạt động.
Đăng ký MailChimp. Cứ thực hiện đi, tôi sẽ đợi bạn. Tôi nghiêm túc đấy. Hãy làm ngay lập tức. Nếu bạn chưa có bản tin email, bạn nên bắt đầu tại đây. Tôi có thể nghe bạn nói rằng: “Lucas, tôi nghĩ là bạn đang dạy chúng tôi cách mới để thực hiện điều đó. Các bản tin email rất cũ rồi. Tôi không muốn gửi thư rác. Tôi chỉ muốn bắt đầu viết blog”.

Hãy để những fan thực sự dễ dàng theo dõi bạn một cách thường xuyên

Hãy để những fan thực sự dễ dàng theo dõi bạn một cách thường xuyên
Sau đây là những điều sẽ xảy ra nếu bạn viết blog mà không có một bản tin: bạn sẽ viết ra hết tâm tư của bạn, bạn sẽ mất nhiều thời gian để soạn thảo những bài viết đã từng được viết trong cuộc sống của bạn, bạn sẽ háo hức nhấn “xuất bản” và không có gì xảy ra cả, sẽ không có ai đến xem.
Lúc đầu, điều này sẽ không làm bạn chán nản, bạn sẽ tiếp tục viết blog và nói vói chính mình rằng: điều này cần có thời gian. Hãy kiên nhẫn nào!”
Nhưng sau 10 hoặc 12 bài viết, bạn sẽ cảm thất nản lòng, bởi vì sau tất cả những nỗ lực của bạn cũng chỉ có khoảng 15 người ghé vào xem mỗi bài viết của bạn.
Vì thế bạn sẽ từ bỏ và nghĩ rằng “Tốt thôi, dù sao mình cũng đã cố gắng”
Đừng nản chí. Hãy đăng ký MailChimp. Bạn sẽ không hối tiếc đâu. Một danh sách mail opt-in là xương sống của toàn bộ hệ thống của bạn. Đó là cách tốt nhất để giữ liên lạc với fan thực sự của bạn.
Hãy nhớ rằng, giữ liên lạc thường xuyên với các fan thực sự của bạn là mục tiêu cuối cùng mà bạn nên dựa vào đó để cân nhắc tất cả việc bạn muốn làm.
Bước 3: Tạo một trang đích (landingpage)
Landingpage giống như cánh cửa trước dẫn đến thương hiệu cá nhân của bạn.
Trang chủ nên đơn giản, thu thập mail cho danh sách mail của bạn và nên có một câu nói rõ về lợi ích mà mọi người có thể mong đợi từ việc đăng kí (ví dụ: các điểm bán hàng trong danh sách của bạn).
Nhưng blog của bạn viết về điều gì? Nơi nào? Chúng ta sẽ biết được điều đó trong một phút nữa thôi. Nhưng cho đến khi bạn có 1,000 người đăng kí nhận bản tin của bạn, việc thể hiện trang chủ của bạn những điều gì khác ngoài một trang opt-in danh sách mail đơn giản thì sẽ không hiệu quả.
Một blog điển hình sẽ chuyển đổi 1-5% khách thăm thành người đăng kí danh sách mail. Một landingpage tốt có thể chuyển 25–50% khách thăm thành người đăng kí danh sách mail. Điều này sẽ hiệu quả hơn khi dùng một landingpage đơn giản.
Tôi nhấn mạnh lần nữa, giữ liên lạc thường xuyên với các fan thực sự của bạn là mục tiêu cơ bản cần quan tâm đến khi xem xét tất cả những việc bạn sắp làm. Vì vậy, tỷ lệ chuyển đổi mail opt-in cao thì quan trọng hơn khả năng được tìm thấy của các bài viết trên blog của bạn (ít nhất là lần đầu tiên).
Nếu bạn có $37/tháng thì để tiết kiệm thời gian và tránh bị đau đầu, hãy đăng kí Lead Page. Nó có tất cả những thứ bạn cần: kiểm tra A/B, tích hợp MailChimp, và các trang được thiết kế sẵn rất tuyệt vời và được chứng minh là có tỉ lệ chuyển đổi cao.
Nếu bạn không muốn phải trả hàng tháng, bạn có thể trả $ 97 cho suốt thời gian bạn truy cập đến WordPress hoặc các plugin giống như OptimizePress.
Ngoài ra, nếu ngân sách bạn eo hẹp và muốn có một dịch vụ landing page miễn phí đơn giản, hãy vào xem LaunchRock.
Tôi đã sử dụng tất cả ba loại trang này, nhưng LeadPages là loại mà tôi sử dụng cho đến bây giờ.
Nếu bạn cần giúp đỡ để tìm ra những gì cần đưa vào trang đích của bạn, hãy xem How to Create Killer Landing Pages That Convert Users (Làm thế nào để tạo ra những trang đích “sát thủ” có thể chuyển đổi người dùng) và Landing Pages: A How-to Guide (Hướng dẫn về trang đích) và 6 Fantastic Landing Page Examples You’ll Want to Copy (6 ví dụ trang đích tuyệt vời mà bạn sẽ muốn sao chép)
Được rồi, bây giờ bạn đã có một danh sách mail, một tên miền, và một landingpage. Khi nào bạn có thể bắt đầu viết blog? Hãy chờ đón các bước tiếp theo trong Phần 2 nhé!
Nguồn: Subiz

20/8/14

Quảng cáo di động sẽ vượt báo in và radio

TTO - eMarketer đưa ra dự báo trên cùng ước tính mức chi tiêu quảng cáo di động đạt gần 18 tỉ USD, tăng 83% trong năm nay.

Quảng cáo di động sẽ chiếm lĩnh thị trường quảng cáo trong các năm tới
Quảng cáo di động sẽ chiếm lĩnh thị trường quảng cáo trong các năm tới - Ảnh minh họa: Internet

Thị trường thiết bị di động bùng nổ, doanh số smartphone và tablet liên tục ghi nhận những báo cáo tăng trưởng lạc quan, và thói quen sử dụng di động của người tiêu dùng hiện đại thu hút nhiều hơn hầu bao của các nhà quảng cáo so với những kênh truyền thông cũ như báo in và radio. 

Doanh thu quảng cáo di động ngốn dần thị phần của các kênh truyền thông khác
Doanh thu quảng cáo di động ngốn dần thị phần của các kênh truyền thông khác - Ảnh: Wall Street Journal / eMarketer

Hãng nghiên cứu thị trường eMarketer ước tính, tiền chi tiêu cho quảng cáo trên di động (gọi tắt quảng cáo di động / mobile ads) như smartphone và tablet sẽ tăng đến 83% tại Mỹ, gần 18 tỉ USD trong năm nay. Trong khi đó, báo in sẽ hút 17 tỉ USD và radio là 15,5 tỉ USD.

Dựa vào tỉ lệ thời gian thanh niên Mỹ đọc tin tức, eMarketer ước tính chi tiêu tăng trưởng sẽ đẩy thị phần quảng cáo di động tại Mỹ lên 9,8%. Ngược lại, thanh niên Mỹ chỉ dành 2% thời gian đọc tin tức cho báo in, chi tiêu quảng cáo phân khúc này sẽ dưới 10%. Tương tự với radio, thị phần quảng cáo liên tục giảm trong các năm qua, sẽ tiếp tục giảm từ 10% năm 2008 xuống mức 8,6% trong năm nay.

Truyền hình vẫn chiếm phần lớn thị phần. eMarketer cho rằng truyền hình thu hút 40% thời gian và có cùng mức 40% thị phần thị trường quảng cáo.

Chuyên viên phân tích eMarketer cho rằng số liệu trên cho thấy quảng cáo di động hiện vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ so với thời gian người tiêu dùng sử dụng di động. Điều này phản ánh sự chuyển đổi chậm chạp của các nhà quảng cáo, đồng thời thể hiện phản ứng chưa hài lòng với hình thức "nghèo nàn" của các dạng quảng cáo di động

Chi tiêu cho quảng cáo trên di động sẽ ở mức 42 tỉ USD vào năm 2017, trong 700 tỉ USD tổng doanh thu Internet di động (mobile) toàn cầu. Thương mại điện tử trên di động (M-commerce) chiếm phần lớn doanh thu bên cạnh ứng dụng tiêu dùng, ứng dụng doanh nghiệp và wearable (thiết bị thông minh đeo trên người)
Nguồn: Digi-Capital

Trong thời gian đầu, hình thức quảng cáo di động chủ yếu vẫn là banner nhỏ. Tuy nhiên, các hình thức quảng cáo di động mới đã bắt đầu hút chi tiêu quảng cáo hơn trong thời gian gần đây, như quảng cáo tự nhiên (native ads) xuất hiện trong luồng tin, trông giống như nội dung không làm phân tán hay gián đoạn trải nghiệm của người tiêu dùng, hoặc các quảng cáo hướng người đọc đến chợ ứng dụng, tải game hay ứng dụng.

Doanh thu dự báo của các hình thức quảng cáo tại Mỹ
Doanh thu dự báo của các hình thức quảng cáo tại Mỹ - Nguồn: Business Insider / IAB

Theo khảo sát của AdColony đối với các lập trình viên phát triển ứng dụng di động, quảng cáo di động qua hình thức video quảng cáo (video ads) đang giữ vị trí số một về thu hút người dùng. Video quảng cáo trên di động sẽ chiếm ưu thế hơn so với quảng cáo hiển thị (Display).

Xu hướng các kênh quảng cáo / phương thức quảng cáo từ tháng 1 và 6-2013, và tháng 6-2014
Xu hướng các kênh quảng cáo / phương thức quảng cáo từ tháng 1 và 6-2013, và tháng 6-2014 - Nguồn: AdColony

Số liệu từ mạng đấu giá quảng cáo di động AppFlood Network thuộc PapayaMobile cho thấy, chi tiêu quảng cáo di động tăng trưởng đến 48,2% chỉ trong sáu tháng đầu năm, và tăng 58,1% theo năm từ Q3-2013 đến Q2-104. Trong đó, châu Á tăng trưởng 25%.

Theo AppFlood, châu Á và Trung Đông chiếm 53% lưu lượng di động toàn cầu, và giữ 47% lượng cài đặt ứng dụng toàn cầu. Trong khi đó, Bắc Mỹ chỉ 6% lưu lượng di động và 12% lượng cài đặt ứng dụng. Lưu lượng di động tại châu Âu chiếm 18% toàn cầu, và lượng cài đặt là 19%. Tuy nhiên, số liệu này chưa thể hiện sự chính xác do AppFlood tchỉ tập trung vào các khu vực mới nổi.

Chi tiêu cho quảng cáo di động tăng trưởng mạnh trong sáu tháng đầu năm (Q1 và Q2-2014)

Chi tiêu cho quảng cáo di động tăng trưởng mạnh trong sáu tháng đầu năm (Q1 và Q2-2014) - Nguồn: AppFlood

Cuộc đua giữa Facebook và Google

FacebookGoogle vẫn nắm giữ phần lớn doanh thu quảng cáo di động. Dự kiến cả hai nắm giữ hơn 70% doanh thu quảng cáo trên di động trong năm nay.

Facebook gia tăng các hình thức quảng cáo trên ứng dụng di động, bao gồm video quảng cáo
Facebook gia tăng các hình thức quảng cáo trên ứng dụng di động, bao gồm video quảng cáo - Ảnh: VentureBeat

Báo cáo tài chính Q2 của Facebook cho thấy, doanh thu quảng cáo trên di động chiếm đến 62% tổng doanh thu quảng cáo 2,68 tỉ USD. Mạng xã hội này tiếp tục tập trung bồi bổ cho mạng quảng cáo di động của mình, bao gồm thâu tóm công ty cung cấp nền tảng quảng cáo video Liverail.

Dự kiến doanh thu quảng cáo di động Facebook chiếm 22,3% trong 32,71 tỉ USD doanh thu quảng cáo di động toàn cầu (eMarketer).
Tổng doanh thu thuần quảng cáo trên di động năm 2013 là 17,71 tỉ USD, dự kiến tăng lên 32,71 tỉ USD trong năm nay.
Nguồn: eMarketer

Google vẫn là "ông trùm". Số liệu từ eMarketer, Google nắm 41,5% tổng doanh thu quảng cáo di động tại Mỹ, và 50,4% trên toàn cầu năm 2013. Con số này sụt giảm nhẹ trong năm nay do gặp phải sự cạnh tranh và gia tăng doanh thu từ Facebook và Twitter, còn 50,2% theo dự báo của eMarketer.

Một đại diện khác là Yahoo! đã thâu tóm Công ty Flurry trong tháng 7 nhằm củng cố thêm vị trí cho mảng quảng cáo di động. Flurry thành lập năm 2005, cung cấp dịch vụ phân tích ứng dụng và quảng cáo di động, hiện đang có hơn 170.000 nhà phát triển ứng dụng tại 150 quốc gia tích hợp Flurry cho hơn nửa triệu ứng dụng di động.

Số liệu thị phần doanh thu thuần (net ad revenue) quảng cáo di động từ nhóm vị trí dẫn đầu thị trường toàn cầu
Số liệu thị phần doanh thu thuần (net ad revenue) quảng cáo di động từ nhóm vị trí dẫn đầu thị trường toàn cầu - Ảnh: Business Insider - Nguồn: Statista & eMarketer

Hết thời quảng cáo trên Radio?

Một khảo sát từ Nielsen Catalina Solutions cho thấy, mỗi đồng USD chi tiêu cho quảng cáo trên radio trung bình gặt hái được 6 USD từ người nghe trong 28 ngày kế tiếp sau khi họ nghe đài.

"Nó vẫn khá hiệu quả trong việc thu hút doanh thu", Randall Beard, trưởng nhóm toàn cầu về giải pháp nhà quảng cáo tại Nielsen trả lời Wall Street Journal về quảng cáo trên radio.

Số liệu doanh thu quảng cáo di động của mạng radio trực tuyến Pandora phản ánh trực quan hơn. Năm 2013, Pandora thu về 2,1% trong tổng doanh thu 17,71 quảng cáo di động toàn cầu, và dự kiến tỉ lệ này là 1,6% / 32,71 tỉ USD.

THANH TRỰC / Tuổi Trẻ Online

22/7/14

7 bước tránh trang web lừa đảo

TTO - 7 bước sau từ các chuyên gia hãng bảo mật Kaspersky Lab có thể giúp bạn tránh các trang web lừa đảo đầy rẫy trên Internet hiện nay.
Website lừa đảo đầy rẫy trên mạng Internet luôn chực chờ biến bạn thành nạn nhân

Website lừa đảo đầy rẫy trên mạng Internet luôn chực chờ biến bạn thành nạn nhân - Ảnh minh họa: Internet

1. Không nhấn chuột trực tiếp vào những liên kết (link) đáng nghi trên các trang web hoặc từ các nguồn không tin cậy qua email.

2. Nhập bằng tay (gõ thủ công) tất cả các địa chỉ tìm kiếm vào thanh địa chỉ trình duyệt (address bar).

3. Kiểm tra thanh địa chỉ ngay sau khi tải trang để đảm bảo đúng tên miền. Kiểm tra xem trang web có sử dụng một kết nối an toàn hay không (kết nối HTTPS).

4. Nếu nghi ngờ về tính xác thực của trang web, bạn không nên nhập thông tin cá nhân trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

5. Để chắc chắn tính hợp pháp của trang web, hãy liên hệ các công ty thông qua website chính thức của họ.

6. Tránh nhập những dữ liệu nhạy cảm trong khi bạn đang sử dụng mạng Wi-Fi công cộng.

* Cần biết: Mẹo dùng Wi-Fi miễn phí an toàn hơn

7. Nên sử dụng một giải pháp bảo mật có chức năng chống lừa đảo. (anti-phishing)

Nadezhda Demidova, chuyên gia phân tích nội dung của Kaspersky Lab nhận xét: "Lừa đảo mạng là một cách khá đơn giản để dẫn dụ người dùng Internet cung cấp thông tin cá nhân và tài chính của họ. Những kẻ tấn công chỉ cần vài phút để tạo ra các liên kết lừa đảocác trang web này thường chỉ hoạt động trong một vài giờ. Chiến lược của chúng là thiết kế sao cho các trang web này không bị danh tiếng xấu và không nằm trong cơ sở dữ liệu chống lừa đảo của các công ty bảo mật”.

ĐỨC THIỆN / Tuổi Trẻ