Hiển thị các bài đăng có nhãn SEO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SEO. Hiển thị tất cả bài đăng

3/11/14

Dịch Vụ Viết Bài Chuẩn SEO Giá Rẻ

Bạn đang cần dịch vụ viết bài chuẩn SEO để xây dựng nội dung website? Bạn đang muốn viết bài PR sản phẩm dịch vụ của công ty? Công ty bạn có website và đang không có người xây dựng nội dung, viết bài và đăng bài?
Bạn cần viết bài chuẩn seo
Bạn cần viết bài chuẩn seo
Tại sao bạn cần tự viết bài cho website?
Ở quãng khoảng hơn 5 năm về trước bạn không cần tự viết bài, bởi vì bạn có thể copy các bài viết từ các website khác và đưa về website bạn, như vậy bạn cũng có thể lên top Google được. Nhưng bây giờ, khi những thuật toán của Google thay đổi, bởi vì họ luôn mong muốn nội dung bài viết độc đáo và có ích cho người dùng, nên bạn cần sáng tạo ra nội dung của bạn, nội dung duy nhất do bạn tạo ra.
Bạn là một người làm seo kinh nghiệm và lâu năm, bạn đang sử dụng cách remix và copy bài viết của người khác? Bạn vẫn thấy hiệu quả? Hôm nay là đầu tháng 6/2014 mình có thể chắc chắn đến cuối tháng này bạn sẽ không còn thấy hiệu quả nữa. Chắc chắn đấy!
Một website với nội dung copy bạn sẽ không thể lên top Google được, nếu bạn lên top được, thì bạn cũng cần hiểu, khách hàng luôn đi hết từ web này sang web khác để tìm hiểu, khi họ biết nội dung của bạn là copy họ sẽ bỏ bạn một cách không thương tiếc. Ai cũng gét những kẻ ăn cắp.
Mục đích cuối cùng của việc viết bài cho website là bài viết đó phải đến được với nhiều độc giả nhất, cách tốt nhất là lên được top Google với chủ đề mà nhiều người quan tâm. Để có được thứ hạng cao trên Google bạn cần SEO tức là tối ưu bài viết của mình theo chuẩn mà Google khuyến cáo và đưa ra.
Vậy làm sao để viết bài chuẩn SEO?
Thực tế để viết nên 1 bài là khó, chứ chưa nói đến việc làm sao để viết bài chuẩn SEO. Bạn hãy hình dung thế này nhé, những bài báo bạn đang đọc, để viết nên nội dung như thế, các nhà báo phải được học và đào tạo hàng năm trời. Nếu bạn là 1 người giỏi văn ngay từ nhỏ như mình chẳng hạn thì việc viết bài sẽ dễ hơn.
Mình có 11 cái hoa tay, thật đấy, nên mình luôn tin khả năng viết văn của mình là tốt. Không những thế hằng ngày mình còn liên tục đọc các tài liệu và liên tục viết bài, nên kỹ năng của mình được rèn luyện qua từng ngày.
Làm sao có thể viết bài hay? Bạn cần rèn luyện, bắt đầu bằng việc viết 1 đoạn văn, sau đó sửa lại cho hay theo nhiều cách. Tiếp theo viết nhiều đoạn văn, theo 1 chủ đề bạn yêu thích. Và cũng viết về chủ đề đó theo nhiều cách khác nhau. Nhất định bạn sẽ là người viết văn giỏi.
Làm sao viết bài chuẩn SEO? Khi có 1 bài viết, tức là bạn biết bài viết đó đề cập đến chủ đề gì, được gọi là từ khóa. Bài viết chuẩn SEO được hiểu đơn giản là làm nổi bật được từ khóa của bạn trong nội dung. Và sẽ tốt hơn nếu bài viết của bạn nêu được nhiều từ khóa liên quan nữa.
Các tiêu chuẩn SEO trong bài viết
Đây chính là điều mà tất cả các bài viết khi bạn sử dụng dịch vụ viết bài của Theson.net bạn sẽ nhận được. Nếu bạn tự viết bài, thì đây là các tiêu chí mà bạn cần biết và làm theo.
  1. Bài viết cần có các thẻ h1, h2, h3, các thể in đậmin nghiêng, ul, li, blockquote, link.
  2. Bài viết cần có vài hình ảnh minh họa, tham khảo cách seo hình ảnh, nếu có thể hãy thêm video.
  3. Các thẻ, hoặc nội dung hình ảnh, video nêu phía trên nên chứa từ khóa 1 lần trong ít nhất 1 thẻ.
  4. Phần mở bài và kết bài khoảng 150-200 từ cần chứa từ khóa 1-2 lần là tối đa.
  5. Cần đảm bảo độ dài 500-700 từ là mức khá, 1000-1500 từ là tốt, trên 2000 từ là xuất sắc.
  6. Không bị trùng lặp quá 150 ký tự tức là 2-3 câu liền nhau với các bài viết đã có trên Google.
Đó gần như là toàn bộ các tiêu chí bạn cần theo, tuy nhiên bạn cũng cần hiểu, mục đích cuối cùng của tất cả những điều đó, là giữ làm sao cho người dùng đọc hết bài viết của bạn, họ ở càng lâu trên trang càng tốt, họ click vào 1 vài link liên quan trong trang là tốt nhất.
Giá của dịch vụ viết bài
Giá của dịch vụ viết bài
Tham khảo giá của dịch vụ viết bài
Mức giá rẻ nhất mà mình từng cung cấp là 25 nghìn đồng / bài viết, mức giá 25 nghìn đồng, với số lượng lớn, 1 cụm 20 bài, số lượng từ là 500-700 từ / bài viết. Điều quan trọng là khách hàng chỉ cần thay đổi tiêu đề, thay đổi đoạn đầu và đoạn cuối. Còn nội dung ở giữa, cố gắng làm sao đảm bảo không bị kiện về DMCA của Google.
Tùy thuộc vào yêu cầu của bạn mà mình có giá cụ thể cho dịch vụ viết bài. Bạn có thể tham khảo bảng giá và yêu cầu bên dưới đây để lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bạn.
  • Giá: 25.000/ bài – Chất lượng: Bài viết khoảng 500 chữ, phần đầu và phần cuối được viết mới, phần giữa bài được sửa lại hoặc tổng hợp sắp xếp những bài đã có. Bài dạng remix. Số lượng bài viết trong mỗi lần là lớn >20 bài. Thời gian giao bài hoàn thành khoảng 1 tuần.
  • Giá: 40.000/ bài – Chất lượng: Bài viết khoảng 500 chữ, toàn bộ nội dung bài là mới hoàn toàn, bạn có thể yêu cầu dịch theo tài liệu tham khảo tiếng anh. Số lượng mỗi lần là lớn >10 bài. Thời gian giao bài khoảng 1 tuần. Với yêu cầu tương tự nhưng số lượng bài viết khoảng 5 bài thì giá là 50.000/ bài
  • Giá: 70.000/ bài – Chất lượng: Bài viết khoảng 1000 chữ, toàn bộ nội dung bài viết mới hoàn toàn, bạn có thể yêu cầu dịch theo tài liệu tham khảo tiếng anh. Số lượng mỗi lần >5 bài. Thời gian giao bài khoảng 1 tuần. Với yêu cầu tương tự nhưng số lượng bài viết khoảng 3 bài thì giá là 80.000/ bài
  • Giá bài viết 90.000/ bài – Chất lượng: Bài viết khoảng 1500 chữ, nội dung bài viết mới hoàn toàn, tài liệu tham khảo có thể là tiếng anh. Số lượng mỗi lần > 3 bài. Thời gian bàn giao khoảng 1 tuần.
Xin lưu ý, đây là bảng giá tham khảo với dịch vụ viết bài chuẩn seo tiếng Việt, với bài viết bằng tiếng Anh để có 1 mức giá tốt và hợp tác lâu dài, bạn hãy liên hệ trực tiếp với mình như vậy, sẽ có mức giá chính xác hơn. Với những yêu cầu cụ thể ví dụ như cần bàn giao bài trong ngày hoặc rút ngắn thời gian, bạn cần cộng thêm chi phí. Với những bài mang tính kỹ thuật cao, chi phí của bạn cũng tăng lên. Những bài hướng dẫn từng hình ảnh, chi phí cũng sẽ khác.
Quy trình viết bài chuẩn seo
Quy trình viết bài chuẩn seo
Quy trình thực hiện dịch vụ viết bài
Dịch vụ viết bài được thực hiện bởi những cộng tác viên đam mê viết lách, và được đào tạo kiến thức seo content từ theson.net, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về tính tự nhiên, chính xác, và chuẩn của nội dung bài viết. Trước khi bắt đầu hợp tác chúng ta có 1 quy trình nhất định như sau.
  1. Nhận yêu cầu viết bài về mảng nội dung nào đó, bạn chuyển trực tiếp những mảng nội dung, chuyên mục, tiêu đề cho theson.net, bạn chuẩn bị càng cụ thể, thì việc nhận được bài càng sớm. Ở bước này theson.net sẽ tư vấn cho bạn về mảng nội dung bạn theo đuổi, nếu bạn còn đang phân vân không biết chọn từ khóa hoặc nội dung bạn làm.
  2. Sau khi nhận yêu cầu viết bài, theson.net sẽ trao đổi lại với cộng tác viên về các yêu cầu, và nguồn tài nguyên kiến thức cộng tác viên cần tham khảo trước khi viết. Xác định cụ thể thời gian có thể giao bài, và chi phí bài viết, sau đó báo lại cho khách hàng.
  3. Với từng bài viết cụ thể nội dung sẽ được lên khung, dàn ý, bố cục từng đoạn. Theo những từ khóa mà khách hàng yêu cầu.
  4. Bài viết sẽ được hoàn thành ở từng đoạn và kết hợp lại thành 1 bài hoàn chỉnh. Sau khi cộng tác viên viết bài hoàn chỉnh, bài sẽ được theson.net duyệt qua 1 lần trước khi gửi cho khách hàng.
  5. Khách hàng nhận bài viết, xem bài viết, và yêu cầu sửa lại nếu chưa đáp ứng được các tiêu chí đã đề ra ban đầu. Khách hàng cũng có thể dừng dịch vụ, khi không hài lòng với chất lượng nội dung đã viết. Chỉ khi khách hàng đồng ý và nhận bài viết mới phải thanh toán chi phí đã thỏa thuận ban đầu.
Nếu bạn thuê dịch vụ của theson.net bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng bài viết, cũng như thời gian giao bài. Hoàn toàn có thể yên tâm về quy trình thanh toán dịch vụ. Với chi phí thấp nhất, bạn nhận được sự hài lòng cao cùng nhiều lợi ích, để 2 bên có thể hợp tác lâu dài.

Thế Sơn

27/9/14

7 lý do khiến chiến dịch SEO của bạn thất bại và hướng cải thiện chúng

(Thegioiseo) - Trải qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy đa số các chiến dịch SEO thất bại là do mọi người đặt hi vọng quá cao vào kết quả trong khi ngân sách đầu tư thì ít ỏi, một phần khác là do các chiến lược đưa ra đều dựa vào sự phỏng đoán/giả định mà không đi sâu vào phân tích số liệu cụ thể. Hơn nữa, khách hàng trong quá trình hợp tác thường hiểu sai về những gì bạn đang làm, dẫn đến tình trạng nhu cầu và mong muốn của họ không được đáp ứng bởi họ không có hiểu biết nhiều về SEO.
7 lý do khiến chiến dịch SEO của bạn thất bại và hướng cải thiện chúng

Cho dù bạn đang tự quản lý một chiến dịch SEO cho riêng mình hay phải thuê một SEO-er chuyên nghiệp khác, bạn vẫn cần phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi để xem xét kỹ liệu chiến lược của mình có đang tiến triển tốt và đi theo đúng hướng hay không.

1. Bạn đã đặt mục tiêu khả thi cho chiến dịch SEO hay chưa?
Bạn đã đặt mục tiêu khả thi cho chiến dịch SEO hay chưa

Việc đặt ra những mục tiêu thiếu tính thực tế cho chiến lược SEO (như: tất cả các sản phẩm hoặc dịch vụ trong website đều phải ‘thống trị’ hoàn toàn trên tất cả các công cụ tìm kiếm lớn như Google hay Bing) chính là nguyên nhân khiến cho chiến dịch của bạn bị thất bại ngay từ đầu. Để giải quyết vấn đề này, thay vì việc quá ‘háo thắng’, hãy lên kế hoạch mang tính khả thi cao cho từng chiến dịch và gặt hái thành công từng bước một chậm rãi nhưng chắc chắn. Ví dụ, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều chọn cách cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng. Nếu doanh nghiệp của bạn cũng nằm trong hình thức kinh doanh này thì sẽ rất khó khăn để có được thứ hạng hàng đầu bảng cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Chính vì vậy, hãy sử dụng chiến lược tăng tiến, chọn một sản phẩm đầu tiên rồi tối ưu hóa từ khóa về sản phẩm đó trước, sau khi thành công chuyển sang từ khóa tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy. Nhưng bạn cũng phải lưu ý rằng tiếp tục đẩy mạnh những từ khóa đã tăng được thứ hạng để duy trì phong độ.

Đó mới chính là cách xây dựng một mục tiêu hợp lý và khả thi; đó là chìa khóa giúp bạn thành công.

2. Bạn đã có một khung thời gian và kế hoạch chi tiêu ngân sách hợp lý cho các chiến dịch hay chưa?

Đây là một vấn đề khá quan trọng. Hầu hết các doanh nghiệp không có được một khung thời gian làm việc và khả năng phân phối chi tiêu khả thi cho tất cả các chiến dịch SEO của họ. Mặc dù mong muốn có được kết quả tốt ngay lập tức nhưng họ lại chỉ chịu đầu tư ra một khoản tiền nhỏ cho chiến dịch đó. Để giải quyết, tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến từ phía một SEOer chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm, sau đó xác định khung thời gian cũng như chi tiêu ngân quỹ một cách thực tế và đem lại hiệu quả cao nhất cho từng loại hình kinh doanh. Nếu một loại hình nào đó có tính cạnh tranh cao thì chắc chắn ngân sách chi tiêu sẽ phải nhiều hơn, khoảng thời gian để tiến hành sẽ lớn hơn so với những gì bạn tưởng tượng. Nếu bạn thực thi một chiến dịch mà chỉ dành cho nó quỹ thời gian ngắn ngủi và dè dặt trong đầu tư thì chắc chắn chiến dịch đó sẽ thất bại nhanh chóng, bởi vì bạn sẽ không thể cung cấp đủ thời gian cần thiết cho các SEOer để kiểm tra và đánh giá lại chiến dịch một cách chính xác và vẹn toàn hơn.

3. Bạn đã chọn đúng từ khóa?
Bạn đã chọn đúng từ khóa

Tối ưu hóa sai từ khóa vẫn là lỗi phổ biến và thường xuyên của tất cả các chiến dịch SEO thất bại. Tốt hơn hết, bạn nên thuê một công ty SEO hay chuyên gia SEO quản lý chiến dịch cho bạn. Họ sẽ biết cách chọn lựa đúng từ khóa sau khi đã phân tích và thực hiện nghiên cứu đa dạng các từ khóa khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn tự chọn từ khóa nhưng lại dựa trên cảm tính về những gì bạn nghĩ khách hàng của bạn đang tìm kiếm mà không kiểm tra lại bằng các công cụ thống kê trên thực tế thì chiến dịch lâu dài của bạn khả năng cao sẽ không sử dụng đúng từ khóa và tiến tới thất bại.

Phân tích dữ liệu từ khóa qua việc sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa có uy tín cao và xem những từ khóa nào mà đối thủ của bạn đang sử dụng thành công, để đảm bảo rằng bạn đang tối ưu hóa đúng từ khóa.

4. Chiến dịch của bạn có mang lại Lượng traffic tiềm năng?
Chiến dịch của bạn có mang lại Lượng traffic tiềm năng?

Tất nhiên nếu bạn lựa chọn sai từ khóa thì chắc chắn lượng traffic đến website sẽ không như mong muốn, hoặc nếu có cũng không phải là traffic có chứa khách hàng tiềm năng, hoặc gộp cả 2 ý trên. Bạn có thể thử làm một bài kiếm tra nhanh để xác định xem chiến dịch của bạn có cung cấp đủ lưu lượng truy cập tiềm năng cho website hay không bằng cách nhìn vào dữ liệu bounce rate cho lưu lượng tìm kiếm tự nhiên. Nếu bạn thấy số liệu bounce rate cao, thì nó có nghĩa là người truy cập đã không tìm được đúng nội dung phù hợp. Việc phân biệt giữa bounce rate của truy cập tìm kiếm tự nhiên với các truy cập từ nguồn khác (như direct visits, referral visits, …) là rất quan trọng trong việc giúp bạn đưa ra quyết định dựa trên lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên. Nếu bạn có số liệu Bounce Rate cao trên tất cả các nguồn truy cập thì có lẽ bạn phải xem xét lại toàn bộ website từ bước đầu tiên.

5. Bạn đã có một website với diện mạo chuyên nghiệp?

7 lý do khiến chiến dịch SEO của bạn thất bại và hướng cải thiện chúng


Một chiến dịch SEO thành công sẽ bắt đầu với một website chuyên nghiệp có thể dễ dàng tương tác với độc giả chỉ trong lần truy cập đầu tiên. Sự tương tác trên website của độc giả đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của chiến dịch bởi lẽ sự tương giao là kết quả của quá trình chuyển đổi từ truy cập thường sang khách hàng tiềm năng, và nó cũng chính là thước đo độ thành công của một doanh nghiệp. Việc thiếu đi tính chuyên nghiệp trong thiết kế cũng như kỹ thuật trong website (thiết kế không đẹp mắt, lỗi thời, hay có nhiều lỗi trang, …) sẽ khiến cho sự liên kết giữa độc giả và website cũng như tỉ lệ chuyển đổi bị giảm xuống nhanh chóng.

Dưới đầy là một số câu hỏi mà bạn nên xem xét trong quá trình đánh giá lại website cho riêng mình:

  • Thiết kế trang đã lỗi thời hay chưa?
  • Nó có thiết kế chuyên nghiệp hay không?
  • Thanh navigation có cấu trúc trực quan và dễ dàng cho người truy cập?
  • Thân thiện với mọi thiết bị như desktop, mobile, hay smartphone?
  • Bạn có nhận được phản hồi tiêu cực hay tích cực về những điều trên từ phía độc giả hay không?

6. Nội dung có thực sự thu hút được độc giả?

Thiếu đi sự tương quan của độc giả cũng như tỉ lệ chuyển đổi thấp cũng là kết quả của việc nội dung không phù hợp với nhu cầu của người truy cập. Bạn không nên viết những nội dung chỉ để đánh lừa bộ máy tìm kiếm, mà hãy viết những bài viết chất lượng nhất, có thể thu hút được đông đảo độc giả quan tâm. Hãy tạo một chiến lược nội dung ví dụ như: tham khảo ý kiến của khách hàng hay trả lời cho những câu hỏi mà họ đang quan tâm. Khách hàng tiềm năng sẽ đánh giá rất cao hành động này và sẽ gắn bó hơn với website.

7. Bạn có đang theo dõi dữ liệu và lên kế hoạch cải thiện chúng?

Theo dõi dữ liệu và lên kế hoạch cải thiện nó nếu cần là một công việc rất cần thiết và quan trọng không kém cho một chiến lược SEO lâu dài hoàn hảo và thành công. Điều này thường dẫn đến một số thay đổi trong việc cải thiện các chiến dịch theo thời gian như phải cải tạo toàn bộ chiến lược nội dung hoặc thậm chí là thiết kế lại một website.

Sẽ là sai lầm nếu bạn chỉ có những đánh giá xơ xài và đo lường kết quả của chiến dịch dựa trên một điểm dữ liệu nhất định nào đó. Hãy cố gắng bao quát tổng thể dữ liệu chung và hiểu được cơ chế của thứ hạng có ảnh hưởng như thế nào đến traffic hay traffic ảnh hưởng thế nào đến tỉ lệ chuyển đổi chẳng hạn. Nếu bạn nhìn nhận sự việc bằng cách bao quát tất cả các khí cạnh dữ liệu thành một hệ thống thì sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và sửa chữa thiếu xót. Ví dụ, Nếu thứ hạng và traffic tốt, nhưng tỉ lệ chuyển đổi lại ít, nguyên nhân có thể là do lựa chọn từ khóa không đúng và thiết kế website thiếu chuyên nghiệp, hoặc các yếu tố khác có thể thay đổi toàn bộ chiến dịch nếu như giải quyết kịp thời.

Kết luận 

Hầu hết các chiến dịch SEO bị thất bại với nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn bạn sẽ không muốn chiến dịch của mình nằm trong số đó. Với tất cả những câu hỏi bên trên, nếu bạn đều trả lời là “Không, tôi chưa có” thì đây là lúc bạn nên nhận ra rằng chiến dịch của bạn rất khó có thể thành công được. Hãy tạo ra một số thay đổi và tham khảo một số câu hỏi bên trên. Mọi ý kiến đóng góp xin comment bên dưới!

10/6/14

Tạo email tên miền riêng miễn phí với Zoho Mail

Nhu cầu tạo email theo tên miền riêng (ví dụ: contact@thachpham.com) thường áp dụng cho các doanh nghiệp hoặc những website mang tính chất chuyên nghiệp. Trước đây, chúng ta có thể dễ dàng làm việc này thông qua dịch vụ Google App Business vì nó miễn phí, nhưng đáng buồn thay bây giờ nó đã bắt buộc tính phí với giá là $5/email/tháng. Một con số không hề nhỏ nếu bạn muốn tạo khoảng 5 email khác nhau.
Nhưng cũng đừng nên lo lắng quá vì hiện nay có rất nhiều dịch vụ tạo email theo tên miền riêng mà hoàn toàn miễn phí, thậm chí không cần sử dụng dịch vụ mà bạn có thể tự tạo khi sử dụng các host nước ngoài chất lượng cao như A2Hosting. Nhưng mà trong bài này, mình sẽ giới thiệu đến mọi người một dịch vụ khác tương tự như Google App Business mà lại hoàn toàn miễn phí, đó là Zoho Mail.

Tổng quan về Zoho Mail

Zoho Mail là dịch vụ lưu trữ email tương tự như Gmail hay Yahoo, nhưng nó có thể đồng bộ với các dịch vụ tiện ích khác của Zoho như Zoho Docs, Zoho Storage. Điểm khác biệt của Zoho là cho phép bạn sử dụng tên miền riêng ngay khi đăng ký mà không cần phải thông qua một dịch vụ khác như Google App Business. Rõ ràng là nó được sinh ra để phục vụ với các nhu cầu email chuyên nghiệp.
Zoho Mail có nhiều khung giá khác nhau mà thấp nhất là miễn phí (sử dụng 1 domain, 5 users) và cao nhất là $10/user/tháng. Nhưng nếu bạn là blogger hay website cỡ trung bình thì chỉ cần cái miễn phí của nó là quá đủ, chịu khó xem quảng cáo một xíu thôi.
Bảng giá của Zoho Mail

Hướng dẫn đăng ký & sử dụng Zoho Mail

Để đăng ký, bạn hãy truy cập vào địa chỉ http://www.zoho.com/mail/zohomail-pricing.html và ấn vào nút Sign Up của bảng giá Free nhé. Sau đó bạn nhập địa chỉ domain cần sử dụng email.
Sau đó là nhập một số thông tin cần thiết như sau:
Lưu ý phần ID đăng nhập vào Zoho, bạn chỉ cần điền tên và sau này muốn đăng nhập thì bạn sẽ điền với cấu trúc là username@domain.com. Điền xong ấn nút Sign Up và đợi một lát.
Sau đó nó sẽ hiện lên một bảng thông tin xác nhận đăng ký và yêu cầu mời bạn xác thực domain, ấn vào link Proceed to verify domain ownership để bắt đầu xác thực.
Nó sẽ chuyển bạn tới một trang xác thực, việc của bạn cần làm bây giờ là chỉnh sửa các record DNS trong domain theo đúng yêu cầu của họ.
Đầu tiên là nó sẽ yêu cầu bạn điền thêm một record CNAME với giá trị riêng mà họ cung cấp, hoặc là bạn có thể chọn phương thức TXT Method (upload file lên host), HTML Method (thêm thẻ HTML vào website). Nhưng ở đây mình sẽ hướng dẫn cách xác thực bằng sửa DNS.
Và mình sẽ sửa DNS như sau:
Khi đổi xong, bạn nên đợi tầm 10 phút sau và quay lại trang xác thực của Zoho Mail và ấn nút Verify phía dưới để kết thúc.
Nếu xác thực thành công, nó sẽ yêu cầu bạn tạo tài khoản email như hình dưới.
Sau đó một bảng khác hiện ra và cứ ấn Next.
Bạn ấn Next 2 lần sẽ thấy nút Proceed to Point MX, hãy click vào nó để bắt đầu thiết lập lại DNS cho domain vì nếu bỏ qua bước này email của bạn sẽ không thể nhận được email nếu ai đó gửi tới địa chỉ theo tên miền.
Sau đó bạn thêm 2 record loại MX vào DNS với thông số là:
Thêm 2 record MX vào DNS
Host NameAddressPriority
@mx.zohomail.com10
@mx2.zohomail.com20

Đổi xong thì quay lại trang Zoho, kéo xuống và ấn nút Next, và cứ Next nếu các tùy chọn sau bạn không cần dùng đến. Cuối cùng là ấn Done.
Sau đó ấn vào link đăng nhập vào email họ cung cấp cho bạn và bạn sẽ được chuyển đến hòm mail, hoàn tất quá trình đăng ký Zoho Mail theo tên miền riêng. :D
Đừng quên thử lấy một email khác và gửi cho địa chỉ email mới tạo xem nó hoạt động được không nhé.

Cách tạo thêm email cho tên miền

Bạn truy cập vào phần Control Panel ở trên menu.
Truy cập vào phần User Details và ấn Add User.
Chỉ cần điền thông tin cho user và bắt đầu tạo, không cần thiết lập gì thêm cho domain.
Lưu ý là hãy giữ các record MX trong domain nhé, nếu xóa đi thì bạn sẽ không thể nhận được email nữa.
Thật đơn giản nhưng tuyệt vời phải không nào? Chúc bạn sớm có một email theo tên miền riêng chuyên nghiệp nhất.


Xem thêm : Tạo Email với tên miền riêng hoàn toàn miễn phí và chuyên nghiệp với Hotmail của Microsoft

Tuy nhiên, theo thông báo mới nhất mà Thiết Kế Website Kim Mã DPA mới nhận được từ Microsoft thì tháng 7 tới họ sẽ ngừng cung cấp dịch vụ Tạo Email với tên miền riêng trên nền Hotmail . Thế nên, lựa chọn kinh tế nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là Zoho .

Là người sử dụng Zoho nhiều năm qua, với các dịch vụ chẳng thua kém Google như Zoho Site, Zoho Docs, Zoho CRM ... thì việc BẠN lựa chọn Zoho chắc chắn là lựa chọn tối ưu.

Zoho Mail với tên miền riêng sẽ là giải pháp miễn phí mà Dịch vụ SEO Kim Mã DPA tích hợp cho khách hàng làm quen với Internet Marketing. Vì vậy, nếu bạn cho thắc mắc gì khi sử dụng Zoho Mail xin vui lòng liên hệ Kim Mã DPA hoặc comment ngay tại bài viết này. Chúng tôi sẽ hỗ trợ BẠN.


Thiết Kế Website Kim Mã DPA 

Mobile: 0988 78 5500 | 090 778 5500 Mr. Gia Hưng
Email: kimmadpa[a]gmail.com
Add: 48/1 Lê Văn Khương, Khu Phố 7, Tổ 9, P.Thới An, Q12, TpHCM
Website: www.kimmadpa.com

Chúc BẠN thành công !

8/6/14

Top 5 điều hoang tưởng về SEO

1. Kết quả 24 giờ: Không ai có thể thấy được kết quả của công việc này chỉ trong vòng 24 giờ. Có rất nhiều lời quảng cáo từ phía các SEO mũ đen như “Lên top 10 chỉ trong vòng 8 giờ”. Theo kinh nghiệm của những chuyên gia SEO lâu năm, những “ông lớn” trong thị trường tìm kiếm – Google, Yahoo, MSN – đều mất tới cả ngày chỉ để đặt chỉ mục các trang web.
Top 5 điều hoang tưởng về SEO

Google luôn là công cụ lôi kéo được nhiều chủ sở hữu trang web mới – cho dù thế nào đi nữa thì cuộc chiến thứ hạng tìm kiếm vẫn diễn ra thường xuyên. Hầu hết các nguyên nhân để mang đến thành công là nhờ việc xây dựng những liên kết có chất lượng và/hoặc những độc giả trung thành.

Tất cả những người làm SEO nói đến kết quả mang lại nhanh chóng là do họ phát tán các liên kết của trang web với tốc độ cao và điều này có thể mang đến kết quả ngược lại do các cỗ máy tìm kiếm liệt họ vào những trang web spam và loại bỏ khỏi các thuật toán tìm kiếm. Điều này không mang lại lợi ích lâu dài cho một trang web muốn vươn lên thứ hạng cao trong mắt các công cụ tìm kiếm.

2. Vị trí top là mãi mãi: Không có gì có thể đảm bảo vị trí của một trang trong website trước thứ hạng của công cụ tìm kiếm nếu như chất lượng của trang web vẫn chỉ dậm chân tại chỗ, và trang thứ hạng của trang web đó có thể mất bất cứ lúc nào vào tay các đối thủ của mình. Đây là điều chắc chắn bởi các trang khác luôn tìm cách để cải thiện thứ hạng của mình trong con mắt của công cụ tìm kiếm. Và cũng không có sự chắc chắn nào cho các vị trí trong trang kết quả đầu tiên.

Đối với những trang web mới, cần phải có một vài thủ thuật nhỏ để nhanh chóng đạt được những thứ hạng nhất định. Nhưng để lọt vào top 10 trong bảng kết quả thì đó là một công việc vô cùng khó khăn. Một vị trí tốt là một trang web có khởi đầu chậm chạp và lớn lên cùng với sự phát triển của trang web.

3. Meta Tags: Một số "chuyên gia" SEO sẽ bám lấy lời đồn về <meta> để đẩy nhanh tốc độ thăng hạng của trang web. Trong khi đó điều này được chứng minh rằng một số công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay (Google, Yahoo, MSN) đã bỏ qua phần nội dung này, và thay vào đó là dựa vào nội dung đặt trong trang web. Đã có quá nhiều các nhà quản trị web spam các từ khóa của mình vào thẻ <meta> này một cách vô nghĩa.

Thay vì việc đưa từ khóa vào thẻ <meta>, người làm SEO có thể tối ưu các từ khóa vào <title> hoặc viết lại các Url để các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng hiểu và nhận biết từ khóa hơn. Các thẻ meta tag gần như sẽ trở nên vô nghĩa hoàn toàn trong thời gian tới.

4. Đăng ký vào các công cụ tìm kiếm: Đã có rất nhiều lời quảng cáo tương tự như: “Chúng tôi sẽ đăng ký trang web của bạn lên 2.000 công cụ tìm kiếm”. Tất nhiên là việc đăng ký website lên càng nhiều danh bạ hoặc các công cụ tìm kiếm là tốt nhưng chúng ta cần phải nhớ rằng, mục tiêu chính vẫn là Google và hai công cụ tìm kiếm khác là Yahoo và MSN (hiện giờ là Bing). Với 3 công cụ tìm kiếm này, có tới 99% người dùng sử dụng để tìm kiếm những thứ mà họ muốn và điều đó có nghĩa là 1.997 công cụ tìm kiếm còn lại đã đăng ký là vô nghĩa.

Nếu có thể đưa trang web lên top 10 kết quả trả về của một công cụ tìm kiếm nhỏ thì các công cụ tìm kiếm lớn hơn sẽ coi trọng hơn là những backlink có giá trị. Vì vậy, việc đăng ký vào các công cụ tìm kiếm nhỏ vẫn mang lại những giá trị rất mơ hồ cho trang web.

Như vậy, việc đăng ký trang web vào các công cụ tìm kiếm nhỏ tuy không gây tác hại nhưng bạn cũng đừng đặt quá nhiều kỳ vọng có thể mang lại những kết quả khả quan hơn cho thứ hạng của trang web tại các công cụ tìm kiếm lớn. Vậy nên đừng hy vọng vào các phần mềm gửi lên thư mục hay công cụ tìm kiếm hoặc tệ hơn thuê người nào đó làm điều này.

5. Hay link tốt hơn link hay: Tất cả những  người đã bước chân vào nghề SEO đều hiểu rõ, các liên kết có thể giúp cho thứ hạng của trang web được tăng cao trong các công cụ tìm kiếm. Ngày nay, các công cụ tìm kiếm đã được cải tiến thông minh hơn và coi trọng sự phù hợp của nội dung với từ khóa tìm kiếm hơn là quá nhiều liên kết. Một trang web có quá nhiều liên kết nhưng lại không có nội dung phù hợp với từ khóa đó sẽ chỉ thăng hạng nhanh chóng trong một thời gian ngắn rồi sau đó sẽ nhanh chóng chìm vào lãng quên hoặc bị loại khỏi công cụ tìm kiếm.

Người quản trị có thể nhanh chóng phát tán các liên kết của trang web mình tới rất nhiều trang web khác, nhưng một liên kết thực sự có giá trị phải là một liên kết tới những trang web có vị trí cụ thể với những nội dung tương đồng.

Tóm lại: Có rất nhiều những câu chuyện hoang đường khác về thế giới SEO – về cách thức nhanh chóng đưa trang web lên top 10 kết quả tìm kiếm. Nhưng trên thực tế, những cách đó chỉ mang lại hiệu quả trong một thời gian ngắn rồi sau đó là những kết quả hoàn toàn trái ngược với mong muốn của người quản trị. Một SEO mũ trắng sẽ không sử dụng những công cụ đánh lừa các công cụ tìm kiếm hoặc mua những liên kết để có thể đưa trang web của mình tăng nhanh. Nếu như thực sự phát triển được trang web có lượng truy cập khổng lồ và hàng triệu người ghé thăm thì trang web đó mới thực sự thành công và có thứ hạng ổn định. 

Nguồn : VA Vietnam

6/6/14

SEO tổng thể là gì? SEO tổng thể mang lại lợi ích như thế nào?

Để tìm hiểu về SEO tổng thể trước tiên ta đi tìm hiểu SEO tổng thể là gì?

SEO tổng thể là vẫn chỉ là SEO nhưng theo hướng toàn diện về cả Onpage và Offpage. Tức là trang bị sức chiến đấu cho một "chiến binh mạng" của doanh nghiệp BẠN - cụ thể ở đây là website một cách hoàn hảo nhất. Nó không chỉ giúp những từ khóa dịch vụ của BẠN có mặt trên top 10 Google mà thực sự đó là một cách đầu tư nghiêm túc để phát triển thương hiệu một cách bền vững nhất.

SEO tổng thể là việc tối ưu hóa toàn Website giúp nhiều từ khóa lên top Google



Vậy SEO tổng thể mang lại những lợi ích gì?

Từ kinh nghiệm bản thân tôi nhận thấy,  lượng khách truy cập vào website là từ trang chủ chỉ chiếm khoảng 1/3 và phần còn lại nằm ở những trang cụ thể. Tức là người dùng có xu hướng tìm kiếm những những từ khóa cụ thể chứ không mất thời gian tìm kiếm những từ khóa chung chung.

Ví dụ như Tôi đang muốn tự làm Yaourt , chắc chắn tôi sẽ lên Google và tìm đến từ khóa "cách làm Yaourt" chứ không phải là "Yaourt" , hay "Yaourt ngon". Hoặc tôi muốn mua kinh doanh 1 cửa hàng áo thi đấu thì tôi sẽ tìm đến "công ty sản xuất áo thun" chứ không thể chỉ tìm "Áo thi đấu" một cách chung chung.

Điều đó có nghĩa rằng, SEO tổng thểdịch vụ SEO nhắm đến đúng khách hàng có nhu cầu thực sự với 1 nhóm từ cụ thể chứ không phải chỉ 1 hoặc 2 từ chung chung.

Các công việc cần làm là gì?
- Thiết kế website và tối ưu triệt để Onpage ?
- Phát triển từ khóa đi từ từ khóa Longtail Keywords, đây là những từ thể hiện ham muốn của khách hàng?
- Tốc độ phát triển nội dung với mục tiêu tăng Traffic, bounce Rate, Time onsite, web speed?
- Triển khai backlink theo hướng tự nhiên, không đi ồ ạt, nói không với Spam?
- Sử dụng Social, Media trong Marketing Online website?

 Xác định đúng mục tiêu, đúng khách hàng cần nhắm đến chính là chiến lược thành công nhất của bạn.
Trên đây là những chia sẻ về dịch vụ SEO tổng thể, giúp bạn hiểu thêm về SEO tổng thể, hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về SEO tổng thể và các lợi ích khi làm SEO tổng thể. Việc cuối cùng của BẠN là xác định đúng nhóm từ khóa quảng bá để thực hiện các dự án SEO tổng thể. Nên nhờ các chuyên gia SEO có kinh nghiệm và những nhà kinh doanh giàu kinh nghiệm, nhất là trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh tư vấn cho bạn.

Điều cuối cùng chúng tôi luôn chia sẻ với khách hàng của mình rằng: Đừng quá kỳ vọng vào SEO để đột phá về doanh thu cho doanh nghiệp BẠN, SEO thành công chỉ làm tăng cơ hội chứ không thể khẳng định thành công như mong đợi. Sự khác biệt đến từ dịch vụ , sản phẩm vẫn là yếu tố quyết định thắng lợi sau cùng . Dịch vụ SEO là "cầu nối luong duyên" giữa khách hàng và doanh nghiệp. "Mối tình" đó phát triển ra sao còn do duyên số và thiện chí của hai bên.

Đội ngũ Thiết kế website - Hỗ trợ SEO tổng thể Kim Mã DPA xin kính chúc Quý khách thành công !

Nếu BẠN có nhu cầu tư vấn thiết kế Website, dịch vụ SEO xin vui lòng liên hệ:

Trụ sở chính TpHCM



  • Địa chỉ: 48/1 Lê Văn Khương , Khu Phố 7, Tổ 9 , Phường Thới An , Quận 12
  • Điện thoại: 08 – 6660 4998
  • Di động: 0988 78 5500
  • Yahoo: kimmadpa
  • Skype: kimmadpa
  • Email.: kimmadpa@hotmail.com
  • facebook.com/kimmadpa

Văn Phòng Bình Dương:

  • Địa chỉ: 239/11 Khu Phố Tân Long – Phường Tân Đông Hiệp – Dĩ An – Bình Dương
  • Di động: 090 778 5500
  • Yahoo: kinhdoanh.kimmadpa
  • Skype: kimmadpa
  • Email.: thietkeweb.kimmadpa@hotmail.com
  • facebook.com/thietkeweb.kimmadpa
SEOer Gia Hưng

2/6/14

Hướng Dẫn Thêm Lịch World Cup 2014 Trên Thiết Bị Android bằng Lịch Google - iCal

Thiết kế Web Kim Mã DPA hôm nay xin hướng dẫn các bạn cách thêm lịch World Cup 2014 rất đơn giản với Google Calendar từ SkySports mà không cần phải cài đặt thêm bất kỳ 1 ứng dụng nào.

Hướng Dẫn Thêm Lịch Word Cup 2014 Trên Thiết Bị Android bằng Lịch Google - iCal


Truy cập https://www.google.com/calendar

Nếu chưa có tài khoản Google. đăng ký 1 tài khoản mới tại đây : https://accounts.google.com/SignUp

Phía bên trái của trang Lịch Google, chọn Lịch khác --> Thêm bằng URL


Lịch Google - iCal

Lấy URL tại : http://www1.skysports.com/FIFA-World-Cup-2014/news/15241/9066717/world-cup-calendar

webcal://www1.skysports.com/calendars/football/fixtures/competitions/worldcup

Không nên chọn : Làm cho lịch của bạn có thể truy cập công khai?

Sau đó nhấp: thêm lịch. 


Vậy là BẠN đã thêm thành công Lịch Word Cup 2014 trên Google Calendar. Giờ chỉ còn việc đồng bộ nó với thiết bị Android và hưởng thụ WordCup 2014 thôi

Theo SkySports

30/5/14

Bảo vệ danh tiếng thời internet

Dù không thể lúc nào cũng kiểm soát được chuyện thị phi liên quan đến mình trên internet nhưng nếu có đủ tiền, bạn có thể tác động đến kết quả tìm kiếm về bản thân.

Bảo vệ danh tiếng thời internet
Một số công ty cung cấp dịch vụ xóa bỏ các đường dẫn có nội dung tiêu cực đối với khách hàng - Ảnh: Fortune Greece 

Một số công ty hứa hẹn có thể kiểm soát được tin nhắn trực tuyến của khách hàng hoặc loại trừ những tin tức xấu về họ trên internet, chẳng hạn như những bê bối bị phanh phui trên mạng, với giá nhất định. “Chúng tôi có thể dỡ bỏ một số thứ đáng lẽ ra không nên xuất hiện trên internet”, CNN Money dẫn lời Chris Dinota, CEO và nhà sáng lập của Công ty Solvera Group. Giá cho dịch vụ này không hề rẻ, từ 50.000 đến 300.000 USD, tùy theo yêu cầu, kèm theo chi phí bảo trì mỗi tháng.

Trong khi nhiều dịch vụ ít đắt đỏ hơn hoạt động bằng cách kéo thông tin tiêu cực xuống và di chuyển thông tin tích cực lên trang đầu, Solvera cố gắng gỡ bỏ những đường dẫn có nội dung tiêu cực và kiểm soát các kết quả tìm kiếm về một đối tượng. Trước khi ký hợp đồng, công ty của Dinota sẽ tiến hành kiểm tra thông tin về khách hàng tiềm năng và từ chối làm việc với những người mà họ phát hiện có “tiền án” được phản ánh chính xác trên mạng. Tuy nhiên, khi đã đồng ý cung cấp dịch vụ, hãng sẽ loại bỏ những đường dẫn có thông tin tiêu cực, “hô biến” chúng khỏi các kết quả tìm kiếm trên các công cụ như Google, Yahoo và Bing. Quá trình này đôi khi kéo theo các cuộc chiến pháp lý nhằm dỡ bỏ nội dung trên web, sử dụng lệnh của tòa án để buộc bên đăng thông tin phải rút lại những lời cáo buộc có tính chất ác ý hoặc đơm đặt. Trong trường hợp khả quan nhất, tác động của tòa án sẽ buộc người đăng gỡ bỏ thông tin. Solvera cũng có những phương pháp khác để thực hiện yêu cầu của khách hàng, nhưng đây là cách thức được ưu tiên sử dụng trong nhiều trường hợp.

CEO Dinota cho hay dùng thủ thuật khiến một đường dẫn không hiển thị được nội dung hiệu quả hơn cách đưa đường dẫn có nội dung tích cực lên đầu trang và chèn thông tin tiêu cực xuống bên dưới. “Nhiều khách hàng của chúng tôi đã cầu cứu trong tình trạng tuyệt vọng. Ví dụ, một công ty có thể tạo ra lợi nhuận dao động từ 10 đến 15 triệu USD, nhưng “chỉ vì một đường dẫn tiêu cực xuất hiện ở đầu trang khiến họ tổn thất đến 1 triệu USD”, theo ông Dinota.

Về phía Google, tất nhiên không muốn có người can thiệp vào kết quả tìm kiếm hoặc kiểm soát nội dung đăng trên trình duyệt web, nên công cụ tìm kiếm thường xuyên thay đổi thuật toán của mình. Mới đây, tòa tối cao của Liên minh châu Âu đã ra phán quyết buộc Google phải cho phép người dùng châu Âu có quyền xóa bỏ những đường dẫn cụ thể về bản thân tổ chức/cá nhân đó. Ông Dinota đánh giá cao phán quyết trên và cho hay quyết định này sẽ mở đường cho cuộc tranh luận tương tự tại Mỹ. Theo thống kê, trang đầu tiên của một kết quả tìm kiếm là tài sản “vàng” thật sự vì có khoảng 80% số người lướt web chỉ dừng lại ở trang đầu mà không chuyển đến trang kế. Việc dỡ bỏ đường dẫn tiêu cực là biện pháp tốt nhất để loại trừ thông tin xấu, nhưng không phải ai cũng có nhiều tiền như vậy để kiểm soát thông tin của bản thân.

BrandYourself, một công ty quản lý danh tiếng trên mạng, cung cấp dịch vụ cho những người rủng rỉnh tiền bạc lẫn các đối tượng có tài chính eo hẹp. Hãng cung cấp công cụ miễn phí cho những khách hàng nào muốn tự mình quản lý hoặc nếu muốn có chuyên gia hướng dẫn riêng thì đóng mỗi tháng 299 USD. Patrick Ambron, đồng sáng lập BrandYourself, cho rằng hành động xóa bỏ các tin tức có hại không phải là câu trả lời đúng đắn nhất mà thay vào đó là hỗ trợ khách hàng xây dựng những thông tin theo chiều hướng tích cực hơn.

Nguồn : Phi Yến / Thanh Niên 

19/3/14

Google Authorship và cách thiết lập quyền tác giả cho bài viết

Có nhiều cách để thực hiện việc cho hiển thị ảnh Avatar của mình trong kết quả tìm kiếm của Google hay còn gọi là Google Authorship



Vậy Google Authorshop là gì? Các sử dụng ra sao mời các bạn xem bài viết.

1. Google Authorship là gì?

Là một tiêu chí mới giúp bảo vệ nội dung tự sáng tạo của người dùng thông qua tài khoản trên Google+. Sau khi bạn xác minh quyền thì tất cả các nội dung có quyền tác giả và tất cả các bài viết của Website khác chưa nội dung coppy này sẽ được xếp hạng thấp hơn trên xếp hạng tìm kiếm Google.

Nếu bạn dành thời gian để sáng tạo ra nội dung chất lượng, cho dù đó là văn bản, âm nhạc hoặc video bạn cần phải liên kết nội dung gốc với Profile Google+ để xác định rằng bạn thật sự là tác giả và cần xác minh nội dung này.

Tăng khả năng khả năng hiển thị:

Bạn có thể thấy hình bên dưới tất cả các bài copy sẽ nằm dưới link bài viết có sở hữu quyền tác giả và bài viết của tác giả nằm ở vị trí đầu tiền:

Tăng độ Trust cho bài viết:

Sự kết hợp giữa thương hiệu cá nhân và quyền tác giả sẽ tăng mức độ tin cây cùng với profile cá nhân. Google sẽ nhận định rằng nội dung gắn với Brandname của bạn sẽ trở nên chất lượng và uy tính hơn.
Focus nội dung và mở rộng nội dung khác liên quan

Ngoài việc hiển thị một nội dung và 1 link nếu như có hơn 1 bài viết của bạn được post liên quan đến cùng chủ đề từ khóa tìm kiếm mà có quyền tác giả của bạn thì kết quả tìm kiếm cũng sẽ hiễn thị thêm ngay bên dưới.

Các chèn Google Authorship vào website

Sau đây là ba bước đơn giản để thực hiện thành công việc chèn google authorship vào website.
Bước 1: Thêm Google+ profile của tài khoản cần xác minh vào web của bạn

<a href="https://plus.google.com/117810150000665164087" title="Nguyễn Đức Linh" >Nguyễn Đức Linh</a>

Chú ý tên Nguyễn Đức Linh phải trùng với tên công khai trên Google+ của bạn và thay 117810150000665164087 phù hơp nhé. Mình khuyên dùng dạng https://plus.google.com/117810150000665164087 thay vì url tùy chỉnh dạng  https://plus.google.com/+kimmadpa vì sau này bạn có muốn tùy chỉnh URL Google Profile cũng không ảnh hưởng đến những page mà bạn đã set Google Authorship

hoặc thêm thẻ bên dưới vào header , trên tag </head>

<link rel="author" href="[profile_url]"/>


Nhớ thay [profile_url] bằng Google+ profile URL của bạn dạng như

https://plus.google.com/117810150000665164087

Bước 2: Thêm trang web của bạn vào phần giới thiệu thông tin cá nhân trên Google+ profile

Các bạn làm như sau: vào mục Giới thiệu » Cộng tác viên cho » Thêm liên kết tủy chỉnh

hoặc bạn chỉ cần bấm chuột vào đây Contributor To section để thực hiện luôn. Làm xong nhớ lưu lại nhé.

Bước 3: Kiểm tra

Google Rich Snippets để kiểm tra xem việc xác minh đã thực hiện đúng chưa. Nếu đúng bạn sẽ thấy dưới dạng xem trước. Khoảng 1 tuần sau nó mới có thể hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Lưu ý: Hình avatar của bạn trên Google+ phải là hình mặt người thì Google mới cho hiện nhé. Nhiều bạn để hình logo công ty, … cứ thắc mắc vì sao nó không hiện mặc dù đã làm đúng.

Làm đúng như các bước trên là bạn an tâm rồi nhé, ngồi chờ kết quả thôi. Còn nếu vẫn chưa được hãy Liên hệ với Kim Mã DPA, Chúng tôi sẽ giúp bạn.

Nếu bạn sử dụng Wordpress thì có thể tham khảo Clip rất chi tiết của Thạch Phạm tại : https://www.youtube.com/watch?v=RpincD2n0DM

17/1/14

Những yếu tố cần đáp ứng của website chuẩn SEO

Đối với các SEOer và các đơn vị làm dịch vụ SEO, việc tối ưu hóa website theo chuẩn SEO là yêu cầu bắt buộc khi thực hiện các dự án. Tuy nhiên để đáp ứng trọn vẹn tất cả các yếu tố này không phải là một điều dễ dàng.

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách để kiểm tra một website chuẩn SEO là thế nào?


Kiểm tra các trang đã được index 

Thực hiện tìm kiếm với toán tử site. Ví dụ: site:domain.com
Có bao nhiêu trang được trả về (Nếu số lượng trang quá lớn, bạn chỉ nhận được con số xấp xỉ, không phải con số chính xác)
Trang chủ có xuất hiện ở vị trí đầu tiên không?
Nếu trang chủ không xuất hiện ở vị trí đầu tiên, có thể có vấn đề. Ví dụ website của bạn đang bị phạt hoặc cấu trúc website hoặc hệ thống liên kết nội bộ có vấn đề.

Tìm kiếm tên thương hiệu 

Trang chủ hoặc trang giới thiệu về thương hiệu đó có đứng ở vị trí đầu tiên?
Nếu trang cần thiết lại không đứng ở vị trí đầu tiên, có thể website của bạn cũng đang bị phạt?

Kiểm tra bản cache của các trang quan trọng trên Google
Trong bản cache có nội dung không?
Có liên kết không?
Có những liên kết lạ không xuất hiện trên bản bình thường của website không?
PRO TIP "Đừng quên kiểm tra phiên bản chỉ chứa text của bản cache"

Nội dung

Trang chủ
Nội dung trang chủ
Trang chủ có ít nhất một đoạn văn không?

Trang landing pages
Các trang này có ít nhất vài đoạn văn không?
Đây là nội dung sao chép hay hoàn toàn độc đáo?

Nội dung trên website có giá trị, chất lượng và hữu ích không?

Trên website có đủ nội dung tối thiểu không hay chỉ toàn là link

Nhắm đúng từ khóa
Trang web có được tối ưu cho cả từ khóa ngắn, từ khóa trung bình và từ khóa dài không? 
Keyword cannibalization (tình huống khi bạn muốn tăng độ liên quan của cả website đến một từ khóa bằng cách đặt cụm từ ấy vào tất cả các tiêu đề của các trang web, hoặc vào tất cả các văn bản neo, hoặc chèn nó vào tất cả các nội dung của các trang web ấy)
Dùng toán tử site: trên Google để kiểm tra có sự trùng lặp tiêu đề trên website của bạn không? (ví dụ: site:vietmoz.com học SEO)
Kiểm tra sự chùng lặp nội dung hoặc tiêu đề trang trên công cụ Google Webmaster Tools

Định dạng 

Nội dung có được định dạng tốt và có dễ đọc không?
Thẻ Heading có được sử dụng không?
Hình ảnh có được sử dụng không?
Nội dung có được chia nhỏ thành các đoạn văn để người đọc dễ theo dõi không?
Headlines có tốt không?
Headline tốt sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi thế. Đảm bảo Headline được viết cẩn thận và thu hút người dùng

Tỷ lệ nội dung so quảng cáo 

Kể từ sau khi Panda ra đời, không gian dành cho quảng cáo được Google soi xét khá kỹ.
Đảm bảo bạn có đủ nội dung ở phần đầu trang web (phần mà người dùng sẽ nhìn thấy ngay khi họ ghé thăm trang web mà không phải lăn chuột)
Nếu bạn có nhiều quảng cáo hơn nội dung, bạn chắc chắn sẽ gặp vấn đề.

Trùng lặp nội dung
Mỗi nội dung chỉ nên được tìm thấy ở duy nhất một địa chỉ URL
Địa chỉ URL có chứa tham số hoặc mã theo dõi không – Điều này sẽ gây ra hậu quả là một nội dung được tìm thấy ở nhiều địa chỉ URL khác nhau
Tìm kiếm trên Google với dấu nháy kép “” để xem có hiện tượng trùng lặp nội dung không?
Bạn có thể loại bỏ các tham số trong địa chỉ URL bằng cách sử dụng Google Webmaster Tools.


Tìm kiếm để kiểm tra tình trạng trùng lặp nội dung
Lấy một đoạn nội dung (khoảng 2 dòng) trên trang web của bạn, đặt vào dấu nháy kép và tìm kiếm trên Google
Nội dung đó có xuất hiện ở trang web nào khác trên website của bạn không?
Nội dung đó có bị người khác sao chép không? Nếu có, bạn nên khiếu kiện nên Google bằng cách sử dụng dịch vụ content removal request


Trùng lặp nội dung với Subdomain

Nội dung đó có xuất hiện trên tên miền phụ của website không?
Kiểm tra phiên bản HTTPS của trang web
Nội dung đó có xuất hiện trên phiên bản HTTPS của trang web không?

Kiểm tra các website khác của công ty

Có sự trùng lặp nội dung giữa website cần kiểm tra với các website khác của công ty không?
Cấu trúc website
Phân tầng
Các trang có được bố trí chuẩn để đảm bảo sức mạnh link được phân phối đến các trang chính, trang quan trọng không?

Landing pages

Các trang landing pages có ở những vị trí tốt (gần với trang chủ) để đảm bảo nhận đủ link equity nhằm cạnh tranh cho những từ khóa website hướng đến không?
Số lượng trang thư mục
Có tất cả bao nhiêu trang thư mục?
Liệu có tình trạng có quá nhiều trang thư mục, nhiều hơn mức cần thiết không?
Các trang thư mục chỉ nên được lập ra khi có nhu cầu thực sự?
Điều hướng nhiều chiều/điều hướng phân trang
Điều hướng nhiều chiều, điều hướng phân trang có được sử dụng đúng không? Chúng có nên được sử dụng đồng thời không?
Việc phân trang này có đảm bảo tất cả các trang đều được index không?
Việc phân trang này có gây cản trở tới việc dò quét của máy tìm kiếm không? (sử dụng JavaScript)

Số lượng click để đến được nội dung
Các trang web nhắm đến những từ khóa cạnh tranh cao phải được đặt gần trang chủ (không quá hai click từ trang chủ)
Những trang nhắm đến những từ khóa cạnh tranh trung bình cũng phải cách trang chủ không quá 3 click
Những trang nhắm đến từ khóa dài, con số này là 5 clicks

Nội dung ưu tiên

Những nội dung quan trọng nên xuất hiện ở vị trị đầu tiên của trang web, hoặc ở trang đầu tiên nếu nội dung đó được phân thành nhiều trang khác nhau
Khả năng truy cập
Kiểm tra file robots.txt
Toàn bộ website hoặc những nội dung quan trọng có bị chặn không? Nếu điều này xảy ra, các links trên các trang web bị chặn sẽ mất hết giá trị.
Tắt JavaScript, cookies, và CSS
Sử dụng Web Developer Toolbar để tắt các thành phần trên
Nội dung có còn không?
Liên kết điều hướng còn làm việc không?
Bây giờ thay đổi user agent của bạn thành Googlebot.
Sử dụng User Agent Add-on
Liệu có tình trạng cloaking: Một phiên bản cho người dùng, một phiên bản khác cho bọ tìm kiếm không

PRO Tip:
Sử dụng SEO Browser để kiểm tra nhanh các yếu tố trên
Kiểm tra xem có lỗi 4xx và 5xx không?
Các vấn đề về kỹ thuật

Sử dụng đúng 301
Tất cả các chuyển hướng trên trang web đều là loại 301?
Sử dụng Live HTTP Headers FireFox plugin để kiểm tra 301s.

Sử dụng JavaScript
Trong nội dung có sử dụng JavaScript?
Links có sử dụng JavaScript?

Sử dụng iframes

Trong nội dung có sử dụng iframes?
Sử dụng Flash
Toàn bộ trang là flash, hay flash chỉ thi thoảng được sử dụng và không gây cản trở đến hoạt động dò quét?

PRO Tip:
Flash cũng giống tỏi. Một chút tỏi sẽ làm món ăn của bạn hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, ăn một đĩa đầy tỏi thì lại là cực hình. Tương tự vậy, Flash có thể được bổ sung để nâng cao trải nghiệm người dùng, nhưng tạo ra một trang toàn bằng Flash lại không phải là một ý kiến hay.

Tốc độ website
Trang web có mất nhiều thời gian để tải không? Nó có gây khó chịu với người dùng hoặc máy tìm kiếm không? (Is it significant)
Bạn có thể cải thiện tốc độ tải trang bằng cách nào? (improvements)

Thẻ mô tả ảnh (ALT)
Có thẻ mô tả không?
Trong thẻ mô tả có từ khóa không?
Nội dung thẻ mô tả có phù hợp với chủ đề trang web không?

Kiểm tra lỗi trong Google Webmaster Tools
Google WMT sẽ cung cấp cho bạn danh sách những lỗi mà trang web bạn đang mắc phải (ví dụ: các trang mắc lỗi 4xx và 5xx, các trang không truy cập được…)
XML Sitemaps
XML Sitemaps có tồn tại không?
XML sitemaps có được tối ưu để giải quyết những vấn đề index không? (structured)
Sitemap có tuân theo giao thức XML không? (protocols)

Liên kết nội bộ


Số lượng liên kết trên một trang

100 là con số đẹp, nhưng không phải là con số chuẩn cho tất cả các website.

Liên kết theo chiều dọc
Trang chủ có liên kết đến các trang thư mục
Các trang thư mục có liên kết đến các thư mục con và trang sản phẩm
Trang sản phẩm có liên kết đến các trang thư mục liên quan

Liên kết theo chiều ngang
Các trang thư mục có liên kết đến các thư mục liên quan
Các trang sản phẩm có liên kết đến các sản phẩm liên quan

Liên kết trong nội dung

Nội dung chứa bao nhiều link, có quá nhiều không?

Liên kết chân trang
Sử dụng bao nhiêu liên kết chân trang, có quá nhiều không?
Văn bản neo có được tối ưu tốt không, liên kết có trỏ đến đúng trang cần tối ưu không?

Kiểm tra link hỏng

Dùng 2 công cụ Link Checker và Xenu để kiểm tra link hỏng

URLs

URLs sạch sẽ
Trong URL không có quá nhiều tham số
URLs dành cho bọ tìm kiếm nên là địa chỉ tĩnh

URLs ngắn gọn

115 ký tự hoặc ít hơn – tất nhiên có những trường hợp bạn bắt buộc phải vượt qua giới hạn này nhưng hãy nhớ địa chỉ URL càng ngắn càng tốt

URLs ý nghĩa

Chèn từ khóa chính của bạn vào đây

Canonicalization


Tạo Canonical nhờ 301
Chỉ ra Canonical trong Google Webmaster Tools
Đảm bảo thẻ Rel canonical link được thực hiện đúng
Đảm bảo nó chỉ đến đúng trang, và không để xảy ra tình trạng mọi trang đều trỏ về trang chính.

Sử dụng địa chỉ URL tuyệt đối thay vì địa chỉ tương đối

Thẻ meta

Thẻ từ khóa

Bạn không nên sử dụng thẻ này vì đối thủ có thể dễ dàng biết được bạn đang nhắm đến từ khóa nào từ đó cạnh tranh với bạn ở những từ này (scrape)



Thẻ miêu tả hay
Nội dung thẻ mô tả không được trùng lặp giữa các trang với nhau
Thẻ miêu tả chính là phần tóm tắt nội dung trang web, là ấn tượng đầu tiên của người dùng về trang web

Thẻ miêu tả có chứa từ khóa không?

Chèn từ khóa vào thẻ mô tả giúp nó nổi bật hơn trên bảng kết quả tìm kiếm

Thẻ meta robots

Kiểm tra danh sách những trang bị chặn bởi thẻ meta, xem bạn có vô tình chặn trang nào đó quan trọng không

Thẻ tiêu đề

Thẻ tiêu đề độc đáo, duy nhất

Mỗi trang cần có một thẻ tiêu đề riêng, không trùng lặp với tiêu đề ở bất kỳ trang nào khác

Sử dụng từ khóa thông minh
Từ khóa chính có xuất hiện trên thẻ tiêu đề không?
Có thể chèn thêm từ khóa phụ mà không gây khó chịu cho người dùng không?

Từ khóa chính có xuất hiện ở vị trí đầu tiên của thẻ tiêu đề không?

Thẻ tiêu đề có chứa tên thương hiệu

Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên để tên thương hiệu vào phần cuối thẻ tiêu đề để xây dựng thương hiệu, đồng thời cho người dùng thấy rằng bạn là một thương hiệu có tiếng

Chiều dài thẻ tiêu đề nên nằm trong khoảng 65-70 ký tự

Nếu chiều dài thẻ tiêu đề vượt qua ngưỡng ngày, nó sẽ bị cắt ngắn trên bảng kết quả tìm kiếm

Thẻ tiêu đề có bị chèn quá nhiều từ khóa không?

Nguồn: http://pinet.com.vn/tin-tuc-seo/nhung-yeu-to-can-dap-ung-cua-website-chuan-seo.html

Dịch Vụ SEO từ khóa lên top 10 Google

Kim Mã DPA cung cấp Dịch vụ SEO Website, tư vấn SEO miễn phí. Dịch vụ SEO đem lại doanh thu cao cho doanh nghiệp, không chỉ là đưa từ khóa giữ thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm mà còn nâng tầm thương hiệu của khách hàng lên cao hơn, nhằm đem lại những khách hàng tiềm năng, lợi nhuận tối đa cho khách hàng, giảm chi phí Marketing Online tăng lợi nhuận tối đa

dịch vụ SEO


1. DỊCH VỤ SEO LÀ GÌ?

Search Engine Optimization (Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm). SEO được hiểu là phương pháp hay tập hợp những phương pháp tối ưu hóa website, làm cho website trở lên thân thiện với máy chủ tìm kiếm, nhằm nâng cao thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,… khi người dùng tìm kiếm với các keyword (từ khóa) liên quan. Hơn nữa, Marketing online đang là con đường phát triển thương hiệu và nguồn khách hàng tiềm năng tốt nhất hiện nay và trong tương lai, trong đó SEO là một phần quan trọng nhất không thể thiếu trong các chiến dịch kinh doanh áp dụng công nghệ thông tin (thương mại điện tử). SEO là con đường mới giúp doanh nghiệp tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng một cách nhanh nhất !

2. TẠI SAO CẦN PHẢI LÀM SEO

"Phi tin bất phú" - câu nói này đã cho thấy tầm quan trọng của Công nghệ thông tin và Thương mại điện tử. Dưới đây là các lý do bạn cần phải làm seo cho website :

1.     Hơn 2 tỷ người trên thế giới đang dùng Internet.

2.     Hơn 31 triệu người Việt Nam đang dùng Internet.

3.     Thương mại điện tử đang được phổ biến tới tất cả các tỉnh.

4.     Google là công cụ tìm kiếm số 1 tại Việt Nam.

5.     Hàng tỷ lượt tìm kiếm thông tin trên Google mỗi ngày.

6.     Hàng triệu khách hàng tiềm năng trên Internet đang đợi bạn.

7.     Các đối thủ của bạn đang làm SEO.

3. LỢI ÍCH DỊCH VỤ SEO ĐEM LẠI

Bạn còn đang phân vân không biết có nên sử dụng dịch vụ seo hay không ? Vậy hãy cùng Website Thương hiệu xem dịch vụ SEO sẽ mang lại những gì cho website cũng như doanh nghiệp của bạn nhé

1.     Website được tối ưu thân thiện với Google.

2.     Website có vị trí tốt trên Google với các từ khóa.

3.     Lượng truy cập vào website tăng nhanh chóng.

4.     Tiết kiệm thời gian, chi phí quảng cáo khác.

5.     Tiếp cận ngay với nhiều khách hàng mới từ Internet.

6.     Hướng đúng các đối tượng khách hàng mục tiêu.

7.     Thương hiệu doanh nghiệp lan truyền nhanh và rộng.

8.     Website trở nên uy tín có độ TRUST cao.

9.     Giảm bớt nhân sự kinh doanh, bán hàng.

10.      Tăng doanh thu và lợi nhuận gấp nhiều lần.

11.            Thanh toán online thuận tiện, nhanh chóng.

12.            Kênh bán hàng online hiệu quả cao.

13.            Lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.

14.            Nguồn khách hàng tiềm năng vô tận.

4. TẠI SAO CÁC DOANH NGHIỆP CẦN DỊCH VỤ SEO CHUYÊN NGHIỆP?

Làm SEO là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân sự am hiểu và chuyên sâu, nhanh chóng cập nhật và thích nghi với các tiêu chí xếp hạng luôn luôn thay đổi của các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là các tiêu chí xếp hạng phức tạp, khắt khe của Google. Thứ hạng Website của bạn tăng đột biến cũng đồng nghĩa với khả năng tụt hạng nhanh chóng và không ổn định, thậm chí là rủi ro bị liệt kê vào danh sách đen của các công cụ tìm kiếm. Chắc chắn không doanh nghiệp nào muốn trải qua viễn cảnh không thể tìm thấy trên Google. Vì vậy, bạn hãy thận trọng với những lời cam kết đem lại kết quả SEO thần tốc kiểu như “Bên em cam kết đưa từ khóa của anh chị lên Top Google trong vòng 15 ngày (hay 1 tháng) đúng như cam kết”

Nếu mỗi công ty tự đầu tư xây dựng đội ngũ làm SEO của riêng mình, chắc hẳn bạn cũng hình dung được mức độ tốn kém về tiền bạc và thời gian như thế nào? Thuê một công ty cung cấp dịch vụ SEO chuyên nghiệp là giải pháp đảm bảo tối ưu cả về nguồn lực tiền bạc và thời gian, đồng thời đảm bảo sự ổn định của dịch vụ.



Thiết kế web Kim Mã DPA là một trong số các công ty về dịch vụ SEO. Website Thương hiệu không ngừng nỗ lực để hoàn thiện dịch vụ chuyên ghiệp, đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho khách hàng. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng lựa chọn Website Thương hiệu là đơn vị cung cấp dịch vụ SEO chuyên nghiệp cho mình

5. DỊCH VỤ SEO TỪ KHÓA

5.1. Dịch vụ SEO từ khóa là gì?

Dịch vụ SEO từ khóa là dịch vụ mà bên cung cấp sử dụng tập hợp những phương pháp tối ưu hóa website, làm cho website trở nên thân thiện với máy chủ tìm kiếm nhằm nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo....) với những từ khóa nhất định. Những từ khóa này do đối tác yêu cầu hoặc do sự tư vấn của bên cung cấp và được 2 bên thống nhất! Với dịch vụ này, nhà cung cấp sẽ tối ưu website với những từ khóa đã thống nhất chứ không phải tối ưu toàn bộ website nếu đối tác không có yêu cầu!

1.     Tối ưu Onpage toàn bộ website (nếu khách hàng có nhu cầu ).

2.     Tối ưu Onpage cho các page cần SEO từ khóa.

3.     Tối ưu content cho các page cần SEO từ khóa.

4.     SEO các từ khóa lên Top Google theo yêu cầu.

5.2. Khi nào cần SEO từ khóa?

Trong quá trình làm việc với các đối tác, dưới đây là những điều mà Thiết kế web Kim Mã DPA đúc kết được mà bạn cần quan tâm khi quyết định sử dụng dịch vụ SEO từ khóa :

1.     Website cung cấp sản phẩm cho một vài nhóm đối tượng.

2.     Website cung cấp thông tin, dịch vụ cho một vài nhóm đối tượng.

3.     Bạn có các chiến dịch kinh doanh nhanh.

4.     Bạn tập trung vào một vài nhóm khách hàng cụ thể.

5.     Bạn muốn giữ vững thương hiệu.

6.     Bạn muốn tạo dựng thương hiệu trên Internet.

7.     Bạn muốn đạt lợi nhuận cao với những từ khóa HOT.

5.3. Lợi ích của dịch vụ SEO từ khóa

Vì dịch vụ SEO từ khóa áp dụng với số lượng từ khóa nhất định đã được 2 bên phân tích, nghiên cứu và thống nhất nên lợi ích của nó như sau :

1.     Khả năng phân loại khách hàng cao.

2.     Nhắm đúng các khách hàng tiềm năng, mục tiêu.

3.     Từ khóa lên vị trí cao trong khoảng thời gian ngắn.

4.     Tăng doanh thu vượt bậc với những từ khóa HOT.

5.     Góp phần lớn trong sự thành công của chiến dịch kinh doanh.

5.4. Ngân sách cho dự án SEO từ khóa

Chi phí cho dịch vụ SEO từ khóa cũng tùy vào yêu cầu cụ thể của bạn. Bởi vì mỗi ngành nghề, mỗi từ khóa đều có độ cạnh tranh và độ khó khác nhau. Độ cạnh tranh càng cao cũng đồng nghĩa với việc bạn cần nhiều thời gian và công sức hơn để đạt được thứ hạng cần thiết. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chi phí cho từng từ khóa cũng sẽ khác nhau. Website Thương hiệu sẽ phân tích, lập kế hoạch chi tiết và gửi báo giá tới quý khách hàng.


1.     Chi phí nêu trên đã bao gồm VAT

2.     Bảng giá trên giúp khách hàng ước chừng được kinh phí mình bỏ ra với một từ khóa là bao nhiêu. Vì mức độ cạnh tranh cao, cũng như Độ khó của mỗi Từ khóa thuộc các lĩnh vực khác nhau nên quý khách hàng liên hệ với Thiết kế web Kim Mã DPA để được tư vấn và có một báo giá phù hợp nhất.

3.     Phí duy trì/tháng được tính bằng 15% tổng chi phí đưa lên Top

4.     Ngày làm việc là các ngày trong tuần (trừ thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ theo quy định của Nhà nước)

5.     Quý khách hàng thanh toán cho Thiết kế web Kim Mã DPA 50% giá trị Hợp đồng bằng Tiền mặt hoặc Chuyển khoản

6. CAM KẾT CỦA Thiết kế Web Kim Mã DPA

1.     Cam kết đưa từ khóa lên Top theo đúng thời gian cam kết

2.     Cam kết chỉ thu tiền phí còn lại sau khi các từ khóa đã lên Top theo đúng như yêu cầu trong Hợp đồng

3.     Cam kết hoàn lại các khoản phí đã thu có liên quan tới từ khóa mà không đạt thứ hạng cho khách hàng trong vòng 07 ngày làm việc

4.     Bồi thường 100% số thời gian các từ khóa rơi khỏi Top trong thời gian duy trì.

7. QUY TRÌNH DỊCH VỤ SEO

BƯỚC 1: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH VÀ WEBSITE

1.     Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu và tư vấn về SEO

2.     Phân tích phương thức bán hàng

3.     Phân tích thực trạng website

BƯỚC 2: ĐÁNH GIÁ TỪ KHÓA VÀ MỨC ĐỘ CẠNH TRANH

1.     Tư vấn list từ khóa cần SEO .

2.     Đưa ra đánh giá mức độ cạnh tranh của các từ khóa đó

3.     Đưa ra độ khó các từ khóa khi SEO lên Top mà khách hàng yêu cầu

BƯỚC 3: PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CHÍNH

1.     Chỉ số uy tín Pagerank

2.     Hệ thống link liên kết

3.     Tuổi tên miền

4.     Mức độ cập nhật nội dung

5.     Mức độ tối ưu SEO Onpage

BƯỚC 4: THỰC HIỆN SEO ONPAGE

1.     Tối ưu hóa thẻ Meta, Title

2.     Tối ưu hóa tìm kiếm ảnh

3.     Tối ưu hóa dung lượng site

4.     Tối ưu hóa độ đậm đặc (Density)

5.     Tối ưu hóa tốc độ tải trang

6.     Tối ưu hóa cấu trúc nội dung

7.     Tối ưu Webmaster Tool: lựa chọn tên miền ưu tiên (www hay http://), tối ưu tần suất truy cập của Google Crawler, báo và xử lý link lỗi (Broken Link), báo và xử lý title, meta trùng lặp (Duplicate Tile, meta)

BƯỚC 5: ĐĂNG KÝ DANH BẠ VÀ SITEMAP

1.     Đăng ký website vào các danh bạ uy tín trên thế giới

2.     Tạo và Submit sitemap lên các công cụ tìm kiếm uy tín, tăng tối đa khả năng index

BƯỚC 6: PR BÀI VIẾT

1.     Tạo và gửi các bài viết có nội dung liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của website lên các diễn đàn

2.     Quản lý các link bài viết được post đi

3.     Quản lý phản hồi

BƯỚC 7: ĐƯA THÔNG TIN WEBSITE LÊN CÁC MẠNG XÃ HỘI

1.     Tăng cường sự nhận biết website lên các mạng xã hội: Faceboo;, Google +, Twitte ...; Blog: Zing Me, Zohosites, Wordpress, Blogger.com, Tumblr ....

BƯỚC 8: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1.     Liên tục theo dõi đánh giá kết quả

2.     Thay đổi mức độ và tần suất của các hoạt động nhằm tối ưu hiệu quả

3.     Kết xuất các báo cáo SEO 1 tháng/1 lần

“Hãy nhanh chân hơn đối thủ, bạn sẽ có lợi thế của người đi trước trên thế giới Internet này” 


Mọi chi tiết xin liên hệ:

Thiết kế web Kim Mã DPA
Mobile: 090 778 5500
Email: kimmadpa@gmail.com
Skype/Y!M: kimmadpa
Website: http://kimmadpa.com