1. Bạn đã đặt mục tiêu khả thi cho chiến dịch SEO hay chưa?
Đó mới chính là cách xây dựng một mục tiêu hợp lý và khả thi; đó là chìa khóa giúp bạn thành công.
2. Bạn đã có một khung thời gian và kế hoạch chi tiêu ngân sách hợp lý cho các chiến dịch hay chưa?
Đây là một vấn đề khá quan trọng. Hầu hết các doanh nghiệp không có được một khung thời gian làm việc và khả năng phân phối chi tiêu khả thi cho tất cả các chiến dịch SEO của họ. Mặc dù mong muốn có được kết quả tốt ngay lập tức nhưng họ lại chỉ chịu đầu tư ra một khoản tiền nhỏ cho chiến dịch đó. Để giải quyết, tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến từ phía một SEOer chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm, sau đó xác định khung thời gian cũng như chi tiêu ngân quỹ một cách thực tế và đem lại hiệu quả cao nhất cho từng loại hình kinh doanh. Nếu một loại hình nào đó có tính cạnh tranh cao thì chắc chắn ngân sách chi tiêu sẽ phải nhiều hơn, khoảng thời gian để tiến hành sẽ lớn hơn so với những gì bạn tưởng tượng. Nếu bạn thực thi một chiến dịch mà chỉ dành cho nó quỹ thời gian ngắn ngủi và dè dặt trong đầu tư thì chắc chắn chiến dịch đó sẽ thất bại nhanh chóng, bởi vì bạn sẽ không thể cung cấp đủ thời gian cần thiết cho các SEOer để kiểm tra và đánh giá lại chiến dịch một cách chính xác và vẹn toàn hơn.
3. Bạn đã chọn đúng từ khóa?
Phân tích dữ liệu từ khóa qua việc sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa có uy tín cao và xem những từ khóa nào mà đối thủ của bạn đang sử dụng thành công, để đảm bảo rằng bạn đang tối ưu hóa đúng từ khóa.
4. Chiến dịch của bạn có mang lại Lượng traffic tiềm năng?
5. Bạn đã có một website với diện mạo chuyên nghiệp?
Một chiến dịch SEO thành công sẽ bắt đầu với một website chuyên nghiệp có thể dễ dàng tương tác với độc giả chỉ trong lần truy cập đầu tiên. Sự tương tác trên website của độc giả đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của chiến dịch bởi lẽ sự tương giao là kết quả của quá trình chuyển đổi từ truy cập thường sang khách hàng tiềm năng, và nó cũng chính là thước đo độ thành công của một doanh nghiệp. Việc thiếu đi tính chuyên nghiệp trong thiết kế cũng như kỹ thuật trong website (thiết kế không đẹp mắt, lỗi thời, hay có nhiều lỗi trang, …) sẽ khiến cho sự liên kết giữa độc giả và website cũng như tỉ lệ chuyển đổi bị giảm xuống nhanh chóng.
Dưới đầy là một số câu hỏi mà bạn nên xem xét trong quá trình đánh giá lại website cho riêng mình:
- Thiết kế trang đã lỗi thời hay chưa?
- Nó có thiết kế chuyên nghiệp hay không?
- Thanh navigation có cấu trúc trực quan và dễ dàng cho người truy cập?
- Thân thiện với mọi thiết bị như desktop, mobile, hay smartphone?
- Bạn có nhận được phản hồi tiêu cực hay tích cực về những điều trên từ phía độc giả hay không?
6. Nội dung có thực sự thu hút được độc giả?
Thiếu đi sự tương quan của độc giả cũng như tỉ lệ chuyển đổi thấp cũng là kết quả của việc nội dung không phù hợp với nhu cầu của người truy cập. Bạn không nên viết những nội dung chỉ để đánh lừa bộ máy tìm kiếm, mà hãy viết những bài viết chất lượng nhất, có thể thu hút được đông đảo độc giả quan tâm. Hãy tạo một chiến lược nội dung ví dụ như: tham khảo ý kiến của khách hàng hay trả lời cho những câu hỏi mà họ đang quan tâm. Khách hàng tiềm năng sẽ đánh giá rất cao hành động này và sẽ gắn bó hơn với website.
7. Bạn có đang theo dõi dữ liệu và lên kế hoạch cải thiện chúng?
Theo dõi dữ liệu và lên kế hoạch cải thiện nó nếu cần là một công việc rất cần thiết và quan trọng không kém cho một chiến lược SEO lâu dài hoàn hảo và thành công. Điều này thường dẫn đến một số thay đổi trong việc cải thiện các chiến dịch theo thời gian như phải cải tạo toàn bộ chiến lược nội dung hoặc thậm chí là thiết kế lại một website.
Sẽ là sai lầm nếu bạn chỉ có những đánh giá xơ xài và đo lường kết quả của chiến dịch dựa trên một điểm dữ liệu nhất định nào đó. Hãy cố gắng bao quát tổng thể dữ liệu chung và hiểu được cơ chế của thứ hạng có ảnh hưởng như thế nào đến traffic hay traffic ảnh hưởng thế nào đến tỉ lệ chuyển đổi chẳng hạn. Nếu bạn nhìn nhận sự việc bằng cách bao quát tất cả các khí cạnh dữ liệu thành một hệ thống thì sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và sửa chữa thiếu xót. Ví dụ, Nếu thứ hạng và traffic tốt, nhưng tỉ lệ chuyển đổi lại ít, nguyên nhân có thể là do lựa chọn từ khóa không đúng và thiết kế website thiếu chuyên nghiệp, hoặc các yếu tố khác có thể thay đổi toàn bộ chiến dịch nếu như giải quyết kịp thời.
Kết luận
Hầu hết các chiến dịch SEO bị thất bại với nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn bạn sẽ không muốn chiến dịch của mình nằm trong số đó. Với tất cả những câu hỏi bên trên, nếu bạn đều trả lời là “Không, tôi chưa có” thì đây là lúc bạn nên nhận ra rằng chiến dịch của bạn rất khó có thể thành công được. Hãy tạo ra một số thay đổi và tham khảo một số câu hỏi bên trên. Mọi ý kiến đóng góp xin comment bên dưới!
Nguồn: Thế Giới SEO
0 nhận xét:
Đăng nhận xét