
Phần Frontend & Backend trong WordPress cũng không khó lắm với các bạn đâu, chỉ cần chú ý một chút và làm theo thì có thể hiểu được nó. Các bạn cũng đừng bận tâm và lo lắng quá, chỉ cần đi theo từng bài học của series tự học wordpress online này thì các bạn có thể tự tin làm được website cho riêng mình.
Bây giờ mình nói sơ qua về ý nghĩa và cách sử dụng của một số thành phần menu trong WordPress Dashboard:
1. Dashboard
Đây là vùng hiển thị các thành phần chủ yếu trong WordPress cũng như các thông báo của wordpress như update wordpress version, plugin version,..và các tương tác của người dùng trên Website như comment..v.v.
2. Posts:
Đây là phần quản lý các bài viết của bạn trên website, phần quan trong của WordPress. Bên trong của nó còn có các phần quản lý như Tags và Category hỗ trợ cho bài viết.
3. Media:
Phần này quản lý các file trên website của bạn như hình ảnh, nhạc, video, file,… Các bạn có thể chỉnh sửa nó như tiêu đề, caption,.. và cũng có thể delete nó khỏi website nếu bạn ko dùng nó nữa.4. Pages:
Phần này tương tự như post như không có 2 phần hỗ trợ là Tags và Category. Phần pages này chủ yếu quản lý các nội dung tĩnh trên các pages, thông thường như trang liên hệ, trang contact, trang giới thiệu, hướng dẫn sử dụng,..
5. Comments:
Khu vực quản lý các bình luận từ phía người dùng, có thể chỉnh sửa, xóa, hoặc delete khỏi hệ thống.
6. Appearance:
Một phần rất cũng rất quan trọng, ngang ngữa với post, phần này sẽ quản lý các thành phần liên quan đến giao diện website của bạn như theme, menu, header, editor, widgets.
7. Plugins:
Đây là thành phần giúp tăng sức mạnh cho website wordpress của bạn, mặc định thì nó chỉ có vài cái plugin cơ bản, nếu muốn tăng sức mạnh cho nó bạn cần cài thêm những cái mà bạn muốn có.
8. Users:
Khu vực quản lý các thành viên trên website, bạn có thể phân quyền người dùng hệ thống theo từng chức năng , xem thông tin người dùng,.. hoặc có thể delete chúng.
9. Tools:
Khu vực rất ít dùng, một số trường hợp bạn đụng đến nó khi cài đặt plugin nó chạy vào khu vực này.
10. Settings:
Đây là nơi bạn thường đến nhiều nhất thì phải cấu hình trên website, thay đổi chúng, và đa số các plugins khi cài đặt mà nó có phần thiết lặp đều rơi vào nơi này.
Đây là phàn giới thiệu sơ lược về các thành phần Frontend & Backend trong wordpress, để biết chi tiết và sâu thêm thì mời các bạn xem qua video hướng dẫn.
Video
0 nhận xét:
Đăng nhận xét