23/4/15

Yahoo và Microsoft có thể ngừng hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm

Yahoo và Microsoft có thể sẽ chấm dứt mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm sau 5 năm không thu được kết quả đáng kể. Theo điều khoản giải phóng hợp đồng vừa được Yahoo tiết lộ, cả 2 công ty đều có thể đơn phương tự do chấm dứt thỏa thuận dùng Bing làm bộ máy tìm kiếm cho Yahoo Search vào cuối năm nay. Tất nhiên, đây chỉ là các điều khoản hợp đồng còn hai công ty hoàn toàn có thể tiếp tục hoặc kết thúc tùy theo ý đồ của họ.

Văn bản pháp lý của Yahoo nêu rõ: "Y theo các sửa đổi, vào hoặc sau ngày 1 tháng 10 năm 2015, Yahoo hoặc Microsoft có thể chấm dứt thỏa thuận sử dụng công cụ tìm kiếm bằng cách đệ trình một thông báo bằng văn bản cho bên kia … Thỏa thuận vẫn có hiệu lực trong vòng 4 tháng kể từ ngày thông báo được gởi đi để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển tiếp."

Như vậy, Yahoo sẽ không bị yêu cầu phải sử dụng Microsoft Bing làm bộ máy tìm kiếm độc quyền cho Yahoo Search trên máy tính. Mặc dù vậy, Yahoo sẽ "tiếp tục khai thác thông tin quảng cáo từ Bing Ads và các kết quả tìm kiếm đối với phần lớn lưu lượng truy cập từ trang Yahoo Search trên máy tính." Thỏa thuận mới sẽ giúp Yahoo "tăng cường sự linh hoạt để cải tiến trải nghiệm tìm kiếm trên mọi nền tảng."

Yahoo và Microsoft được quyền đơn phương chấm dứt hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm sau tháng 10/2015


Thêm vào đó, văn bản pháp lý còn cho biết: "Bắt đầu từ ngày 1 tháng 5 năm 2015, Yahoo đồng ý hiển thị các kết quả tìm kiếm có trả phí từ Microsoft đối với 51% lượng truy vấn bắt nguồn từ các máy tính cá nhân truy cập vào các trang thuộc tài sản của Yahoo và các trang liên kết. Đồng thời, trang kết quả Yahoo Search sẽ chỉ hiển thị các kết quả tìm kiếm có trả phí của Microsoft."

Theo hợp đồng ban đầu được ký kết vào năm 2010, Yahoo cần chứng minh rằng hợp đồng không đáp ứng được mục tiêu tài chính để có thể chấm dứt thỏa thuận. Tuy nhiên, đó là cuộc thương thuyết giữa cựu CEO của cả 2 công ty là Carol Bartz và Steve Ballmer. 2 vị CEO mới là Marissa Mayer của Yahoo và Satya Nadella của Microsoft đã cho thấy họ xử lý vấn đề linh hoạt hơn. Theo Comscore, thị phần tìm kiếm của Yahoo tại Mỹ đã giảm từ 17% năm 2009 xuống còn 13% vào đầu năm nay. Trong khi đó, thị phần của Bing đã lần đầu tiên vượt mốc 20% hồi tháng 3, không tính lưu lượng tìm kiếm từ Yahoo.

7/4/15

Hiển thị tên tác giả lên Facebook cho WordPress


Khoảng 6 tháng trước đây, Facebook vừa bổ sung thêm thẻ Facebook Open Graph là thẻ hiển thị thông tin của tác giả bài viết lên các liên kết được chia sẻ trên Facebook, nó đơn giản chỉ là một cái dòng ngắn nhỏ hiển thị bên cạnh đoạn trích của đường dẫn bài viết mà bạn đã đăng lên Facebook.

Thông thường nó sẽ hiển thị chính tên website đó. Và trong hướng dẫn này mình sẽ chia sẻ cách đơn giản nhất để bổ sung thêm tính năng hiển thị tên tác giả của bài lên Facebook.

Cách làm cực kỳ đơn giản, bạn vào phần theme đang dùng, sau đó mở file functions.php thêm đoạn code này vào cuối file, nếu file có ?> ở cuối thì nhớ là phải chèn trước ký tự đó thì mới hợp lệ nhé.

Đoạn code trên cho phép nếu bạn chia sẻ đường dẫn đến một bài viết cụ thể thì nó sẽ hiển thị nickname của người viết bài, còn nếu chia sẻ trang chủ hay các trang khác thì nó sẽ hiển thị tên của website.

Lưu ý là khi làm xong, hãy xóa cache nếu có cài các plugin cache. Các link cũ sẽ không có hiển thị ngay mà phải đợi Facebook cập nhật Open Graph. Nếu không muốn đợi thì bạn có thể vào https://developers.facebook.com/tools/debug/ và copy link bài viết cũ vào, sau đó ấn nút Debug rồi chia sẻ lên Facebook để xem kết quả.

/* Facebook Author */
        function fb_author() {
                if ( is_singular('post') ) {
                        echo '';
                } else {
                        echo '';
                }
        }
        add_action( 'wp_head', 'fb_author' );


 Nguồn: Thạch Phạm

6/4/15

Tám sai lầm khiến khách hàng thay đổi quyết định ở phút 89

Thật tiếc khi thấy một website thiết kế tuyệt vời, một sản phẩm tuyệt vời, và một công ty lớn lại hoàn toàn thất bại trong một bước duy nhất – đó là quá trình thanh toán.

Các nhà Marketing luôn phàn nàn về tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng của người mua. Họ đã mất rất nhiều công sức để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn và thật đáng buồn nếu quy trình thanh toán làm hỏng toàn bộ công sức này.


Thanh toán là bước quan trọng nhất trong lộ trình mua hàng.

Thiết kế một quy trình thanh toán hợp lý là điều không dễ dàng. Việc này đòi hỏi rất nhiều mã hóa thông minh, API, tích hợp, và sự suy tính cẩn thận. Nhưng đó là điều cần thiết nếu bạn muốn tạo ra doanh số và giảm bớt tỷ lệ từ bỏ mua hàng của khách hàng. Bạn phải tối ưu hóa quá trình thanh toán. Hãy cùng Subiz thảo luận về các sai lầm trong quy trình thanh toán và làm thế nào để tránh được những sai lầm này.

1. Không tối ưu hóa thanh toán trên thiết bị di động

Đã đến lúc cần quan tâm nhiều hơn đến người mua trên thiết bị di động, và cung cấp cho họ một số tiện ích. Hiện nay có nhiều người mua sắm trên thiết bị di động hơn, và họ muốn sử dụng điện thoại thông minh của mình để mua sắm trực tuyến. Đáng tiếc là nhiều nhà bán lẻ có một quy trình thanh toán chưa đáp ứng đối với thiết bị di động. Và trớ trêu thay, những nhà bán lẻ này lại tự hào về các trang web được thiết kế mang tính đáp ứng cao của mình. Nhưng một trang web mang tính đáp ứng cao có lợi ở điểm nào nếu nó làm khách hàng của bạn nản chí trong quá trình thanh toán? Người dùng thậm chí còn không thể mua sản phẩm của bạn!

Một quy trình thanh toán được tối ưu hóa hoàn toàn trên điện thoại di động sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng của bạn một cách đáng kể.

2. Cung cấp mã khuyến mãi trong quá trình thanh toán của bạn

Một trong những lý do khiến người dùng từ bỏ giỏ hàng của họ vì họ đang tìm kiếm một phiếu giảm giá.

Sau đây là những dữ liệu vào thời điểm này. Những số liệu thống kê này là từ nghiên cứu của PayPal và Comscore. Hãy chú ý từ điểm thứ 3 trở xuống:


  • So sánh giữa các cửa hàng: 37%
  • Không đủ tiền mua: 36%
  • Muốn tìm phiếu giảm giá: 27%
  • Muốn mua tại cửa hàng offline: 26%
  • Không thể tìm được phương thức thanh toán thích hợp: 24%
  • Mục không sẵn sàng khi thanh toán: 23%
  • Không tìm được sự hỗ trợ cho khách hàng: 22%
  • Lo ngại về vấn đề bảo mật: 21%

Nhưng tại sao họ lại đi tìm một phiếu giảm giá? Bởi vì chi tiết nào đó trong quá trình thanh toán nhắc nhở họ rằng có thể có một phiếu giảm giá sẵn có cho họ.

Và đây là cách hoạt động của điều này:


  • Người dùng đặt một món hàng trong giỏ hàng của họ và đi thanh toán
  • Tại một thời điểm trong quá trình thanh toán, họ thấy một mục hỏi về một “thẻ ưu đãi” hoặc “mã giảm giá.”
  • Người dùng cảm thấy việc mua hàng sẽ có lợi hơn nếu tìm thấy mã giảm giá.
  • Họ mở một tab mới trong trình duyệt của họ và tìm kiếm phiếu giảm giá.
  • Họ bị phân tâm, và không trở lại giỏ mua hàng của họ. Hoặc có thể là họ thất vọng vì không thể tìm thấy một mã giảm giá, và cố gắng tìm sản phẩm ở một nơi khác.

Dưới đây là một ví dụ nổi bật cho thấy mã giảm giá có thể làm phản tác dụng đối với quá trình thanh toán của bạn. Thay vì tạo sự tin tưởng, nó có thể làm điều trái ngược lại. Nó phá bỏ niềm tin vào mức giá mà họ nhận được, và khuyến khích họ từ bỏ.

Hãy xem ví dụ dưới đây:

Giỏ mua hàng của Cabela’s hỏi tôi về một mã khuyến mãi, và đặt tùy chọn này trên nút thanh toán. Đây là một tín hiệu cho thấy tôi có thể có thể tìm thấy một lựa chọn có giá tốt hơn ở một nơi khác.


Bước thanh toán tại Cabela

Tốt hơn là loại bỏ các mã khuyến mãi hoàn toàn, hoặc để ẩn tùy chọn mã khuyến mãi dưới nút thanh toán hoặc với một link liên kết nhỏ. Nếu người dùng có một mã khuyến mãi, họ sẽ truy cập vào link đó.

3. Yêu cầu đăng ký thành viên hoặc các trì hoãn mua hàng khác

Một trong những sai lầm tồi tệ nhất trong thanh toán là một quy trình lâu và phức tạp.

Một số trang web yêu cầu người mua phải đăng ký trước khi có thể mua một sản phẩm. Hầu hết các khách hàng thường háo hức khi tìm thấy sản phẩm và muốn mua nó ngay lập tức. Họ có thể không có bất kỳ sự trung thành nào đối với các trang web mua sắm này. Họ chỉ muốn mua hàng. Nếu buộc khách hàng phải trải qua các bước phức tạp và mất thời gian để hoàn thành việc mua hàng thì sẽ làm phản tác dụng.

Một số trang web thậm chí còn tệ hơn – nó ngăn tất cả các nội dung đối với người dùng không đăng ký. Bạn thậm chí không thể cho một món hàng vào trong giỏ hàng của bạn mà không tham gia một bài trắc nghiệm hoặc tham gia vào trang web.

JustFab là một ví dụ về trang web đã thực hiện điều này. Khi bạn chọn một sản phẩm, bạn buộc phải tham gia một bài trắc nghiệm dài. Trong thời điểm này, sau 8 trang màn hình, thường thì người dùng chỉ đi được khoảng 80% chặng đường thông qua bài trắc nghiệm. Họ thậm chí không thể xem sản phẩm, chứ chưa nói là để sản phẩm vào giỏ hàng của họ.


JustFab.com

Giải pháp: hãy cho phép người dùng thanh toán như một người khách, và cung cấp cho họ lựa chọn trở thành thành viên trang web.

4. Lạm dụng Upsells (bán gia tăng cho sản phẩm – bán thêm)

Mọi nhà bán lẻ đều muốn khách hàng mua thêm để tăng giá trị đơn hàng (upsells). Nhưng một số trang thương mại điện tử lại thực hiện không đúng phương pháp.

Các upsells hiển thị rải rác trong quá trình thanh toán. Khi tôi thử chọn các upsells dịch vụ phần mềm, tôi đã thực sự sốc khi thấy có quá nhiều upsells xuất hiện, khi tội càng chọn nhiều upsells thì tôi lại càng mua nhiều. Khi tôi đã sẵn sàng để thanh toán thì tổng giá trị đơn hàng của tôi đã lên đến $1,441. Trong khi mục đích của tôi chỉ là mua một tên miền (domain) với giá $0.99

Đây chính xác là một loại upsells được đưa vào một cách bừa bãi – là một sai lầm chính đối với giỏ hàng.

Bạn có thể tham khảo cách mà Bluehost cung cấp các upsells của họ. Đây là một phần của trang thanh toán và upsells được cung cấp một cách kín đáo.


Khách hàng có thể lựa chọn các upsells thực sự cần thiết và phù hợp với ngân sách

5. Tính thêm phụ phí

Phụ phí cũng là một điều làm hủy hoại quá trình thanh toán.


Việc tính thêm phụ phí có thể làm khách hàng thay đổi quyết định mua hàng

Bất cứ lúc nào bạn thêm phí phụ, thậm chí là phí vận chuyển, tức là bạn đang gây ảnh hưởng xấu cho quá trình thanh toán. Người dùng nhìn thấy mức giá mà bạn đã liệt kê trên trang web của bạn, họ nghĩ, mong đợi và sẵn sàng chi trả với mức giá đó. Và khi họ thấy các chi phí được thêm vào, họ cảm thấy như đã bị bạn lừa. Bạn đã thành công trong việc làm khách hàng từ bỏ giỏ hàng.

6. Không có các dấu hiệu đáng tin tưởng

Sự tin tưởng là rất quan trọng đối với bất kỳ môi trường thương mại điện tử nào.

Khi khách hàng lấy ví tiền ra, sẵn sàng mua và chuẩn bị trả tiền, họ cần được đảm bảo những điều sau:


  • Họ không bị thu quá số tiền phải trả
  • Việc thanh toán là an toàn
  • Trang web sẽ không bị phá bỏ
  • Các thông tin của họ không bị ảnh hưởng
  • Bạn là một doanh nghiệp đáng tin cậy
  • Họ chắc chắn sẽ nhận được đúng sản phẩm mà họ đã lựa chọn
  • Họ sẽ nhận được thông tin xác nhận từ doanh nghiệp của bạn

Sự tin tưởng được ví như điều kiện đủ để hoàn thành việc bán hàng. Nếu bạn có thể tạo thêm những biểu hiện đáng tin cậy, điều khoản về bảo hành, hoặc các sự đảm bảo khác tại các thời điểm trong quá trình thanh toán, bạn sẽ đảm bảo được sự tin tưởng của người mua.

7. Không cung cấp tiến trình của việc thanh toán

Có một số quy trình thanh toán rất dài và phức tạp. Chúng ta cũng đã từng trải qua điều này và cảm thấy rất khó chịu khi phải điền vào quá nhiều mẫu, đi quá nhiều bước, làm quá nhiều thủ tục.

Hãy cho khách hàng biết họ đang ở đâu của lộ trình thanh toán. Mọi thứ sẽ rõ ràng hơn, khách hàng cũng sẽ kiên nhẫn hơn.

Có vài cách để bạn thưc hiện điều này từ góc độ thiết kế – các thanh bar, danh sách được đánh số, v.v..

8. Hạn chế phương thức thanh toán

Bạn muốn mở rộng việc kinh doanh của bạn đến với nhiều người hơn? Vậy thì hãy cung cấp nhiều lựa chọn thanh toán hơn cho người mua.

PayPal được ví như người khổng lồ trong ngành công nghiệp thanh toán trực tuyến. Nếu bạn không cho phép người mua thanh toán qua Paypal, điều này đồng nghĩa với việc bạn đang làm mất đi một lượng khách hàng rất lớn. Khi ngành công nghiệp ví điện tử mở rộng, nền tảng thanh toán trực tuyến phát triển nhanh chóng, thì bạn sẽ cần phải trở nên linh hoạt hơn với các lựa chọn trong thanh toán.

Tóm lại

Hầu hết các nhà Marketing dành nhiều công sức cho các trang đích (landing page), trang chủ, các nút kêu gọi hành động (CTA), các nút khác…

Điều này thật sự rất tuyệt vời, tôi khuyên bạn nên sử dụng nó. Nhưng cũng đừng bỏ qua quá trình thanh toán.

Đây là điểm mấu chốt để một website thương mại điện tử thành công.

Hãy cùng chia sẻ trải nghiệm của bạn với Subiz ở phần bình luận nhé!

Nguồn: Subiz

27/3/15

Bốn bước để một Startup tồn tại

“Việc thành lập một công ty chưa bao giờ là dễ và cũng chưa bao giờ khó hơn thế.” – nhà đầu tư mạo hiểm David Lee chia sẻ.

Khách hàng là quan trọng, nhưng không phải tất cả. Nếu bạn là một Startup, bạn nên xác định rõ điều này. Tập trung toàn bộ thời gian và nguồn lực cho những khách hàng mục tiêu là cách khôn ngoan để vận hành doanh nghiệp trong thời gian đầu. Đừng ném những nỗ lực của mình thành sự liều lĩnh trong lĩnh vực hoạt động, hãy biến nó thành sự phát triển cho một mô hình có tiềm năng mở rộng.

Bốn bước để một Startup tồn tại


Bốn bước mà Subiz chia sẻ dưới đây sẽ là bí kíp để doanh nghiệp của bạn vững bước qua giai đoạn khó khăn này:

1. Xác định và phân tích dữ liệu khách hàng

Mỗi công ty cần hiểu vai trò của khách hàng đối với việc xác định các tham số bán hàng, bao gồm khả năng sinh lời, chi phí chăm sóc khách hàng và giá trị trọn đời của khách hàng. Mặc dù thông tin này thường được chia nhỏ thành nhiều hoạt động/chức năng khác nhau trong một công ty, nhưng chúng rất cần được đặt cùng nhau để tạo nên một ngôn ngữ chung về giá trị của khách hàng đối với các hoạt động.

2. Kết nối với những vị trí tuyến đầu

Những người ở vị trí tuyến đầu có hiểu biết tốt nhất về các hành vi của khách hàng, bởi hiểu biết này liên quan đến các chi phí bán hàng và nên được xem xét khi đánh giá các dữ liệu thu được. Chúng có thể cho biết gì về các đóng góp lợi nhuận và phi lợi nhuận của khách hàng? Điều gì khác có thể chi phối các chi phí chăm sóc khách hàng trong một phân khúc? Những kiến nghị cho thay đổi cơ cấu tổ chức?

3. Xác định ai là người thực sự đem lại lợi nhuận

Khi hiểu hơn về khách hàng của mình, bạn sẽ có các định hướng về những thay đổi trong cách đánh giá hiệu quả bán hàng, đánh giá thành tích, các động cơ, phân bổ nguồn lực, các phương tiện truyền thông và đôi khi cả phương pháp “cộng-bằng-trừ”, nghĩa là quá trình nâng cao hiệu suất bằng cách không giao dịch một số nhóm khách hàng nhất định. Ví dụ, các chi phí phục vụ khách hàng có thể cực kỳ khác nhau giữa các đại lý bán hàng. Một số khách hàng đòi hỏi nhiều cuộc gọi hơn, một số khách hàng chỉ đặt một vài đơn hàng nhưng với lượng lớn trên mỗi đơn, và số khác có thể mua một tổng số hàng hóa lớn bằng nhiều đơn hàng nhỏ. Sự khác biệt này ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng và các yếu tố chi phí phục vụ khác.

Những người bán hàng có thể là lạc quan kiên nhẫn trong các cuộc gọi của họ, thường thừa nhận rằng “Chắc hẳn phải có một món hời đâu đó ngoài kia”. Nhưng khi biết khách hàng nào thực sự mang lại lợi nhuận, bạn có thể làm rõ tỷ lệ giá trị gắn với một chiến lược và từ đó xác định các nguồn lực phù hợp.

4. Truyền tải các tiêu chuẩn của bạn

Các thay đổi tiềm năng là minh chứng rằng việc truyền tải là cần thiết. Các nhà lãnh đạo phải bỏ thời gian và công sức để thảo luận về cơ sở lý luận và mục tiêu của họ trong kinh doanh. Trên thực tế, hầu hết các công ty không coi trọng việc chọn lọc khách hàng cho đến khi mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tuy nhiên, truyền tải các tiêu chuẩn khách hàng có thể góp phần thúc đẩy quá trình đưa ra quyết định trong hiện tại và mang lại lợi nhuận lớn hơn trong tương lai.

Thị trường không có trách nhiệm thông báo cho bạn hay nhân viên bán hàng của bạn có sai sót hay không. Trách nhiệm của bạn trong vai trò một doanh nghiệp là cần suy nghĩ thấu đáo và làm rõ các tiêu chuẩn chọn lọc khách hàng của mình. Khi được thực hiện đúng, nó có thể cung cấp một mô hình bán hàng hiệu quả, các nguồn lực tập trung và thiết lập một tiến trình liên tục có thể trường tồn và đối mặt với các thay đổi tất yếu của thị trường.

Tác giả: Mai Hương / Subiz 

Gửi tặng +Khổng Tiến Dũng , +Công ty TNHH Thiết Kế In Ấn Quảng Cáo Hợp Thành

Tính năng mua hàng trực tiếp từ Facebook trông như thế nào?

Đêm qua Facebook đã giới thiệu một tính năng khiến bất cứ công ty thương mại điện tử nào đều cảm thấy lo ngại bởi nó quá đơn giản.

Trong khoảng tháng 7, Facebook sẽ chính thức thử nghiệm nút mua hàng trực tiếp trên Facebook, Nút "Buy" sẽ được gắn trên các post liên quan đến mua bán cũng như quảng cáo được nhúng trong trang. Những người dùng Facebook sẽ "không có cơ hội" thoát khỏi mạng xã hội này để sang trang mua bán nào khác mà được mua bán trực tiếp và thanh toán ngay trên giao diện của Facebook.

Và đây là những hình ảnh của tính năng mới này khi được hiển thị trên trang news feed của người dùng:





Tính năng mua hàng trực tiếp từ Facebook


Các bạn dễ dàng nhận thấy nút "Buy" nhỏ nằm ở góc của những sản phẩm được quảng cáo. Thử bấm vào đó nó sẽ bật lên một cửa sổ Pop-up bao gồm thông tin sản phẩm và các hình ảnh rõ ràng hơn để người xem tham khảo.


Tính năng mua hàng trực tiếp từ Facebook

Cuối cùng là điền những thông tin cá nhân cần thiết để người bán có thể giao hàng tới cho bạn và xong. Bạn đã mua xong một sản phẩm qua Facebook.


26/3/15

Danh sách kiểm tra khi thiết kế lại Website

Bất kể ai đã có một trang web trực tuyến được hơn vài năm thì đều có thể thiết kế lại website theo cách này hay cách khác. Tôi đã quản lý một trong số những trang web này và tôi thấy mình khá là may mắn bởi trước đó tôi đã làm SEO cho một tổ chức lưu trữ và thậm chí tôi có thể thấy những điều kinh khủng khiếp mà họ đang di chuyển.

Rất may là nó khá là đơn giản mà không bị lộn xộn. Bởi bạn có thể làm việc một cách rất cụ thể và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi khởi động và khi đó bạn có thể tránh được những cơn nhức đầu và tổn thất trong bảng xếp hạng.

Danh sách kiểm tra khi thiết kế lại trang web


Tôi viết những điều này dựa trên một quan điểm khá chung và đang làm với một số giả định. Một trong những bước này có thể không áp dụng cho trường hợp của bạn, trong trường hợp đó bạn có thể bỏ qua. Tương tự như vậy, một trong số những bước này có thể được giải quyết khác nhau một chút. Tôi sẽ cố gắng đưa ra những lưu ý khi thảo luận dưới đây và tập trung hơn vào kết quả cuối cùng, vì vậy bạn sẽ biết làm thế nào để thực thi ngay lập tức.

Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu di chuyển trang web

Bước 1: đăng tải trang web của bạn

Rõ ràng bước đầu tiên trong quá trình này là đưa trang web của bạn đến vị trí mà nó sẽ được sống. Điều này có nghĩa là bạn phải đặt trực tiếp trang web của bạn. Tôi không bao giờ khuyên bạn ghi đè lên trang web hiện tại với trang web mới. Điều này dẫn đến một kịch bản không đúng khi kiểm tra trang web của bạn trước khi triển khai nó trên tên miền của bạn và giả định cách trang web hiện tại của bạn được lưu trữ sẽ làm việc tuyệt vời trên trang web mới của bạn.

Lợi dụng cơ hội này để điều tra tùy chọn lưu trữ của bạn nhưng ngay cả khi bạn thấy rằng lưu trữ hiện tại của bạn sẽ làm việc thì bạn nên thiết lập trang web mới của bạn như là một trong hai tài khoản mới hoặc add-on domain (giả sử tài khoản của bạn hỗ trợ nhiều tên miền để lưu trữ) hoặc là một IP). Điều này sẽ cho phép bạn kiểm tra các trang web mới của bạn trong các môi trường lưu trữ trong đó nó sẽ sống để tránh các quảng cáo tìm kiếm gây ra trục trặc về kỹ thuật.

Bước 2: Thiết lập Email của bạn

Nếu bạn đang di chuyển trang web của bạn đến một máy chủ mới hoặc thậm chí đến một tài khoản khác nhau trên máy chủ hiện tại của bạn, bạn sẽ cần phải thiết lập tất cả các tài khoản mail và chuyển tiếp của bạn. Nó không có gì ảnh hưởng trực tiếp đến SEO nhưng nó lại là một bước khá quan trọng.

Bước 3: Thiết lập chuyển hướng của bạn

Làm thế nào bạn thiết lập chuyển hướng khác nhau trong các môi trường lưu trữ khác nhau nhưng về cơ bản đó là 2 nhóm rất quan trọng của trang để chuyển hướng trước khi đẩy trang web của bạn trực tiếp:
Các trang với các liên kết: bạn sẽ muốn sử dụng công cụ Google Webmaster Tools và ít nhất một công cụ backlink khác (tôi thường sử dụng ahrefs hoặc Majestic). Kéo các liên kết đến các trang từ danh sách và đặt chúng vào bảng tính Excel. Lưu ý nên loại bỏ các bản sao để bạn không cần phải chuyển hướng 2 lần, chỉ vì một trang có thể tồn tại trong hai hoặc nhiều cơ sở dữ liệu.

Các trang với lưu lượng truy cập đến: Trường hợp của bạn là cutoff hay không tùy thuộc vào bạn. Tôi thường chuyển hướng bất kỳ trang nào có lưu lượng truy cập cao hơn với hầu hết các trang web mà bạn có thể đi xa như bạn muốn.
Sau đó, bạn sẽ cần phải đến mỗi trang trên trang web cũ của bạn để tới trang phù hợp trên trang web mới. Bạn muốn ánh xạ càng nhiều càng tốt để đảm bảo rằng đó là những trang đích phù hợp.

Sự khác biệt giữa 2 danh sách này là nhu cầu đầu tiên có hiệu lực vô thời hạn. Đây là những trang web có liên kết và bạn muốn những liên kết này đi qua các trọng số để chúng tồn tại. Vì lý do này, bạn sẽ muốn các chuyển hướng tồn tại mãi mãi. Danh sách thứ hai là các trang có lưu lượng truy cập cao nhưng không có các liên kết. Nói chung đây là một trong hai trang tham chiếu của social và lưu lượng truy cập tìm kiếm. Những chuyển hướng này có thể sẽ phải ở lại tại chỗ trong vòng một tháng hoặc lâu hơn nhưng khả năng có thể sẽ được gỡ bỏ tại thời điểm đó. Không cần bổ sung tải trên máy chủ của bạn vì nó kiểm tra danh sách chuyển hướng khi các trang không còn nằm trong danh mục tìm kiếm hay được chia sẻ xã hội. Nếu bạn không loại bỏ chúng, bạn có thể sẽ không làm ảnh hưởng nhiều nhưng nếu bạn làm bạn sẽ tránh được một danh sách chuyển hướng đặc biệt là khi thay đổi trang web.

Lưu ý: điều này chỉ có vấn đề nếu bạn đã thay đổi cấu trúc URL của chúng tôi. Nếu tất cả các tên trang của bạn là vẫn như nhau thì rõ ràng bước này có thể được bỏ qua.
Bước 4: gửi thông qua một trình thu thập

Tôi luôn muốn gửi đến một trình thu thập thông qua một trang web trước khi kiểm tra các vấn đề mà tôi không thể nhận thấy bằng phương pháp thủ công. Tùy thuộc vào khoảng thời gian sẵn có của bạn, có một số trình thu thập bạn có thể gửi thông qua đó sẽ cung cấp mật độ thông tin khác nhau.

Một trong những trình thu thập yêu thích của tôi đó là Xenu. Bạn có thể bắt đầu nó tại một trang chủ. Khi hoàn thành, nó sẽ cung cấp cho bạn một danh sách của tất cả các nguồn tài nguyên bị chia nhỏ (các trang, hình ảnh, script…) trên trang web của bạn và chúng được liên kết từ đâu.

Bạn cũng có thể sử dụng một trình thu thập khác để kéo thêm dữ liệu. Screaming Frog hoặc Moz cũng có thể được sử dụng để tìm ra các vấn đề mà bạn có thể bỏ lỡ khi đi qua một trình duyệt.

Bước 5: các công nghệ thông thường

Khi tất cả các nguồn tài nguyên được sắp xếp, tôi muốn đưa ra một bài kiểm tra các vấn đề. Giả sử rằng các nội dung cơ bản là giống nhau và các tiêu đề và mô tả được chuyển qua đúng thì điều quan trọng là bạn cần phải đảm bảo rằng bạn không sử dụng các công nghệ kém. Đảm bảo rằng tốc độ trang web được giải quyết, các phiên bản điện thoại di động hoạt động dựa trên tất cả các thiết bị phổ biến và rằng bạn có giấy chứng nhận an toàn để trang web mặc định là https và hơn nữa bạn đã có tất cả các quy tắc chuyển hướng tại chỗ mà trang web sẽ được chuyển hướng đúng đến https.

Với nhiều trang web sẽ có sẵn trong HTTPS. Rõ ràng, đây là công việc duy nhất để duy trì điều này nhưng nếu trang web của bạn không được mặc định đến HTTPS thì bây giờ là thời gian thích hợp để đối phó với điều đó.

Mỗi trang web đều có vấn đề về công nghệ khác mà bạn có thể sẽ phải đối phó – đây chỉ là những vấn đề phổ biến trên toàn cầu.

Bước 6: Triển khai và thử nghiệm

Bây giờ là thời gian để triển khai các trang web, tùy thuộc vào việc bạn đã thiết lập môi trường lưu trữ như thế nào thì trong bước này sẽ có sự thay đổi. Đây là 3 bước cơ bản và đó sẽ là những gì mà bạn cần phải làm:

Thay thế trang web của bạn: bạn không chú ý đến các khuyến cáo ở trên và chỉ đơn giản là ghi đè lên trang web hiện tại. Dưới đây là các bước:

  1. Thực hiện backup trang web của bạn (bao gồm cơ sở dữ liệu nếu có)
  2. Xóa tất cả các tập tin bằng cách remote máy chủ. Bạn cần xóa bỏ các trang web hiện tại. Bạn có thể đưa vào một trang web index.htm một cách nhanh chóng, chú ý rằng trang web của bạn sẽ được nâng cấp và sẽ trở lại online ngay khi có thể.
  3. Tải tập tin trang web và cơ sở dữ liệu mới
  4. Chạy trình thu thập trên trang web của bạn một lần nữa và kiểm tra.

Việc làm này không bao gồm việc lan truyền DNS hay email. Sau khi tải xong, bạn chỉ cần xóa các trang index.htm là được.

Với cùng máy chủ, các gói khác nhau hoặc thêm vào tên miền: có một vài cách để đối phó với điều này tùy thuộc vào việc truy cập của bạn nhưng đối với hầu hết các trường hợp thì bạn liên hệ với nhà cung cấp máy chủ và họ thay đổi tên miền của bạn thông qua hệ thống của họ. Có thể bạn sẽ phải mất một chút chi phí nhỏ này (tùy thuộc vào việc lưu trữ của bạn).

Máy chủ mới: tình huống phức tạp nhất ở đây là nếu bạn đang chuyển máy chủ. Nếu tình huống này xảy ra thì các bước thực hiện sẽ khác nhau:


  1. Thiết lập email để kiểm tra máy chủ mới với email của bạn nhưng không xóa email cũ, bạn cần kiểm tra cả nó trong một vài giờ.
  2. Đăng nhập để đăng ký tên miền của bạn
  3. Trỏ DNS của bạn đến tên máy chủ mới
  4. Theo dõi việc lan truyền DNS bằng cách sử dụng dịch vụ (miễn phí) như whatsmydns.net. Điều này sẽ cho phép bạn biết được phiên bản của trang web đang được hiển thị đến các phần khác nhau.
  5. Sau một vài giờ (hoặc vài ngày), bạn có thể dừng việc kiểm tra email của bạn tại vị trí cũ. Lý do chúng tôi làm điều này vì DNS giống nhau sẽ khiến nhiều người khác sẽ truy cập vào trang web của bạn ở các vị trí khác nhau. Trong suốt thời gian này, email của bạn có thể được gửi đến một trong hai và do đó cả hai cần phải được kiểm tra cho đến khi hoàn tất việc lan truyền.


Sau khi việc lan truyền được hoàn tất, bạn có thể loại bỏ các trang web khác nhau nhưng tôi khuyên bạn nên giữ nó online trong một thời gian cho đến khi bạn chắc chắn 100% tất cả mọi thứ về trang web mới đã đi vào ổn định. Với trang web của bạn vẫn còn tồn tại ở vị trí cũ, nếu không có điều gì sai, bạn chỉ cần phải chuyển DNS của bạn trở lại và trang web của bạn sẽ trở lại và bạn có thể khắc phục các vấn đề mà nó sẽ không ảnh hưởng thực sự đến khách truy cập.

Kết luận

Rõ ràng là có những giai đoạn nhỏ ở đây mà tôi không thể đưa vào. Việc chuyển đổi các trang HTML đến WordPress sẽ bao gồm một vài bước. Điều đó nói rằng, các nguyên tắc cốt lõi sẽ vẫn được liệt kê như cũ và việc thực hiện chính xác sẽ giảm thiểu hay loại bỏ các vấn đề tiêu cực trong việc thiết kế lại trang web và tối đa hóa tốc độ với những lợi ích này.

21/3/15

Bộ thiết kế nhận diện thương hiệu Studio Aguzzi

Kim Mã DPA xin giới thiệu bộ thiết kế nhận diện thương hiệu Studio Aguzzi mang hơi hướng đơn giản, hiện đại. 

Bộ thiết kế nhận diện thương hiệu - ID Branding bao gồm logo, namecard, sổ tay, giấy tiêu đề, brochure và hộp CD bằng giấy ...











Nguồn: Paula Albino/Pinterest

19/3/15

Kiểm soát quá trình chuyển đổi website

Nếu doanh nghiệp của bạn đang trên đà phát triển và website hiện tại không đáp ứng được nhu cầu, hoặc bạn đang muốn chuyển sang một hệ thống web mới với nhiều tính năng hơn. Dù vấn đề của bạn là gì đi nữa thì việc dịch chuyển website vào một hệ thống mới hoặc nâng cấp website đòi hỏi bạn phải lên kế hoạch cẩn thận và cân nhắc trước khi tiến hành. Những vấn đề mà Subiz chia sẻ dưới đây sẽ giúp việc chuyển đổi website của bạn diễn ra một cách “trơn tru”, thành công.



Hãy chắc rằng bạn hoàn toàn hiểu và kiểm soát được quá trình chuyển đổi website

1. Công nghệ của website mới và công nghệ hiện tại của bạn?

Bạn muốn phát triển website đồng nghĩa với việc website hiện tại đang phát triển nhanh hơn hệ thống bạn đang sử dụng. Vậy bạn hãy tìm hiểu về website mới ở các khía cạnh sau:

Bạn hiểu rõ về công nghệ của website mới.

Ban nên biết những công nghệ nào là độc quyền và công nghệ nào bạn được phép sở hữu.

Phải biết rõ về tính mở rộng của website trong trường hợp bạn muốn thêm vài tính năng cho website sau vài tháng sử dụng. Bạn sẽ không muốn phải sử dụng một hệ thống còn hạn chế hơn cả cái bạn đang dùng.

Tìm hiểu về hệ thống website hiện tại bạn đang sử dụng, những chi tiết nào cần giữ lại, chi tiết nào cần nâng cấp. Mỗi website đều cần duy trì sự tương thích với các trình duyệt, lỗ hổng an ninh và các thay đổi công nghệ.

Phải biết rõ cách hoạt động của hệ thống mới và chi phí cần để nâng cấp. Thường thì bạn nên xem qua các chính sách dự phòng. Ví dụ nếu bạn đang muốn chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ lập trình sẵn thành một nhà cung cấp dịch vụ tùy chỉnh thì hãy tìm hiểu kỹ về các thủ tục dự phòng và khôi phục dữ liệu. Các dữ liệu được lưu trữ trong bao lâu? Thời gian xoay vòng là bao lâu? Và chi phí khôi phục dữ liệu nếu xảy ra lỗi từ bên trong hệ thống là bao nhiêu?

2. Quy trình làm việc

Không phải tất cả các công ty phát triển website đều giống nhau, bạn cần đánh giá quá trình phát triển và quy trình làm việc của đối tác mà bạn định hợp tác trong lâu dài. Đôi khi sự khác nhau trong cách quản lý của hai bên có thể gây nên sự khó khăn khi làm việc chung.

Đánh giá đối tác trên 2 mặt: chất lượng phát triển website và bảo hành. Tùy thuộc vào quy mô công ty mà quy trình làm việc có thể khác nhau.

3. Những vấn đề cần cân nhắc bước đầu


  • Một số câu hỏi nên đặt ra khi bắt đầu dự án:
  • Về mặt thiết kế, cần sửa lại những phần nào?
  • Họ xử lí sự thay đổi phạm vi của dự án như thế nào?
  • Họ có cung cấp cho bạn tài liệu chức năng?
  • Trong suốt thời gian phát triển, quá trình kiểm tra nội bộ được tiến hành như thế nào?
  • Họ kì vọng gì từ bạn thông qua dự án này?
  • Nếu trễ các mốc thời gian thì có bị phạt không?
4. Hỗ trợ sau dự án
  • Bạn phải hiểu về công ty đối tác và những người mà bạn sẽ làm việc cùng trong và sau dự án:
  • Bạn có được quyền đặt câu hỏi với công ty đối tác không?
  • Có hợp đồng hỗ trợ đi kèm không? Hợp đồng này bao gồm những gì?
  • Khi website đi vào hoạt động, thời gian trả lời về vấn đề sửa chữa các lỗi của website diễn ra trong bao lâu?
  • Những lỗi nào được xem là lỗi bảo hành, những lỗi nào phải trả phí sữa chữa, cập nhật?
  • Nếu bạn muốn trao đổi về các ý tưởng mới hoặc yêu cầu thay đổi các tính năng thì thời gian được xác định như thế nào?
  • cung cấp dịch vụ đào tạo nhân viên miễn phí/tính phí không?

5. Bản thử nghiệm Beta và bản phát triển (development) website

Bạn cần tìm hiểu trước xem công ty đối tác có cung cấp cho bạn website phiên bản phát triển (development site) không. Development site là nơi tuyệt vời để bạn đào tạo nhân viên mới và thử nghiệm các tính năng mới trước khi chính thức kích hoạt các tính năng này vào website.

Development site cũng rất thích hợp để kiểm tra sự tương thích trình duyệt hay thử nghiệm mobile khi tích hợp ngôn ngữ mới như HTML5.

6. Chuyển đổi tên miền và ra mắt website

Trong một bản kế hoạch chỉn chu nhất thiết phải có ngày ra mắt website. Có thể bạn sẽ phải cân nhắc chi tiết này trong suốt thời gian dự án diễn ra. Xác định một ngày để ra mắt website mới hoặc chuyển đổi web cũ sang web mới và tính ngược từ ngày đó trở về trước. Đặt mục tiêu cho nhóm của bạn và cho công ty đối tác. Đừng quên ghi chú các ngày nghỉ, ngày lễ vào thời gian biểu. Bạn phải ghi rõ các mốc thời gian như thời gian huấn luyện, thời gian thêm nội dung mới, làm lại các danh mục sản phẩm, các bài viết trên hệ thống mới.

Để chạy trên server mới, bạn cần chuyển đổi tên miền (domain) từ server cũ sang server mới. Mỗi công ty sẽ có cách thức chuyển đổi khác nhau, bạn nên biết quá trình này sẽ ảnh hưởng đến thời gian làm web như thế nào.

Chuyển đổi có thể là một quá trình phức tạp nếu như bạn không chuẩn bị trước. Hãy đặt câu hỏi và ra quyết định dựa trên những câu trả lời bạn có được. Hãy chia sẻ thành công của bạn với Subiz trong phần bình luận bên dưới nhé!

Tác giả :Trang Duong / Subiz

Nếu như bạn đang có nhu cầu chuyển đổi website và vẫn còn khá nhiều băn khoăn cần được tư vấn. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với Thiết kế web Kim Mã DPA để được tư vấn nhé.



  • Địa chỉ: 48/1 Lê Văn Khương , Khu Phố 7, Tổ 9 , Phường Thới An , Quận 12
  • Điện thoại: 08 – 6660 4998
  • Di động: 090 778 5500 – A. Hưng
  • Yahoo: kimmadpa
  • Skype: kimmadpa
  • Email.: kimmadpa@hotmail.com
  • facebook.com/kimmadpa

18/3/15

Video hướng dẫn Woocommerce toàn tập

Tự học WordPress online – 11 Tìm hiểu cấu hình Wordpress

Tiếp tục với loạt bài viết series Tự học WordPress online, bài tutorial ngày hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các phần cấu hình WordPress. Cấu hình WordPress thì nó nằm trong menu Settings, chứa các phần cấu hình chung và các cấu hình của các Plugin, đa số đều nằm trong này. Tutorial này chúng ta sẽ được tìm hiểu các phần cấu hình chung như cấu hình General, Writing, Reading, Media, Permalinks và cấu hình Discussion.



Tự Học WordPress online đây là khoá học hướng dẫn sử dụng WordPress hoàn toàn miễn phí tại ZendVN. Khoá học cung cấp tài liệu wordpress dưới hình thức video training, giúp người học làm chủ wordpress, sử dụng các theme wordpress, cài đặt plugin wordpress một cách dễ dàng. Nếu bạn nào thấy nó hữu ích cho cộng đồng xin hãy chia sẽ đến những người mà bạn thấy họ quan tâm và cần đến. Zendvn rất biết ơn bạn vì điều này.

Mình sẽ nói qua sơ sơ chức năng các phần cấu hình WordPress cho các bạn dễ hình dung:

1. Cấu hình WordPress Dashboard: Đây là phần cấu hình chung trong WordPress như site title, tagline, email, WordPress URL, site URL, data and time… Phần này nằm trong phần Settings -> General.

2. Cấu hìnhWriting: Cấu hình một số cái như cấu hình mail, mặc định category post bài (Default Post Category), mặc định chế độ post format (Default Post Format), Formatting, dịch vụ post bài lên các services của WordPress (Update Services) và một cái cũng rất hay mà rất ích người dùng đến nó là Press This. Phần này nằm trong phần Settings -> Writing.

3. Cấu hình Reading: Phần này cấu hình phần nào sẽ hiển thị ngoài trang chủ Front-end như Post hoặc Page nào. Nếu là post thì số item hiển thị là bao nhiêu, là page thì trang nào sẽ được chọn hiển thị, cấu hình Feed, số item của  feed, full text lun hay chỉ là summary. Cuối cùng là có cho searcn engine index bài biết hay là không. Phần này nằm trong phần Settings -> Reading.

4. Cấu hình Media: Đây là phần cấu hình cho hình ảnh, khi upload lên thì sẽ có 3 kích thước được cắt, các kích thước đó thì bãn sẽ cấu hình WordPress ở đây, cho phép cắt chính xác hay là không chính xác. Phần này nằm trong phần Settings -> Media.

5. Cấu hình Permalinks: Phần này sẽ cấu hình link của mỗi bài viết. Phần này nằm trong phần Settings -> Permalinks.

6. Cấu hình Discussion: Phần này sẽ cấu hình cho phần bình luận trên websiet của chúng ta Settings -> Discussion.

Mời các bạn xem chi tiết video hướng dẫn quản lý cấu hình WordPress:

Phần 1 – Cấu hình General, Writing, Reading, Media, Permalinks :

Phần 2 – Cấu hình Discussion :

Tự học WordPress online – 10 Quản lý group và user trong Wordpress

Chúng ta đang đi vào loạt bài viết series Tự Học WordPress online, đây là khoá học hướng dẫn sử dụng WordPress hoàn toàn miễn phí tại ZendVN. Khoá học cung cấp tài liệu wordpress dưới hình thức video training, giúp người học làm chủ wordpress, sử dụng các theme wordpress, cài đặt plugin wordpress một cách dễ dàng. Bài tiếp theo chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu trong series này làquản lý group và user trong WordPress.


Quản lý group và user trong WordPress cũng là một phần khá quan trọng trong WordPress nhưng nó sẽ không tốn khá nhiều thời gian của các bạn tìm hiểu về nó, không như các hệ thống CMS Joomla quản lý người dùng rất chằng chịt và khó hiểu, quản lý group và user trong WordPress sẽ đơn giản hơn nhiều.


Tự học WordPress online đây là một khóa học miễn phí nhằm giúp cho người dùng nâng cao kiến thức của mình, cập nhật kiến thức cms mới. Nếu bạn nào thấy có ích thì hãy chia sẽ đến các bạn khác cùng học, Zendvn rất biết ơn các bạn! Và ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng đi vào chi tiết video tìm hiểu về quản lý group và user trong WordPress:


Tự học WordPress online – 09 Sử dụng Plugin trong WordPress

Tiếp tục với loạt bài viết series Tự học WordPress online, bài hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách sử dụng plugin trong WordPress. Cụ thể là chúng ta sẽ đi qua các plugin cơ bản và cần thiết trong WordPress như Helo Dolly Plugin Wordpress, Akismet Plugin Wordpress, Captcha Plugin WordPress, Contact Form Plugin Wordpress và WPFront User Role Plugin.



Tìm hiểu và Sử dụng Plugin trong WordPress

Như chúng ta đã biết Plugin trong WordPress là các thành phần mở rộng nhằm tăng sức mạnh cho WordPress, đa số các chức năng trong WordPress đều có plugin hỗ trợ, một số chức năng nào khó quá thì bạn có thể tự viết, có thể tìm sự hỗ trợ của các bậc tiền bối sử dụng WordPress trên thế giới thông qua các diễn đàn và các website về WordPress vì cộng đồng sử dụng WordPress rất đông nên bạn có thể yên tâm là mình sẽ tìm được câu trả lời bạn đang gặp, trường hợp của bạn sẽ có người đi trước đã gặp rồi.

Đây là công dụng một số plugin trong WordPress mà ta sẽ học trong bài này:

Helo Dolly Plugin Wordpress: Nói là plugin nhưng nó không hẵn là một plugin, nó chỉ show ra một câu thông báo ngẫu nhiên khi ta đăng nhập vào hệ thống.

Akismet Plugin WordPress: Đây là plugin giúp chúng ta bảo vệ commnent website chống các con robot tự động.

Captcha Plugin WordPress: Captcha là thuật ngữ quen thuộc nhỉ, plugin này giúp cho chúng ta bảo vệ các phần có tương tác với người dùng như form liên hệ, form bình luận, form đăng ký,..v.v.

Contact Form Plugin WordPress: Đây là plugin rất mạnh trong việc xây dựng form trong WordPress, plugin này rất là phổ biến, đa số người dùng WordPress đều sử dụng nó, giúp xây dụng form một cách dễ dàng.

WPFront User Role Form Plugin WordPress: Đây là plugin giúp chúng ta tạo ra các nhóm người dùng mới trong WordPress mà WordPress không hỗ trợ. Plugin này còn giúp chúng ta tạo các quyền hệ thống cho nhóm người dùng này.

Và đây là list video hướng dẫn chúng ta sử dụng các plugin trong WordPress này.

Tự học Wordpress online - 08 Hướng dẫn sử dụng Appearance

Tiếp tục với lọat bài viết Tự Học WordPress Online, bài hôm nay chúng ta sẽ đi vào một menu chuyên về quản lý giao diện đó là Appearance trong WordPress. Với appearance trong WordPress nó sẽ quản lý 5 phần chính đó là Themes, Customize, Widget, Menu và Editor. Trong các phần trên chỉ có phần Widget là nhiều nhất, vì mình phải hướng dẫn các bạn sử dụng từng cái Widget này, mỗi Widget sẽ là một video riêng biệt.Hướng dẫn sử dụng Appearance trong WordPress



Mỗi phần trong Appearance trong WordPress sẽ chịu trách nhiệm quản lý một  nhiệm vụ nào đó, nhiệm vụ của mỗi thằng như sau:

- Themes: Chịu trách nhiệm quản lý các themes có trong WordPress, ta có thể cài đặt mới một theme nào đó từ máy tính hoặc các theme có sẵn của WordPress, các tác giả đã làm và miễn phí cho người dùng. Ở đây ta có thể xem trước theme ta sắp cài đặt, các vùng Widget được hỗ trợ cho theme, và khi xem Ok ta có thể click Active để chọn nó làm theme mặc định của mình.

- Customize:  Phần này sẽ cho ta chỉnh sửa customize lại theme mà ta đang dùng, các phần được chình sửa như là site title, tagline, menu navigation, static front page và các vùng Widget đang dùng cho theme, có thể chỉnh sửa hoặc không dùng nó. Sau khi hài lòng với các chỉnh sửa, ta save lại để lưu các phần vừa mới chỉnh sửa.

- Widgets: Đây là phần quản lý các Widget có trên Website của chúng ta do WordPress hỗ trợ hay các Widget được cài đặt thêm vào. Ở đây ta sẽ có các vùng như: Available Widgets, Inactive Sidebar (not used), Inactive Widgets, sẽ có thể phát sinh thêm các vùng Inactive Sidebar (not used) ở trong phần này. Video Appearance trong WordPress ở phía dưới sẽ giúp chúng ta tìm hiểu hết các phần Widget trong phần này.

- Menus: Phần chịu trách nhiệm chính quản lý các menu có trong hệ thống, các menu được theme hỗ trợ. Trong này ta có thể tạo menu mới, kéo thả các item như category, page, link,..và các taxonomy khác để tạo menu theo ý mình.

- Editor: Đây là phần quản lý nội dung các file có trong theme của chúng ta như Stylesheet (style.css), Sidebar (sidebar.php), Header (header.php), Footer (footer.php)…

Đó là 5 phần mà chúng ta sẽ được học của Appearance trong WordPress, và sau đây là nội dung của các video mà ta sẽ được học:

- Phần 1: Quản lý Themes

- Phần 2: Sử dụng Customize

- Phần 3: Sử dụng Header

- Phần 4: Sử dụng Background

- Phần 5: Sử dụng Editor

- Phần 6: Sử dụng Menu

- Phần 7: Sử dụng Archives Widget

- Phần 8: Sử dụng Calendar Widget

- Phần 9: Sử dụng Categories Widget

- Phần 10: Sử dụng Custom Widget

- Phần 11: Sử dụng Meta Widget

- Phần 12: Sử dụng Pages Widget

- Phần 13: Sử dụng Recent Widget

- Phần 14: Sử dụng Recent Posts Widget

- Phần 15: Sử dụng Search Widget

- Phần 16: Sử dụng Recent Widget Sử dụng RSS Widget

- Phần 17: Sử dụng Tag Cloud Widget

- Phần 18: Sử dụng Text Widget

- Phần 19: Sử dụng Twenty Fourteen Ephemera Widget

Sau đây mời các bạn xem chi tiết video của Appearance trong WordPress :

Tự học WordPress online – 07 Quản lý Comment trong WordPress [ ZendVN ]

Tutorial ngày hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu phần quản lý Comment trong WordPress.  Về nội dung phần này thì mọi người cũng đã hiểu ít nhiều về comment. Comment là phần bình luận hay nhận xét của người dùng về một vấn đề hay một bài viết nào đó trên website của chúng ta. Và việc quản lý comment là quản lý các bình luận của các người dùng, ta có toàn quyền quyết định, như xét duyệt có hiển thỉ hay không, xóa comment hay chuyển chúng vào sọt gác..v.v

Tự Học WordPress online đây là khoá học hướng dẫn sử dụng WordPress hoàn toàn miễn phí tại ZendVN. Khoá học cung cấp tài liệu wordpress dưới hình thức video training, giúp người học làm chủ wordpress, sử dụng các theme wordpress, cài đặt plugin wordpress một cách dễ dàng. Nếu bạn nào thấy nó hữu ích cho cộng đồng xin hãy chia sẽ đến những người mà bạn thấy họ quan tâm và cần đến. Zendvn rất biết ơn bạn vì điều này.

Mời các bạn xem chi tiết video hướng dẫn quản lý Comment trong WordPress


Tự học WordPress online – 06 Quản lý Page trong Wordpress [ ZendVN ]

Tiếp theo series Tự học WordPress online , bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu phần quản lý Page, đi sâu vào tim hiểu Page, cách tạo Page, publish Page, các thuộc tính liên quan đến Page. Phần quản lý Page này sẽ giúp chúng ta tạo ra các Page đặc trưng và riêng biệt như trang giới thiệu, trang liên hệ, trang hướng dẫn mua hàng,  hướng dẫn thanh toán…


Tự Học WordPress online đây là khoá học hướng dẫn sử dụng WordPress hoàn toàn miễn phí tại ZendVN. Khoá học cung cấp tài liệu wordpress dưới hình thức video training, giúp người học làm chủ wordpress, sử dụng các theme wordpress, cài đặt plugin wordpress một cách dễ dàng. Nếu bạn nào thấy nó hữu ích cho cộng đồng xin hãy chia sẽ đến những người mà bạn thấy họ quan tâm và cần đến. Zendvn rất biết ơn bạn vì điều này.Quản lý Page trong WordPress

Bài quản lý Page này gồm hai phần, phần đầu chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Page, cách tạo và publish Page. Phần thứ hai chúng ta chỉ đi  tìm hiểu về quản lý Page. Và bây giờ chúng ta sẽ đi vào xem chi tiết của hai phần này:

- Phần 1:



- Phần 2:

Tự học WordPress online - 05 Quản lý thư viện media trong Wordpress [ ZendVN ]

Tiếp tục với series bài viết tự học WordPress online, hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu thư viện media trong WordPress. Nếu trong bài lần trước, bài sử dụng Post trong WordPress thì mình cũng đã nói sơ qua phần media trong WordPress này rồi, tutorial hôm nay chỉ cần tìm hiểu thêm chút nữa thôi là ok.

Thư viện media trong WordPress là nơi lưu trữ tất cả các hình ảnh, âm nhac, video, file… nói chung là mọi thứ mà chúng ta upload lên cho WordPress. Đối với mỗi media trong wordpress thì ta có quyền sử dụng nó hay không, ta có hể xem chúng, có thể chỉnh sửa hoặc xóa nó khỏi hệ thống wordpress. Với cách hiển thị các file trong media  chúng ta có thể tùy chỉnh các cột mà chúng ta muốn nó hiển thị, như cột tác giả, cột bình luận, cột ngày upload, cột bài viết được upload đến.

Mình xin giới thiệu sơ qua về khóa hoc wordpress online mà mình đang viết hướng dẫn và cung cấp video cho các bạn. Tự Học WordPress online đây là khoá học hướng dẫn sử dụng WordPress hoàn toàn miễn phí tại ZendVN. Khoá học cung cấp tài liệu wordpress dưới hình thức video training, giúp người học làm chủ wordpress, sử dụng các theme wordpress, cài đặt plugin wordpress một cách dễ dàng.

Nếu bạn nào thấy nó hữu ích cho cộng đồng xin hãy chia sẽ đến những người mà bạn thấy họ quan tâm và cần đến. Zendvn rất biết ơn bạn vì điều này. Không nói nhiều nữa, bây giờ mời các bạn cùng xem qua video hướng dẫn quản lý thư viện media trong WordPress:

Tự học WordPress online – 04 Hướng dẫn sử dụng Post trong Wordpress [ ZendVN ]

Bài tiếp theo của loạt bài viết Tự học WordPress online, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu một thành phần rất quan trọng trong WordPress là Posts, ở đây mình sẽ hướng dẫn sử dụng Post trong WordPress. Bài học hôm nay rất là chi tiết và dễ hiểu, bên cạnh việc đi sâu tìm hiểu về Post, chúng ta còn đi sâu vào tìm hiểu các thành phần liên quan đến nó như Tags, Category,Slug, Author, Comment..


Bài học hướng dẫn sử dụng Post trong WordPress hôm nay sẽ bao gồm 19 phần tất cả, mổi phần là một vấn đề liên quan đến Post, có một số vấn đề được chia ra thành nhiều phần nữa vì nội dung quá dài. Các bạn hãy nhìn xuống hình dưới đây, chúng ta sẽ đi qua tìm hiểu các phần nội dung được đánh số đó, có một số cái là của plugin wordpress thì mình sẽ bỏ qua không nói tới, khi nào tới bài hướng dẫn về plugin WordPress thì mình sẽ quay lại và nói với các bạn.


Dưới đây là danh sách 19 bài viết trong bài hướng dẫn sử dụng Post trong WordPress:

Phần 1: Tạo bài viết mới

Phần 2, Phần 3: Sử dụng công cụ Web Editor

Phần 4: Tìm hiểu thông số trong Publish

Phần 5, Phần 6, Phần 7: Cấu hình file upload và upload hình ảnh

Phần 8: Đưa hình ảnh từ Internet vào web

Phần 9: Tạo gallery hình ảnh và sử dụng Gallery plugin

Phần 10: Nhúng video, video playlist , youtube vào bài viết

Phần 11: Nhúng MP3, MP3 playlist vào bài viết

Phần 12: Cấu hình tùy chọn Tags và Format

Phần 13: Cấu hình tùy chọn Category

Phần 14: Cấu hình tùy chọn Featured Image và Expert

Phần 15: Cấu hình tùy chọn Send Trackbacks, Dicussion

Phần 16: Cấu hình tùy chọn Comment, Slug, Author

Phần 17: Quản lý bài viết

Phần 18: Quản lý Category bài viết

Phần 19: Quản lý Tags

Ngay bây giờ là nội dung chi tiết video hướng dẫn sử dụng Post trong WordPress:

Tự học WordPress online – 03 Thiết lập cấu hình WordPress Dashboard

Tiếp tục những bài học đầu tiên của series tự học WordPress online, bài hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu đi vào tìm hiểu chi tiết phần cấu hình bên trong của WordPress, cấu hình WordPress Dashboard. Cụ thể trong bài này chúng ta sẽ đi qua 3 phần chính sau đây:



1. Cấu hình thông tin tài khoản  Admin: Phần này chúng ta sẽ hiểu chi tiết từng item cấu hình Admin, phần này nằm trong Users -> Your Profile.

2. Cấu hình WordPress Dashboard: Đây là phần cấu hình chung trong WordPress như site title, tagline, email, WordPress URL, site URl, data and time… Phần này nằm trong phần Settings -> General.

3. Cấu hìnhWriting: Cấu hình một số cái như cấu hình mail, mặc định category post bài (Default Post Category), mặc định chế độ post format (Default Post Format), Formatting, dịch vụ post bài lên các services của WordPress (Update Services) và một cái cũng rất hay mà rất ích người dùng đến nó là Press This. Phần này nằm trong phần Settings -> Writing.

Ba phần cấu hình này mình chia thành 3 video riêng biệt, mỗi video làmột phần cụ thể. Bây giờ mời các bạn cùng xem chi tiết video thiết lập cấu hình WordPress Dashboard này:

Phần 1 – Cấu hình tài khoản Admin:
Phần 2 – Cấu hình Greneral Wordpress
Phần 3 – Cấu hình Writing

Tự học WordPress online – 02 Tìm hiểu Frontend và Backend [ ZendVN ]

Như các bạn biết Frontend là phần hiển thị dữ liệu ra bên ngoài, còn Backend là phần bên trong, phần Admin của website. Khi cấu hình và dữ liệu trong phần Backend thì khi ra ngoài nó sẽ hiển thị như dữ liệu bên trong nó. Bài thứ 2 trong series tự học WordPress online này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Frontend & Backend trong WordPress, chi tiết trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng thành phần menu trong Backend của WordPress như Posts, Media, Pages, Comment, Contact, Appearance, Plugins, Users, Tools,..và cách tương tác các nó thông qua Frontend.



Phần Frontend & Backend trong WordPress cũng không khó lắm với các bạn đâu, chỉ cần chú ý một chút và làm theo thì có thể hiểu được nó. Các bạn cũng đừng bận tâm và lo lắng quá, chỉ cần đi theo từng bài học của series tự học wordpress online này thì các bạn có thể tự tin làm được website cho riêng mình.

Bây giờ mình nói sơ qua về ý nghĩa và cách sử dụng của một số thành phần menu trong WordPress Dashboard:

1. Dashboard

Đây là vùng hiển thị các thành phần chủ yếu trong WordPress cũng như các thông báo của wordpress như update wordpress version, plugin version,..và các tương tác của người dùng trên Website như comment..v.v.

 2. Posts:

Đây là phần quản lý các bài viết của bạn trên website, phần quan trong của WordPress. Bên trong của nó còn có các phần quản lý như Tags và Category hỗ trợ cho bài viết.

 3. Media:

Phần này quản lý các file trên website của bạn như hình ảnh, nhạc, video, file,… Các bạn có thể chỉnh sửa nó như tiêu đề, caption,.. và cũng có thể delete nó khỏi website nếu bạn ko dùng nó nữa.4. Pages:

Phần này tương tự như post như không có 2 phần hỗ trợ là Tags và Category. Phần pages này chủ yếu quản lý các nội dung tĩnh trên các pages, thông thường như trang liên hệ, trang contact, trang giới thiệu, hướng dẫn sử dụng,..

5. Comments:

Khu vực quản lý các bình luận từ phía người dùng, có thể chỉnh sửa, xóa, hoặc delete khỏi hệ thống.

 6. Appearance:

Một phần rất cũng rất quan trọng, ngang ngữa với post, phần này sẽ quản lý các thành phần liên quan đến giao diện website của bạn như theme, menu, header, editor, widgets.

7. Plugins:

Đây là thành phần giúp tăng sức mạnh cho website wordpress của bạn, mặc định thì nó chỉ có vài cái plugin cơ bản, nếu muốn tăng sức mạnh cho nó bạn cần cài thêm những cái mà bạn muốn có.

8. Users:

Khu vực quản lý các thành viên trên website, bạn có thể phân quyền người dùng hệ thống theo từng chức năng , xem thông tin người dùng,.. hoặc có thể delete chúng.

9. Tools:

Khu vực rất ít dùng, một số trường hợp bạn đụng đến nó khi cài đặt plugin nó chạy vào khu vực này.

10. Settings:

Đây là nơi bạn thường đến nhiều nhất thì phải cấu hình trên website, thay đổi chúng, và đa số các plugins khi cài đặt mà nó có phần thiết lặp đều rơi vào nơi này.

Đây là phàn giới thiệu sơ lược về các thành phần Frontend & Backend trong wordpress, để biết chi tiết và sâu thêm thì mời các bạn xem qua video hướng dẫn.

Video

Tự học WordPress online – 01 Giới thiệu và cài đặt [ ZendVN ]

Đây là bài học đầu tiên trong series tự học WordPress online do ZendVN biên soạn và quay video. Mỗi bài chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một thành phần hay một tính năng nào đó trong WordPress. Và bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và cài đặt WordPress. Bài đầu tiên này khá dài nên mình đã chia nhỏ kiến thức, cắt ra thành 3 phần cho các bạn dễ học và không bị đuối khi xem quá nhiều.


Như các bạn đã biết WordPress là một mã nguồn web mở để quản trị nội dung (CMS – Content Management System), một mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí để làm blog, trang web cá nhân hoặc bất cứ gì mà bạn thích. WordPress được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng MySQL database.

Thời gian đầu WordPress chỉ thường được sử dụng cho mục đích blog và chia sẽ thông tin của nhiều người, nhưng sau một thời gian ra đời thì mã nguồn WordPress được sử dụng rộng rãi hơn, cả những tổ chức nổi tiếng và có uy quyền trên thế giới cũng đã tin tưởng và sử dụng nó như CNN, TechCrunch, Time, Wired,… Bởi vì nó hoàn toàn miễn phí, kho templete đẹp có cả phí và không phí, hỗ trợ nhiếu plugin vô cùng mạnh và rất dễ sử dụng, một điều quan trọng hơn cả là tình năng bảo mật của nó không thua kém gì các CMS khác như Joomla và Drupal.

Tiếp tục giới thiệu và cài đặt WordPress mình sẽ nói qua một số cái ưu và nhược điểm của WordPress mà mình biết được:

Ưu điểm của WordPress :

Dễ cài đặt, dễ sữ dụng và quản lý, ít hao tồn tào nguyên của máy chủ.
Hỗ trợ nhiều theme đẹp có phí lẫn không phí, số theme nhiều nhất trong các CMS hiện nay.
Nhiều plugin hỗ trợ, được cập nhật liên tục, hầu hết các tính năng đều có sẵn plugin cho nó.
Dễ tùy biến, chỉ cần có chút kiến thức PHP và HTML & CSS là bạn có thể tùy biến được.
Có cộng đồng lớn hỗ trợ, các vấn đề của bạn đều có người trãi qua và chia sẽ trên internet.
Nhiều Framework giúp thiết kế giao diện một cách dễ dàng.
Hỗ trợ đa ngôn ngữ và hỗ trợ SEO rất tốt.
Quản lý blog qua mobile rất thuận tiện và tuyệt vời.

Nhược điểm của WordPress :

Hơi khó đối với người mới bắt đầu tìm hiểu.
Đa số theme và plugin đề có phí.
Số function khá nhiều, khó mà nhớ hết được.


Và đây là 3 phần của video giới thiệu và cài đặt WordPress, mời các bạn xem:

Giới thiệu & cài đặt wordpress – Phần 1:
Giới thiệu & cài đặt wordpress – Phần 2:
Giới thiệu & cài đặt wordpress – Phần 3:

Link gốc:ZendVN